Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập chung về văn nghị luận chứng minh

pptx 4 trang minh70 7410
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập chung về văn nghị luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_on_tap_chung_ve_van_nghi_luan_chung_minh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập chung về văn nghị luận chứng minh

  1. ÔN TẬP CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phẩn của chúng ta là làm cho nhưng của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến". 1. Hãy ghi lại nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn? 2. Tìm và chỉ rõ tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên. 3. Tìm trong đoạn văn một câu rút gọn. Cho biết câu văn đó được rút gọn thành phần nào? 4. Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong đoạn trích trên, em thấy mình cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trạng ngữ. (Gạch chân và chú thích rõ) Bài 2: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
  2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1. Nêu nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn: Đoạn văn đã nêu lên nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hành vào trong công việc kháng chiến. 2. Tìm và chỉ rõ tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên: - Phép so sánh: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý - Tác dụng: Tác giả so sánh “tinh thần yêu nước” (mang tính chất trừu tượng) với “các thứ của quý” (các sự vật cụ thể), giúp người đọc hình dung rõ rang, cụ thể về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Từ đó nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước nhất là trong kháng chiến. 3. Tìm trong đoạn văn một câu rút gọn. Cho biết câu văn đó được rút gọn thành phần nào? - Câu rút gọn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy - Câu rút gọn thành phần chủ ngữ (Tinh thần yêu nước)
  3. 4. Đoạn văn : * Yêu cầu : - Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. - Đoạn văn có sử dụng ít nhất một trạng ngữ. (Gạch chân và chú thích rõ) - Những việc cần làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc * Dàn ý: (1) Mở đoạn: Giới thiệu về truyền thống yêu nước cùng lòng tự tôn dân tộc của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay. (2) Thân đoạn: Trình bày những việc mình cần phải làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta: - Tự nhận thấy được bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông trong việc xây dựng và phát triển nước nhà: + Cần phải học tập tốt để sau này cống hiến cho đất nước + Trang bị đầy đủ mọi kiến thức và kỹ năng để xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai, trở thành công dân có ích cho xã hội. - Bản thân cần phải tỉnh táo trước mọi âm mưu gây chia rẽ kích động của các thế lực thù địch: + Tình yêu nước phải được thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực một cách tỉnh táo. + Không được nghe theo kể xấu xúi giục và kích động. (3) Kết đoạn: Khẳng định giá trị của lòng yêu nước và nêu cao trách nhiệm của bản thân trong việc tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta.
  4. Bài 2: 1. Mở bài - Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm ). - Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp. 2. Thân bài a. Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" - Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả. - Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước b. Biểu hiện - Trân trọng, ghi nhớ công ơn của ông bà cha me, thầy cô, các thế hệ ch anh đi trước đã giành lại độc lập tự do cho dân tộc ta - Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. VD chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước ). c.Tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây - Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng) - Nêu dẫn chứng: ( Vua Hùng, HCM ) c. Bình luận - Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó - Phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách. d. Liên hệ bản thân: + -Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc. + Chúng ta được ăn quả hôm nay thì cũng phải biết trồng cây cho mai sau. 3. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ: + Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.