Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập học kì II

pptx 17 trang minh70 9040
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_on_tap_hoc_ki_ii.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập học kì II

  1. ÔN TẬP Lớp 7 HỌC KÌ II
  2. Ôn tập học kì II I . Trắc nghiệm Câu 1 : Trong các văn bản nghị luận sau, văn bản nào là văn bản nghị luận về một vấn đề văn học ? A.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. C. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Ý nghĩa văn chương.
  3. Câu 2 : Nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì ? A.Tăng cấp, so sánh. B. Đối lập, so sánh. C. Tăng cấp, đối lập. D.Tăng cấp, liệt kê .
  4. Câu 3 :Cách nghe ca Huế trong văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc trên màn hình ? A. Được nói chuyện trực tiếp cùng các ca công, ca nhi. B. Được chơi thử các nhạc cụ mà các ca công biểu diễn. C. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công biểu diễn. D. Được nghe đi nghe lại nhiều lần một khúc hát, khúc nhạc.
  5. Câu 5: Cụm chủ vị in đậm trong câu : “ Xe này máy còn tốt lắm” làm thành phần gì của câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ
  6. Câu 6 : Đề bài nào sau đây thuộc đề văn nghi luận giải thích ? A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. B. Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”? C. Bàn về việc bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay. D. Giải thích lời khuyên của Lê nin : “ Học, học nữa, học mãi”.
  7. Câu 7: Trong cuộc sống và học tập khi nào cần phải làm văn bản đề nghị ? A.Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc của một cá nhân hay tập thể. B.Khi có sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người được biết. C.Khi có một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của một cá nhân hay tập thể muốn cá nhân hay tập thể có thẩn quyền giải quyết. D.Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó.
  8. Câu 8: Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc văn bản truyện ngắn? A. Mùa xuân của tôi. B. Sống chết mặc bay. C. Sài Gòn tôi yêu. D. Ca Huế trên sông Hương.
  9. II . Tự luận Câu 9: a.Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay? b. Phân tích giả trị nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của đoạn văn sau: "Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!" (Sống chết mặc bay- Ngữ văn 7 tập 2)
  10. Kết quả : Câu 9 : a, Nhan đề Sống chết mặc bay được lấy từ thành ngữ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Tác giả không lấy nguyên cả câu mà chỉ lấy vế đầu, lược bỏ vế sau để chỉ bọn quan lại, nha phủ trong truyện là những kẻ chỉ ham chơi, mê bài bạc mà tàn nhẫn, vô lương tâm, vô trách nhiệm - Việc chọn nhan đề ngắn gọn, độc đáo, hợp lý gợi sự tò mò, lôi cuốn bạn đọc đồng thời góp phần thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm b, -Biện pháp nghệ tuật tiêu biểu: +Nghệ thuật đối lập: trong khi quan ù ván bài to, mãn nguyện, hả hê vui sướng cũng là lúc cả miền quê ngập chìm trong biển nước +Câu văn dài, ngắt nhiều vế, mỗi vế là một hình ảnh kết hợp phép liệt kê đã ghi lại chân thực cảnh tượng đau lòng khi đê vỡ: nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết +Giọng văn trầm lắng, tha thiết, câu biểu cảm trực tiếp cuối đoạn -Nội dung: +Khắc họa nỗi thống khổ của người dân phu. Đây chính là bức tranh thực sinh động, giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện nỗi thương cảm, xót xa trước nỗi khổ của người dân
  11. Câu 10: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
  12. Câu 10 : 1.Mở bài : - Dẫn dắt, giới thiệu, trích dẫn câu tục ngữ. - Nêu vấn đề giải thích:câu tục ngữ giáo dục chúng ta về tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
  13. 2.Thân bài: a. Giải thích - Nhiễu điều: tấm vải lụa đỏ,đẹp và sang trọng - Giá gương: thường làm bằng gỗ để đỡ gương hoặc di ảnh người đã khuất - Nhiễu điều phủ lấy giá gương:tấm vải lụa đỏ phủ lên giá gương để che cho gương khỏi bụi, khỏi mờ, giữ cho gương được sáng, trong, bền ,đẹp.Cũng có thể hiểu là để tỏ lòng thành kính với người đã khuất. - Mượn hình ảnh 2 vật vô tri, vô giác mà biết che chở, đùm bọc nhau, với nghệ thuật ẩn dụ, nhân dân ta đã khuyên: người trong cùng một đất nước phải yêu thương,đùm bọc, che chở lẫn nhau -Ý nghĩa: bài ca dao giáo dục chúng ta phải có tình yêu thương, lòng nhân ái .
  14. b. Đúng hay sai - Vì sao người trong một nước phải yêu thương,đùm bọc nhau? - Vì mọi người dân Việt Nam ta cùng chung nguồn cội, cùng chung phong tục tập quán, có mối quan hệ ruột thịt như anh em một nhà Vì vậy phải yêu thương, đùm bọc nhau. - Yêu thương, đùm bọc nhau tạo nên sức mạnh,giúp chúng ta vượt mọi khó khăn đi đến thành công trong cuộc sống -Yêu thương đùm bọc nhau là truyền thống lâu đời của dân tộc. Chúng ta hôm nay phải giữ gìn và phát huy truyền thống ấy. -Dẫn chứng minh họa
  15. c. Muốn yêu thương đùm bọc nhau ta phải làm gì và làm như thế nào? - Phải thực hiện lời dạy của cha ông bằng những việc làm thiết thực và cụ thể - Tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào mang tính nhân đạo như đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, giúp đỡ trẻ em miền núi - Phê phán, đả kích những ai có tính ích kỉ, cá nhân, vụ lợi
  16. 3.Kết bài - Khái quát ý nghĩ giáo dục sâu sắc của câu tục ngữ - Rút ra bài học bổ ích cho bản thân
  17. Chúc mọi người có một kì thi lớp 7 thật là tốt