Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 42: Hướng dẫn đọc thêm văn bản bài ca nhà tranh bị gió thu phá

pptx 9 trang minh70 5520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 42: Hướng dẫn đọc thêm văn bản bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_42_huong_dan_doc_them_van_ban_bai_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 42: Hướng dẫn đọc thêm văn bản bài ca nhà tranh bị gió thu phá

  1. TIẾT 42 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ- I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (10’) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Đỗ Phủ (712- 770) là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc) rất coi trọng nghệ thuật thơ ca. Ông là nhà thơ kiệt xuất mở đầu cho khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa thấm đượm tinh thần nhân đạo cao cả. - Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” viết vào khoảng năm 760 khi tác giả đang định cư ở Thành Đô.
  2. Theo em, bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần như thế nào? Bài thơ chia 4 phần theo 4 khổ thơ. Phần một (khổ 1): tả cảnh gió thu cuốn mất các lớp tranh mái nhà tác giả. Phần hai (khổ 2): kể việc trẻ con lấy hết những tấm tranh đó. Phần ba (khổ 3): tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. Phần bốn (khổ 4): biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ. Bài thơ chia 2 phần. Phần 1 (18 câu đầu): Tình cảnh của gia đình nhà thơ Đỗ Phủ. Phần 2 (5 câu còn lại): Ước mơ của Đỗ Phủ.
  3. 1. Tình cảnh của nhà thơ Đỗ Phủ - Tháng tám thu cao gió thét già, Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta. Tranh bay sang sông rải khắp bờ. [ ] động từ mạnh (thét, cuộn, bay, rải), các từ ngữ giàu sức gợi: treo tót, quay lộn. Nhận xét các chi tiết trên? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở khổ thơ này có gì đáng chú ý? Cách kể và tả của tác giả trong khổ thơ giúp em hình dung như thế nào về hoàn cảnh của tác giả và thái độ của ông lúc đó? * Tình cảnh phũ phàng và sự bất lực của nhà thơ trước thiên tai.
  4. Trẻ con thôn Nam khinh ta già không sức Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật Quay về chống gậy lòng ấm ức [ ] Khổ thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? Để nói điều gì? dùng phương thức tự sự kết hợp biểu cảm với chi tiết tả không gian (thôn Nam) và sự việc lũ trẻ nghịch ngợm “thừa gió bẻ măng” xô vào cướp giật, mang tranh đi mất. Nhà thơ già yếu chân chậm, mắt kém làm sao đuổi được, gào thét đòi mãi đến môi khô, miệng cháy cũng chẳng xong, đành lọc cọc chống gậy trở về ngôi nhà tuyềnh hoang mà lòng vừa đau xót vừa ấm ức không nguôi. Trong lời kể chuyện đã xen nỗi giận dữ, đắng cay, bất lực theo từng bước chân mệt mỏi, chán nản của Đỗ Phủ. Cảnh và sự việc trên gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội đời Đường lúc đó cùng nỗi lòng của nhà thơ? * Nỗi đau về nhân tình thế thái.
  5. - Trời thu mịt mịt đêm đen đặc - Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê Đêm dài ướt át sao cho trót? Bút pháp miêu tả của tác giả có gì đặc sắc? Tác giả sử dụng một loạt hình ảnh tả thực cùng với những từ ngữ giàu sức gợi tả, câu hỏi tu từ đầy nhức nhối. Em cảm nhận được những gì qua cách miêu tả ấy? * Cảnh đời đau khổ, tủi nhục đến cùng cực của một trí thức.
  6. 2. Ước mơ của nhà thơ Đỗ Phủ - Ước được nhà rộng muôn ngàn gian Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan, - Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Có người cho rằng mơ ước của Đỗ Phủ thật viển vông, em có tán thành ý kiến ấy không? - Mơ ước cao cả chứa chan lòng vị tha, thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
  7. III- TỔNG KẾT – GHI NHỚ - Bút pháp hiện thực, kết cấu chặt chẽ, sử dụng hợp lí nhiều phương thức biểu đạt, các chi tiết vừa khái quát vừa cụ thể. - Bài thơ thể hiện cảnh đời và tâm hồn Đỗ Phủ.
  8. - Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ, trình bày cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ với những người nghèo khổ. - Tiết tới soạn: Từ đồng âm: Đọc các VD, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Ôn tập phần văn bản tuần sau kiểm tra 1 tiết Văn. - Bài tập: Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ.