Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập văn giải thích

pptx 25 trang minh70 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập văn giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_on_tap_van_giai_thich.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập văn giải thích

  1. Tập làm văn
  2. Vì sao lại có mưa ? Ban ngày mặt trời chiếu xuống mặt đất làm đất nóng lên. Nước bốc hơi từ các sông hồ lên gặp khí lạnh, lên trời trở thành muôn vàn những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành đám mây. Khi những đám mây này bay lên cao gặp khí lạnh những giọt nước tụ lại với nhau thành những đám mây nặng ( do những hạt nước quá nhiều) tạo thành mưa.
  3. Vì sao nước biển mặn? => Nước sông, suối có hòa tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa, khi ra đến biển mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn các muối ở lại, lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn.
  4. TÌNH HUỐNG Bạn An lớp ta dạo này thường xuyên đi học muộn, cô giáo muốn biết tại sao bạn lại vi phạm như vậy. Theo em bạn An phải làm gì? → Phải giải thích, tức là chỉ ra được nguyên nhân, lí do nảy sinh hiện tượng (đi muộn) đó.
  5. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: Vậy trong đời sống những khi nào người - Trong đời sống, con người ta cần được giải thích? gặp hiện tượng mới lạ, chưa hiểu được hoặc chưa hiểu rõ → cần được giải thích VẤN ĐỀ CHƯA BIẾT GIẢI THÍCH HIỂU
  6. Những vấn đề cần giải thích trong văn nghị luận thường gặp như: - Trung thực là gì? Người sống trung thực sẽ nhận được những điều gì? Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chân lí. Người sống trung thực sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng
  7. Lòng khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn có thể coi là bản tính căn bản, khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, khiêm tốn là tính nhã nhặn
  8. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: Cho các ví dụ sau: b. Giải thích trong văn nghị luận: - Trong văn nghị luận, người ta thường giải thích 1. “Có chí thì nên” tư tưởng các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực 2.“Uống nước nhớ nguồn” đạo lí hành vi của con người. 3. “Đói cho sạch, rách phẩm cho thơm” chất Qua tìm hiểu, em hãy cho biết: giải thích 4. “Bầu ơi thương lấy bí cùng quan trong văn nghị luận là Tuy rằng khác giống nhưng làm cho người đọc chung một giàn” hệ hiểu rõ điều gì?
  9. Lòng khiêm tốn Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nhiều hơn nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời. ( Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
  10. II- Các bước thực hiện Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước4 Đưa các Đọc , rà soát lại lỗi Đọc kĩ đề Từ dàn bài, chính ý viết tả, cách dùng từ, bàì, để tìm đã tìm đoạn văn, cách ngắt câu. Lỗi được vào liên kết về hình hiểu đề bài văn dàn bài thức, nội dung. và tìm ý. hoàn chỉnh
  11. Đề bài thuộc Em sẽ tìm ý cho đề bài trên bằng cách nào? kiểu loại nào? ngoài cách tìm ý truyền thống, ta còn có cách phạm vi, tính nào khác không?làm thế nào để giải thích được chất của đề. tường tận vấn đề. Tra từ -Đặt câu hỏi: điển, Vấn đề có nghĩa -Lập luận Tìm các từ tự mình giải thích. then chốt trong là gì?Ý nghĩa suy -Làm rõ vấn đề đề và chỉ ra sâu xa của vấn nghĩ thấu (nôi dung của các ý quan đề là gì? Liên hệ đáo, câu tục ngữ) trọng cần với các câu ca dao được giải thích. hỏi người tục ngữ hiểu tương tự biết hơn.
  12. Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
  13. BT 1: Xác định phương pháp lập luận của hai đoạn văn sau và cho biết vì sao em xác định được như vậy? • Thành nghĩa là gì? Nghĩa là thật lòng, không dối mình, dối người, không giả nhân, giả nghĩa; việc phải thì dù có nguy hiểm đến tính mệnh cũng không từ; việc phi nghĩa dù có được phú quý cũng không tưởng. (NguyÔn B¸ Häc) 2. Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng; khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ. Đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang cái tội rất lớn ( Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân) BT 2: Có bạn học sinh cho rằng: Lập luận chứng minh và lập luận giải thích đều phải dùng dẫn chứng. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên. BT 3: Hãy tìm đoạn văn có tính chất giải thích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ. Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa văn giải thích và văn chứng minh?
  14. Nhóm 1: Xác định phương pháp lập luận của hai đoạn văn sau và cho biết vì sao em xác định được như vậy. • Thành nghĩa là gì? Nghĩa là thật lòng, không dối mình, dối người, không giả nhân, giả nghĩa; việc phải thì dù có nguy hiểm đến tính mệnh cũng không từ; việc phi nghĩa dù có được phú quý cũng không tưởng. (Nguyễn Bá Học) 2. Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng; khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ. Đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang cái tội rất lớn ( Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân) . - Phương pháp lập luận: Giải thích - Lí do: Người viết đã trả lời câu hỏi: Thành nghĩa là gì? 2 . – Phương pháp lập luận: Giải thích - LÝ do: Người viết nêu những biểu hiện cụ thể để làm rõ thế nào là đạo hiếu của con cái đối với chamẹ và phản đề ( thế nào là tội bất hiếu?)
  15. Nhóm 2: Có bạn học sinh cho rằng: Lập luận chứng minh và lập luận giải thích đều phải dùng dẫn chứng. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên. - Ý kiến trên là đúng. Tuy nhiên dẫn chứng trong bài văn giải thích khác với dẫn chứng trong bài văn chứng minh ở chỗ: + Về mục đích: Dẫn chứng trong bài văn giải thích làm nổi bật một số lí lẽ, làm cho lí lẽ tăng thêm sức thuyết phục. + Về số lượng: Dẫn chứng trong văn giải thích ít hơn và không cần liên tục , thường xuyên như dẫn chứng trong văn chứng minh
  16. Nhóm 3: Hãy tìm đoạn văn có tính chất giải thích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ. Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa văn giải thích và văn chứng minh? - Đoạn văn giải thích Nhưng chớ hiểu lầm rằng nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Mối quan hệ: Có sự đan xen giữa giải thích và chứng minh (trong chứng minh có giải thích và trong giải thích có chứng minh vì trong thực tế không có phép lập luận nào thuần tuý là giải thích hoặc chứng minh).
  17. Cã mÊy c¸ch gi¶i thÝch trong mét bµi v¨n viÕt theo phÐp lËp luËn gi¶i thÝch? A ChØ cã mét c¸ch duy nhÊt B Hai c¸ch C Ba c¸ch D C¸ch gi¶i thÝch rÊt ®a d¹ng
  18. Thảo luận (2’) Định nghĩa về lòng khiêm tốn? Liệt kê biểu hiện của lòng khiêm tốn? Tại sao con người phải biết khiêm tốn? Người có lòng khiêm tốn sẽ như thế nào?
  19. Ở mỗi đoạn văn phần thân bài, người viết đã giải thích vấn đề gì? Sử dụng cách giải thích nào? Nhóm 1: Đoạn văn 1 Nhóm 2: Đoạn văn 2 Nhóm 3: Đoạn văn 3