Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà - Trường THCS Phùng Chí Kiên

ppt 32 trang minh70 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà - Trường THCS Phùng Chí Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_30_ban_den_choi_nha_truong_thcs_phu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà - Trường THCS Phùng Chí Kiên

  1. CHỦ ĐỀ: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM; TỪ LOẠI; VĂN BIỂU CẢM Tiết 30: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ - Nguyễn Khuyến - LỚP 7A8 - TRƯỜNG THCS PHÙNG CHÍ KIÊN, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
  2. “Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua Câu thơ nghĩ, đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa” Trích “Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến -
  3. TÌNH BẠN
  4. - Tác giả: + Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) + Quê ở xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. + Ông là người đỗ đầu 3 kì thi nên có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. + Ông là nhà thơ lớn của dân tộc, là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
  5. Nguyễn Khuyến lúc làm quan
  6. Từ đường Nguyễn Khuyến tại xã Trung Lương (Bình Lục)
  7. - Tác phẩm: + Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được sáng tác lúc ông về ở ẩn tại quê nhà. + Hướng dẫn đọc: Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười. Ngắt nhịp 4/3. Riêng câu thơ cuối đọc nhấn giọng ba tiếng cuối “ta với ta”.
  8. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, + nước cả: nước đầy, nước Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. lớn Ao sâu nước cả, khôn chài cá, + khôn: không thể, khó, e Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. rằng khó Cải chửa ra cây, cà mới nụ, + chửa: chưa Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. + rốn: cánh hoa đã héo sau Đầu trò tiếp khách, trầu không có, khi đậu quả. Bác đến chơi đây, ta với ta!
  9. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) Đã bấy lâu nay, bác tới nhànhà, Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: xa Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. - Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, - Gieo vần: tiếng thứ 7 các câu Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.gà 1,2,4,6,8 Cải chửa ra cây, cà mới nụ, - Phép đối: câu 3 - 4; câu 5 - 6: đối ý, Bầu vừa rụng rốn, mướp đươnghoa. hoa. đối thanh Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với tata!
  10. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Cảm xúc của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Hoàn cảnh tiếp đãi bạn của Cải chửa ra cây, cà mới nụ, nhà thơ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! Tình bạn đậm đà, thắm thiết Bố cục độc đáo 1-6-1
  11. “Đã bấy lâu naynay, bácbác tới nhà,” - Chỉ thời gian lâu rồi Cách xưng hô thân mật, mới được gặp bạn thể hiện sự nể trọng của - Sự mong nhớ bạn nhà thơ với bạn của nhà thơ - Giọng điệu vồn vã, chân thành, cởi mở - Cách mở đầu giản dị, tự nhiên như lời nói thường ngày, như lời chào, như tiếng reo vui của nhà thơ. => Thể hiện niềm vui mừng, xúc động của nhà thơ khi có bạn lâu ngày đến thăm.
  12. Mong muốn tiếp đãi bạn chu đáo nhưng không thực hiện được Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Chợ - không thể đi Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Cá, gà - không thể bắt Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Cải, cà, bầu, mướp - không thể thu hái làm thức ăn Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
  13. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Phép đối: câu 3 - 4, câu Ao sâu nước cả, khôn chàicá cá, 5 - 6 Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.gà Phép liệt kê: cá, gà, CảiCải chửa ra cây, càcà mới nụ, cải, cà, bầu, mướp BầuBầu vừa rụng rốn,mướp mướp đương hoa. Tính từ: sâu, cả, rộng, thưa; phó từ: chửa, Đầu trò tiếp khách, trầu không có, mới, vừa, đương Giúp tác giả giãi bày một cách hóm hỉnh hoàn cảnh đặc biệt của mình.
  14. Mong muốn tiếp đãi bạn chu đáo nhưng không thực hiện được Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Chợ - không thể đi Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Cá, gà – không thể bắt Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Cải, cà, bầu, mướp – không thể thu hái làm thức ăn Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Trầu – không có
  15. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, - Biện pháp nghệ thuật: phép liệt kê; đối lập; nói quá; nhiều tính từ, phó từ; tạo tình huống khó xử thật bất ngờ, thú vị: có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại chẳng có gì đãi bạn. - Nhấn mạnh sự đối lập giữa mong muốn thết đãi bạn chu đáo của nhà thơ với hiện thực không thể thực hiện được do những lí do khách quan. - Thể hiện cuộc sống thanh bạch của nhà Nho nghèo giữa chốn hương quê bằng giọng điệu hóm hỉnh, hài hước.
  16. Bác đến chơi đây, tata vớivới ta ta! nhà thơ sự gắn bó, hòa hợp, và bạn tuy hai mà một
  17. Bác đến chơi đây, tata vớivới ta ta! Câu thơ kết bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn, khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết, trọn vẹn, trong sáng, vượt qua mọi thử thách.
  18. CÂU HỎI THẢO LUẬN (3’) So sánh cụm từ ”ta với ta” trong bài thơ ”Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ ”ta với ta” trong bài thơ ”Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Gợi ý: - Dạng bài so sánh: chỉ ra sự giống và khác nhau - Nội dung: + Vị trí cụm từ ”ta với ta” trong mỗi bài thơ + Từ ”ta” dùng để chỉ ai? + Thể hiện ý nghĩa gì?
  19. ĐÁP ÁN * Giống nhau: - Cùng hình thức ngữ âm - Đều dùng để kết thúc bài thơ * Khác nhau: Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà (Bà Huyện Thanh Quan) (Nguyễn Khuyến) - Chỉ một mình nhà thơ - Chỉ nhà thơ - Chỉ bạn của nhà thơ - Dùng để nói về cái ”tôi” riêng - Dùng một âm ”ta” để nói về hai người: lẻ, thầm kín buồn lặng của nhà thơ và bạn, tác giả đã ca ngợi một chính nhà thơ. tình bạn gắn bó, đậm đà, thắm thiết - Qua đó thể hiện nỗi cô đơn vượt lên trên tất cả mọi thiếu thốn vật tuyệt đối của nhà thơ trước chất. cảnh vật và cuộc đời. - Qua đó thể hiện niềm vui trọn vẹn của nhà thơ khi có một tình bạn đẹp, có một người bạn tâm đầu ý hợp.
  20. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) Nghệ thuật Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, - Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục độc đáo; giọng thơ chất phác, hóm hỉnh, Ao sâu nước cả, khôn chài cá, hồn nhiên. Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. - Ngôn ngữ thơ dung dị, tự nhiên mà thấm Cải chửa ra cây, cà mới nụ, thía, sâu sắc Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Nội dung: Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui Bác đến chơi đây, ta với ta! dân dã của tác giả.
  21. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về nhà thơ Nguyễn Khuyến và quan niệm về tình bạn của ông? h
  22. Câu 1: Cảm xúc vui mừng của nhà thơ khi bạn tới chơi nhà. Nội 6 câu tiếp: Hoàn cảnh đặc biệt, chẳng dung có gì tiếp đãi bạn của nhà thơ. Câu kết: Khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên mọi thứ vật chất đời thường. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Nghệ bố cục độc đáo; giọng thơ chất phác, thuật hóm hỉnh, hồn nhiên. Ngôn ngữ thơ dung dị, tự nhiên mà thấm thía, sâu sắc
  23. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật - Làm bài tập luyện tập vào vở bài tập - Tự lập bản đồ tư duy bài học - Sưu tầm tài liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Khuyến, tìm đọc các bài thơ của ông. - Chuẩn bị tài liệu về một loài cây em yêu, 2 tiết sau viết bài TLV số 2 biểu cảm về một loài cây. .