Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 92: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Nguyễn Thị Liên

ppt 17 trang minh70 4930
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 92: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Nguyễn Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_92_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh_ca.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 92: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Nguyễn Thị Liên

  1. Tiết 92 (theo CT giảm tải của Bộ) CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG Giáo viên: Nguyễn Thị Liên
  2. a, Mọi người yêu mến em. -> Câu a chủ ngữ “mọi người” thực hiện một hành động “yêu Chủ thể Hành động Đối tượng mến” hướng vào “em”. ->Câu chủ động b, Em được mọi người yêu mến -> Chủ ngữ “em’ nhận hành Đối tượng Chủ thể Hành động động “yêu mến” từ “mọi người”. =>Câu bị động Ghi nhớ/sgk 57 -Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vậy thực hiện một hành động hướng vào người , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). -Câu bị động là câu có chủ ngữ chủi người, vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
  3. Xác định câu chủ động, câu bị động Câu chủ Câu bị động động 1. Bạn Lan bị thầy giáo phê bình. X 2. Em ăn cơm. X 3. Người ta chuyển đá lên xe. X 4. Bệnh nhân ấy được mổ rồi. X
  4. Đặt 1 câu chủ động -> câu bị động? - Thầy giáo khen Nam.-> Nam được thầy giáo khen -Bão làm đổ cây. -> Cây bị bão làm đổ -Bố mẹ đưa em đi chơi- > Em được bố mẹ đưa đi chơi.
  5. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hóa vàng. a, Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm hoá vàng.(Cách 1) Đối tượng + Được + Hành động b, Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hoá vàng.(Cách 2) Đối tượng + Hành động Mọi người // yêu mến // em. -> Câu chủ động Chủ thể + hành động + đối tượng Em // được // mọi người // yêu mến. -> Câu bị động Đối tượng + được + chủ thể + hành động Câu bị động : Đối tượng + bị /được + chủ thể + hành động. Đối tượng + bi /đươc + hành động. Đối tượng + hành động.
  6. Kết luận Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu. Thêm hoặc không thêm từ bị (được) vào sau từ (cụm từ) chỉ đối tượng. - Có thể lược bỏ hoặc biến chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
  7. Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị”, “được” - Hai cách chuyển đổi CCĐ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt ->CBĐ động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu 7
  8. ? Những câu sau đấy có phải là câu bị động không? Vì sao? a, Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. b, Tay em bị đau. - Hai câu a và b tuy có dùng “bị, đươc’ nhưng không phải là câu bị động, bởi lẽ chỉ nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng. MR - Không phải mọi câu có vị ngữ là động từ/ tính từ cặp câu đều có thể được biến đổi thành câu bị động, chẳng hạn như những câu sau: + Nó rời sân ga (không nói: sân ga được/ bị nó rời) + Nó vào nhà (không nói: nhà được/ bị nó vào) + Nhà gần hồ (không nói: hồ được/ bị nhà gần) Vì thế khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động, cần lưu ý từng trường hợp cụ thể, tránh áp dụng một cách máy móc.
  9. ? Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động - một câu dùng từ bị và một câu dùng từ được. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau? Thầy giáo phê bình em. - Em bị thầy giáo phê bình. ➔ Em không muốn nhận khuyết điểm, em thấy khó chịu khi thầy giáo phê bình - Em được thầy giáo phê bình. -➔ Em nhận ra khuyết điểm khi thầy giáo phê bình, em là người mong muốn tiến bộ. *Lưu ý: - Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc nói đến trong câu. -Câu bị động dùng từ “bị”có hàm ý tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
  10. Bài tập 1 *Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau. a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. - Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) đã xây từ thế kỉ XIII. - Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII. b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. - Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân. - Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
  11. Bài tập 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái của mỗi câu ấy có gì khác nhau? a. Thầy giáo phê bình em. b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. - Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. - Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.
  12. BÀI TẬP THÊM Xem tranh và đặt câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động . - Ông lão đang bắt cá. =>CCĐ - Cá vàng bị ông lão bắt. =>CBĐ
  13. -Mẹ dắt em tới trường. =>CCĐ -Em được mẹ dắt tới trường. =>CBĐ
  14. -Hai anh em chia đồ chơi. =>CCĐ -Đồ chơi được hai anh em chia. =>CBĐ
  15. -Con mèo vồ con chuột. =>CCĐ -Con chuột bị con mèo vồ. =>CBĐ
  16. BÀI TẬP 3 (sgk T65) * Gợi ý làm bài: - Hình thức: + Đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6 – 8 câu) + Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi thông thường. + Có sử dụng ít nhất 1 câu bị động, gạch chân. - Nội dung: + Lòng yêu mến, say mê văn học: thích thú, yêu mến, ngưỡng mộ tài năng các nhân vật; trân trọng các nhà văn
  17. - Nắm nội dung bài học, học thuộc các ghi nhớ. -Xem thêm mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Xem bài tập 3/sgk/65 - Soạn Bài + “Ý nghĩa văn chương” + “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”