Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 94: Luyện tập lập luận chứng minh

ppt 38 trang minh70 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 94: Luyện tập lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_94_luyen_tap_lap_luan_chung_minh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 94: Luyện tập lập luận chứng minh

  1. TRƯỜNG THCS PHÚ LA MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2019-2020
  2. KiÓm tra bµi cò Câu hỏi: Thế nào phép lập luận chứng minh? Muốn làm một bài văn lập luận chứng minh thì ta phải thực hiện những bước nào? Nêu dàn bài chung của bài văn lập luận chứng minh. ĐÁP ÁN: * Phép lập luận chứng mình là dùng lí lẽ, bằng chứng xác thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy. * Muốn làm bài văn nghị luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc bài và chữa lại.
  3. * Dàn bài: - Mở bài: + Nêu luận điểm cần được chứng minh. + Trích dẫn câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao ( nếu có) - Thân bài: Nêu luận cứ ( gồm lí lẽ và dẫn chứng) để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn, phù hợp. Mỗi luận cứ gồm một số ý cơ bản sau: +Dẫn chứng tiêu biểu, chân thực + Lí lẽ xác đáng, hợp lí + Giải thích, bình luận ( nếu cần) - Kết bài: + Khẳng định lại luận điểm đã được chứng minh. + Rút ra bài học thực tế và liên hệ bản thân. ( Chú ý lời văn phần kết bài hô ứng với lời văn phần mở bài.)
  4. Tiết 94: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
  5. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: a.Tìm hiểu đề - Thể loại: Nghị luận chứng minh. - Luận điểm chính cần chứng minh (Nội dung tư tưởng): Đạo lí về lòng biết ơn - Phạm vi dẫn chứng: Thực tế đời sống của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. .b.Tìm ý: - Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nội dung như thế nào? - Tìm những biểu hiện của đạo lí : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong thực tế đời sống. - Đạo lí : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” gợi cho em những suy nghĩ gì?
  6. 2. Lập dàn bài: a. Mở bài - Nêu luận điểm chính: Đạo lí về lòng biết ơn - Trích dẫn câu tục ngữ: Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
  7. b. Thân bài: b.1.Giải thích nội dung câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Mỗi khi ăn một trái cây, chúng ta phải ghi nhớ công lao của những người đã vun trồng chăm sóc. - Nghĩa bóng: + “Quả”: thành quả mà con người hưởng thụ + “ăn quả”:hưởng thụ thành quả đó + “ kẻ trồng cây”: những ngừời tạo ra thành quả và bảo vệ thành quả cho chúng ta hưởng. - Nghĩa chung: Đạo lí : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lí về lòng biết ơn của những người hưởng thụ thành quả đối với những người tạo ra và bảo vệ thành quả đó.
  8. b. Thân bài: b.1.Giải thích nội dung câu tục ngữ: b.2.Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Luận cứ 1: Từ xưa, nhân dân ta luốn thực hiện đạo lí “ Ăn quả cây” - Luận cứ 2: Ngày nay, nhân dẫn ta vẫn tiếp tục phát huy đạo lí ấy.
  9. Luận cứ 1: Từ xưa, nhân dân ta luôn thực hiện đạo lí “ Ăn quả cây” - Người xưa luôn khuyên con cháu phải ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên
  10. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi
  11. Ngó lên luột lạt mái nhà Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
  12. * Chúng ta cần biết ơn : Tổ tiên, ông bà cha mẹ BÁC HỒ
  13. * Những người giúp đỡ ta lúc khó khăn
  14. Luận cứ 1: Từ xưa, nhân dân ta luôn thực hiện đạo lí “ Ăn quả cây” - Người xưa luôn khuyên con cháu phải ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên - Khắp nơi trên đất nước ta, nơi nào cũng có đền miếu thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước, giữ nước. Đi kèm với đó là các lễ hội truyền thống ở các địa phương được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, những người đã có công với dân, với nước.
  15. Hội Gióng ( Sóc Sơn- Mê Linh- Hà Nội)
  16. HƯNG ĐẠO VƯƠNG- TRẦN QUÓC TUẤN ĐỀN THỜ HƯNG ĐẠO VƯƠNG Ở CÔN SƠN KIẾP BẠC (CHÍ LINH- HẢI DƯƠNG )
  17. TƯỢNG ĐÀI VUA QUANG TRUNG Tại di tích Quốc gia đặc biệt gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa) long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2020).
