Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 88: Luyện tập lập luận chứng minh

ppt 19 trang minh70 6700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 88: Luyện tập lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_88_luyen_tap_lap_luan_chung_minh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 88: Luyện tập lập luận chứng minh

  1. Thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 2020 CHÀO MỪNG HỌC SINH LỚP 7 DỰ HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 1
  2. ?Nêu các bước làm một bài văn lập luận chứng minh ? ?Nêu dàn bài của bài văn lập luận chứng minh ?
  3. Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước4 Đưa các Đọc , rà soát Đọc kĩ đề Từ dàn bài, ý lại lỗi chính viết tả, cách dùng bài, để tìm đã tìm đoạn văn, từ, cách ngắt được vào câu. Lỗi liên hiểu đề bài văn kết về hình dàn bài thức, nội dung và tìm ý. hoàn chỉnh
  4. MỞ BÀI THÂN BÀI KẾT BÀI Nêu Nêu lí lẽ Nêu ý nghĩa luận điểm và dẫn của luận cần chứng chứng để làm điểm đã minh rõ luận điểm được chứng minh
  5. TIẾT 88 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
  6. ĐỀ BÀI: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kể trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
  7. ĐỀ BÀI: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kể trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Bước 1 - Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Chứng minh. - Nội dung: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng. Phải nhớ về cội nguồn. Đó là một đạo lí sống đẹp đẽ của người Việt Nam. - Phạm vi: Thực tế trong cuộc sống
  8. Bước 2 : Lập dàn bài a. Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lý tốt đẹp: lòng biết ơn những người đã tạo nên thành quả cho chúng ta thừa hưởng. b.Thân bài: * Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ: (1) “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây. b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh thần- đều phải từ lao động mà có. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
  9. 2) « Uống nước nhớ nguồn » a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước. b) Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành quả ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.
  10. * Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống: + Lễ hội trong làng, xóm, tộc họ. + Ngày giỗ, ngày thượng thọ, trong gia đình. + Nhớ ơn lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Bác Hồ. + Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày nhà giáoVN trong xã hội. + Phong trào thanh niên tình nguyện. + Suy nghĩ về lòng biết ơn, đền ơn: Xây nhà tình nghĩa, xây dựng Quĩ xoá đói giảm nghèo, chăm sóc Bà mẹ VN anh hùng,
  11. Dẫn chứng là văn thơ, ca dao, tục ngữ khác để chứng minh nội dung vấn đề có thật trong thơ văn: 1 Yêu trẻ trẻ đến nhà Kính già già để tuổi cho. Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo 2 Tiên học lễ hậu học học văn Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. 3 Dốt kia thì phải cậy thầy Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những ngườiđã dạy dỗ ta nên người, thành tài.
  12. 4. Mấy ai là kẻ không thầy Thế gian thường nói không thầy sao nên Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người. 5 Gươm vàng rớt xuống hồ Tây Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha. 6. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
  13. c. Kết bài : - Nói chung, nhớ ơn người đã đem lại hạnh phúc, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho ta là việc làm, một nét đẹp mang ý nghĩa truyền thống của dân tộc và đạo lí Đó là bài học muôn đời Chúng ta hãy phát huy truyền thống tốt đẹp đó của cha ông Bước 3: Viết thành bài văn: HS tập viết từng đoạn. Bước 4: Đọc và sửa chữa bài: Sau khi viết xong đoạn phải kiểm tra toàn diện và sửa chữa trau chuốt đoạn đã viết.
  14. 1/ Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn trên. 2/ Ôn tập lí thuyết đã học. 3/ Viết bài TLV số 5 : Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
  15. Dàn bài 1. Mở bài: – Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. – Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. – Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. 2. Thân bài: a.Giải thích: + Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực. + Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
  16. + Ý nghĩa của câu tục ngữ: – Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. – Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. + Ý nghĩa câu nói của bạn: – Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu. – Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định(Dẫn chứng) b. Nâng cao, mở rộng vấn dể: + Quan hệ trong gia đình: - Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. - Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)
  17. + Quan hệ trong xã hội: – Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) – Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) – Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) 3. Kết bài: – Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. – Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích.
  18. 1/ Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn trên. 2/ Ôn tập lí thuyết đã học. 3/ Viết bài TLV số 5 : Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. 4/ Chuẩn bị bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã học trên truyền hình để tiết sau củng cố lại bài.
  19. ô CHÚC CÁC EM MẠNH KHỎE www.themegallery.com