Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tập làm văn tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

pptx 16 trang minh70 4100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tập làm văn tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_104_tap_lam_van_tim_hieu_chung_ve_p.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tập làm văn tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

  1. CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
  2. Thế nào là phép lập luận chứng minh ? Em hãy nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh ?
  3. Trả lời: Phép LLCM là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
  4. Tiết 104: Tập làm văn Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
  5. Ghi nhớ 1 Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
  6. Lòng khiêm tốn Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Vậy khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng nhưng không nhằm mục đích khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu nhiều, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều them nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiêu mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.
  7. Nêu định nghĩa -Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. -Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường học hỏi -Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người mọi người -Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công đường đời Nêu biểu hiện -Người khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu, trau dồi nữa -Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của mình nữa
  8. Nêu định nghĩa Nêu biểu hiện So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác Cách giải thích
  9. Câu hỏi d. -Cái lợi của khiêm tốn -Cái hại của không khiêm tốn -Nguyên nhân của thói không khiêm tốn -> Nội dung của giải thích, vì giúp ta hiểu được bản chất của lòng khiêm tốn
  10. Lòng khiêm tốn Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Vậy khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng nhưng không nhằm mục đích khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu nhiều, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều them nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiêu mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.
  11. Ghi nhớ *Trong đời sống, giải thích giúp ta hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. *Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất nhằm nâng cao trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm. *Các cách giải thích phổ biến: nêu định nghĩa, nêu biểu hiện, chỉ ra lợi ích, tác hại, so sánh đối chiếu với các sự vật khác, *Bài văn giải thích cần bố cục mạch lạc, ngôn ngữ chắt lọc, diễn đạt dễ hiểu. *Muốn làm tốt bài giải thích, phải đọc, phải nghiên cứu tri thức và vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích cho phù hợp.
  12. Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo ? Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo. Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Găng – đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy”.
  13. BT1 (SGK trang 70) *Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo. *Phương pháp giải thích trong bài: +Nêu định nghĩa ( là lòng biết thương người) +Đưa ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác ( từ một ông lão lẽ ra , một đứa trẻ thơ thay vì ) +Khẳng định ý nghĩa của những biểu hiện lòng nhân đạo (Những hình ảnh khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ ) +Đưa ra câu nói của Thánh Găng – đi để kêu gọi mọi người
  14. Là làm cho người đọc hiểu rõ những khái niệm -Nêu định nghĩa về tư tưởng đạo lý, -Nêu biểu hiện chuẩn mực hành vi, -So sánh, đối chiếu với các hiện tượng Định nghĩa Phương pháp khác -Chỉ ra mặt lợi, hại Giải thích trong văn nghị luận -Nêu nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng Lí lẽ nhiều Luận cứ Hình thức Bố cục logic, chặt chẽ Dẫn chứng ít Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu
  15. PLLCM PLLGT Vai trò Lưu lượng Vai trò Lưu lượng Lí lẽ Dẫn chứng