  18. LỄ HỘI Ở LÀNG CHUÔNG (HUYỆN THANH OAI- HÀ NỘI) Mồng mười đi chợ Chuông chơi Xem đánh cờ người xem thổi cơm thi
  19. Luận cứ 1: Từ xưa, nhân dân ta luôn thực hiện đạo lí “ Ăn quả cây” Luận cứ 2: Ngày nay, nhân dẫn ta vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp ấy. - Tri ân các thầy cô
  20. Luận cứ 2: Ngày nay, nhân dẫn ta vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp ấy. - Tri ân các thầy cô - Tỏ lòng biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
  21. NGHĨA TRANG TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĂN PHÚ
  22. Luận cứ 2: Ngày nay, nhân dẫn ta vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp ấy. - Tri ân các thầy cô - Tỏ lòng biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. - Đặc biệt, trong những ngày này, cả nước đang chống dịch Covid19, chúng ta càng thêm biết ơn: + Đảng và Chính phủ + Bộ đội Cụ Hồ + Các y bác sĩ
  23. CUỘC HỌP CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
  24. PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM BÁC SĨ LÀM NHIỆM VỤ CHỐNG DỊCH
  25. HÌNH ẢNH BỘ ĐỘI CHỐNG DỊCH
  26. b.3 Liên hệ bản thân : - Với ông bà, cha mẹ thầy cô: Kính trọng, yêu quý, giúp đỡ - Với các thế hệ đi trước: + Tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Tích cực học tập tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích, tạo ra những thành quả mới cho xã hội. Đó là cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc nhất. + Trong thực tế dịch bệnh hiện nay: Chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn bằng cách thực hiện tốt những quy định của Chính phủ( như hạn chế ra ngoài đường, quyên góp ủng hộ phòng chống dịch tỳ theo khả năng của mình: soạn tin nhắn, làm mũ chắn, may khẩu trang, vẽ tranh tuyên tuyên truyền ); những khuyến cáo của Bộ y tế ( rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, ăn chín uống sôi, tập thể dục đều đặn )
  27. c. KẾT BÀI : - Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh: lòng biết ơn đối với những người tạo ra thành quả là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Rút ra bài học, liên hệ bản thân: Chúng ta cần giữ gìn,phát huy và thực hành đạo lí này trong thực tế cuộc sống.
  28. 3. VIẾT BÀI : a. Mở bài: - Mở bài trực tiếp: Lòng biết ơn những con người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng là một đạo lí sống đẹp của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. Vì vậy mà tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. - Mở bài gián tiếp ( từ chung đến riêng): Trong kho tàng tục ngữ VN có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn của những người được hưởng thành quả đối với những người đã tạo ra và bảo vệ thành quả. - Suy từ tâm lí con người: Ở đời người nhân hậu làm ơn không bao giờ nghĩ đến chuyện trả ơn. Nhưng lòng biết ơn luôn nhắc nhở mọi người, đó là đạo lí sống đẹp của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay, được đúc kết qua hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
  29. b. Thân bài : * Giải thích nội dung câu tục ngữ: Trước hết, để hiểu rõ đạo lí về lòng biết ơn, chúng ta cần tìm hiểu nội dung câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trông cây”. Về nghĩa đen, câu tục ngữ có nghĩa là: mỗi khi ăn một trái cây, chúng ta cần biết nhớ ơn công lao của những người đã vun trồng, chăm sóc. Còn về nghĩa bóng, hình ảnh “quả” chỉ những thành quả mà chúng ta vẫn hưởng thụ hàng ngày cả về vật chất( cơm ăn, áo mặc, của cải, đồ dùng ) đến tinh thần ( tri thức, khoa học, truyền thống, lịch sử văn hóa, di sản, nghệ thuật, cuộc sống hòa bình hôm nay ). Cụm từ “ ăn quả” chỉ sự hưởng thụ thành quả. Còn hình ảnh “ kẻ trồng cây” chỉ những người tạo ra thành quả và bảo vệ thành quả cho chúng ta hưởng, đó là gia đình, ông bà, tổ tiên, dân tộc, các anh hùng, các thế hệ đi trước Như vậy, bằng các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trông cây” đã gửi gắm đạo lí về lòng biết ơn của những người được hưởng thành quả đối với nững người đã tạo ra và bảo vệ thành quả.
  30. b. Thân bài : * Giải thích nội dung câu tục ngữ: *Chứng minh: - Chứng minh luận cứ 1: Từ xưa nhân dân ta đã thực hiện đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Chứng minh luận cứ 2: Ngày nay, nhân dẫn ta vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp ấy.
  31. c. Kết bài : - Đi thẳng vào vấn đề: Hai câu tục ngữ kín đáo mà sâu sắc, nhắc nhở chúng ta nhiều điều về lễ sống, về đạo đức và nghĩa tình cao đẹp của con người. - Kết bài có tính chất tổng kết (phù hợp với mở bài gián tiếp đi từ chung đến riêng): Có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không tự nhiên mà có bởi nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của mỗi chúng ta. - Kết bài suy từ tâm lí con người: Tóm lại hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” giúp ta hiểu rõ đạo lí làm người. Lòng biết ơn nhớ ơn là tình cảm cao quý là nghĩa tình cao đẹp của con người. Vì vậy chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó để xứng đáng với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
  32. 4. Đọc và sửa chữa :
  33. II. LUYỆN TẬP : Đề bài: Hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa dến nay luôn có lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.
  34. Gợi ý dàn bài chi tiết: 1.Mở bài: - Giới thiệu luận điểm chính: Nhân dân ta luôn có lòng yêu nước nồng nàn. - Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế đời sống ( từ xưa đến nay) 2. Thân bài: a. Giải thích: Thế nào là lòng yêu nước nồng nàn? b. Chứng minh b1.Luận cứ 1: Lịch sử chống giặc ngoại xâm oai hùng của dân tộc ta đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. -Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời quá khứ - Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. B2.Luận cứ 2: Khi đất nước hòa bình, nhân dân ta vẫn tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. -Trong cuộc sống đời thường. - Trong lao động, sản xuất - Trong học tập và nhiên cứu khoa học - Trong văn hóa, nghệ thuật, thể thao - Trong việc bảo vệ Tổ quốc. 3. Kết bài: - Khẳng định lại luận điểm: Lòng yêu nước là truyền thống - Liên hệ bản thân: Chúng ta cần thể hiện lòng yêu nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
  35. Hướng dẫn học bài: - Viết hoàn chỉnh bài văn theo đề bài trên. - Luyện tập viết một số đọan văn chứng minh ngắn theo các đề bài sau đây: Đề 1. Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân. Đề 2. