Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 82 + 83: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

ppt 23 trang minh70 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 82 + 83: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_82_83_luyen_tap_ve_phuong_phap_lap.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 82 + 83: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

  1. Trường THCS Trương Gia Mô Ngữ Văn 7 Tiết 82+83: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN GV thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HẰNG
  2. I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG Ví dụ 1: Xác định luận cứ và kết luận a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa. b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều. c.Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
  3. I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG Ví dụ 1 a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa. KL b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em KL học được nhiều điều. c.Trời nóng quá, đi ăn kem đi. KL
  4. Ví dụ 2: Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau: a. Em rất yêu trường em . b. Nói dối rất có hại . c. .nghỉ một lát nghe nhạc thôi. d. trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ. e. em rất thích đi tham quan.
  5. Ví dụ 2: Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau: a. Em rất yêu trường em vì ở đó có rất nhiều bạn bè thân thiết của em. b. Nói dối rất có hại vì sẽ chẳng còn ai tin mình nữa. c. Mình mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi. d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ. e. Những ngày nghỉ cuối tuần, em rất thích đi tham quan.
  6. Ví dụ 3: Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói. a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm . b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó e. Cậu này ham bóng đá thật .
  7. Ví dụ 3: Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói. a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng mình đến thư viện đọc sách đi. b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, mình chẳng biết học cái gì nữa. c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe mà họ cứ tưởng như thế là hay lắm. d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó thì phải gương mẫu chứ. e. Cậu này ham bóng đá thật chẳng ngó ngàng gì tới việc học hành.
  8. - Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm (kết luận) thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định. - Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hoặc nhiều luận điểm ( kết luận) và ngược lại. Có thể mô hình hóa như sau: + Nếu A thì B ( B1, B2 .) + Nếu A ( A1, A2, ) thì B ( Luận cứ) ( Luận điểm)
  9. II. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN: Ví dụ: a. Chống nạn thất học. b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. d. Sách là người bạn lớn của con người. e. Học cơ bản mới có thể thành tài lớn.
  10. Em hãy so sánh các kết luận ở mục I và II? I. a. Em rất yêu trường em . b. Nói dối rất có hại . c. .nghỉ một lát nghe nhạc thôi. d. trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ. e. em rất thích đi tham quan. II. a. Chống nạn thất học. b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. d. Sách là người bạn lớn của con người. e. Học cơ bản mới có thể thành tài lớn.
  11. Giống nhau: Đều là những kết luận (luận điểm). Khác nhau: -Kết luận ở mục I: Là lời nói trong giao tiếp hằng ngày thường mang tính cá nhân. - Kết luận ở mục II: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và nghĩa phổ biến với xã hội.
  12. Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn) Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua,ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu giẫm bẹp. (Ngữ văn 6- tập I)
  13. Xác định luận điểm, luận cứ, lập luận của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát và kiêu ngạo Luận cứ: - Éch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật bé nhỏ. - Các loài vật này rất sợ tiếng kêu vang động của ếch. - Ếch cứ tưởng mình là ghê gớm như một vị chúa tể. - Trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. - Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi chả thèm để ý đến xung quanh - Ếch bị một con trâu giẫm bẹp. Lập luận: - Theo trình tự không gian và thời gian - Chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc để rút ra kết luận ( luận điểm) một cách kín đáo.
  14. THCHD: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
  15. I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận * Ví dụ: - Văn bản :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
  16. (1) (2) (3) I Dân ta có một lòng truyền thống mỗi khi Tổ quốc nồng nàn yêu nước quý báu bị xâm lăng lũ (1) cướp nước Lịch sử ta đã có Bà Trưng chúng ta phải (2) nhiều cuộc kháng Bà Triệu chiến vĩ đại ghi nhớ II Đồng bào ta ngày - từ đến đều giống nhau nay cũng rất (3) - từ đến nơi lòng yêu nước xứng đáng - từ đến III Bổn phận của giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh (4) chúng ta đạo, làm cho tinh thần yêu nước kháng chiến.
  17. Nhận xét: - Văn bản gồm 3 phần: P1: đoạn 1 P2: đoạn 2 và đoạn 3 P3: đoạn 4. - Các câu văn thể hiện luận điểm trong văn bản: + Đoạn 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. + Đoạn 2: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. + Đoạn 3: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. + Đoạn 4: Bổn phận của chúng ta
  18. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu Luận điểm xuất phát nước Mở bài Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng Luận điểm phụ chiến vĩ đại Thân bài Đồng bào ta ngày nay cũng rất Luận điểm phụ xứng Thân bài đáng Bổn phận của Luận điểm kết luận chúng ta Kết bài
  19. * Cách sắp xếp, trình bày các luận điểm, luận cứ: - Mối quan hệ hàng ngang: + Hàng ngang thứ 1 lập luận theo quan hệ nhân quả: Lòng yêu nước Truyền thống Sức mạnh + Hàng ngang thứ 2 lập luận theo quan hệ nhân quả: Lịch sử Bà Trưng Chúng ta phải đã chứng tỏ Bà Triệu ghi nhớ + Hàng ngang thứ 3 lập luận theo quan hệ tổng - phân - hợp: Đưa ra Dùng dẫn Kết nhận định chứng minh luận + Hàng ngang thứ 4 lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng: Từ truyền Suy ra bổn phận thống của chúng ta
  20. 3. Ghi nhớ (Sgk-T31) - Bố cục của bài văn nghị luận: + Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội - luận điểm xuất phát. + Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài bằng nhiều luận điểm phụ. + Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. - Phương pháp lập luận: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,
  21. II. Luyện tập: Đọc văn bản “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn” và trả lời các câu hỏi. ? Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? a. Vấn đề, tư tưởng: Học cơ bản mới có thể thành tài. ? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào ? - Tư tưởng ấy được thể hiện qua đoạn đầu (câu 1) và đoạn cuối (câu cuối cùng). Đó là những câu mang luận điểm. ? Bài văn có bố cục mấy phần ? Hãy cho biết cách lập luận trong bài ? b. Bố cục: 3 phần - Mở bài: Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: “ít ai biết học cho thành tài”. - Thân bài: Kể lại một câu chuyện của Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ. → cách học cơ bản, sự dạy dỗ khoa học, sự kiên trì học tập. - Kết bài: Lập luận theo lối nhân quả. - Có chịu khó học tập các kiến thức cơ bản tốt nên mới có tiền đồ - Nhờ có những người thầy giỏi - có trò giỏi.
  22. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Xác định luận điểm, luận cứ, lập luận. - Nắm bố cục của một bài văn nghị luận. - Chuẩn bị: Đức tính giản dị của Bác Hồ
  23. Nhóm GV khối 7: LÊ THỊ DIỄM TRẦN THỊ PHỤNG NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HẰNG