Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 85: Văn bản sự giàu đẹp của Tiếng Việt

ppt 10 trang minh70 4100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 85: Văn bản sự giàu đẹp của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_85_van_ban_su_giau_dep_cua_tieng_vi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 85: Văn bản sự giàu đẹp của Tiếng Việt

  1. Câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh làm sáng tỏ chân lí:”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của ta”,bằng những dẫn chứng lấy ở đâu và những dẫn chứng đó như thế nào?
  2. Trả Lời: Để làm sáng tỏ chân lí trên,Bác Hồ đã dùng những dẫn chứng lấy trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Các dẫn chứng đó cụ thể,phong phú,giàu sức thuyết phục
  3. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đặng Thai Mai 1. Tác giả: - Đặng Thai Mai (1902 - 1984), quê ở Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An. - Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín - Ông được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá- Nghệ thuật năm 1996. 2. Tác phẩm: "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" trích trong phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc" in năm 1967, được bổ sung và đưa vào tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.
  4. Đặng Thai Mai a. Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú - 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i (y), ê, e. - 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, ươ. - Phụ âm: b, c (k, q), l, n, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh, ph, ch, tr, ng (h), b. Giàu thanh điệu: - 2 thanh bằng là dấu huyền và không dấu(thanh ngang) - 4 thanh trắc: dấu sắc, dấu hỏi,dấu ngã, dấu nặng.
  5. Đặng Thai Mai • Diều bay,diều lá tre bay lưng trời Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre. ( Thép mới) • Một mặt người bằng mười mặt của. Người sống đống vàng. (Tục ngữ) • Em ơi! Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. ( Tố Hữu) • Đường vô xứ nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. ( Ca dao) • Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi ánh vàng. (Nguyễn Du)
  6. Đặng Thai Mai • Về cấu tạo từ. Từ đơn, từ phức( từ ghép, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh). - Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. - Từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận( láy âm, láy vần). • Hình thức diễn đạt: nói, kể , hát, ru, ngâm rất phong phú. • Linh hoạt trong cách dùng từ đặt câu. Có nhiều loại câu: câu chia theo mục đích nói (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu nghi vấn, câu cảm thán), câu chia theo cấu tạo chủ vị( câu đơn, câu phức ). • Về sự phát triển của từ ngữ. Từ ngữ mới xuất hiện ngày càng nhiều:ma-ket-tinh, in-tơ-nét,com- pu-tơ, đối tác, hội thảo, cầu truyền hình, sở hữu trí tuệ, thương hiệu
  7. • - “ Phải giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù ” ( An-phông-xơ Đô-đê-Buổi học cuối cùng) • “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc ” ( Hồ Chí Minh)
  8. Đặc sắc của Tiếng Việt Tiếng Việt giàu đẹp Số lượng âm, dấu thanh, từ vựng, cú pháp phong phú Tiếng Việt đẹp Tiếng Việt hay Gắn bó với nhau Hài hoà về Tế nhị, uyển Đủ khả năng Thoả mãn yêu âm hưởng, chuyển trong diễn đạt tư cầu đời sống thanh điệu cách đặt câu tưởng, tình văn hoá cảm nước nhà Tạo chất nhạc-thơ hoạ Bền vững, giàu khả năng sáng tạo Sức sống l của dân tộc Việt Nam
  9. BÀI TẬP 1 Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (tham khảo) A. Phạm Văn Đồng :“Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ Chính cái giàu đẹp đó đã làm lên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của một quá trình và biết bao công sức dồi mài ” (Tạp chí văn học, số 3, 1966) B. Bác Hồ: “Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.” (Nâng cao hơn nữa chất lượng báo chí, báo Nhân dân, ngày 9.9.1962.)
  10. Hướng dẫn về nhà 1. Đọc kĩ bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trang 38) của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng 2. Soạn văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”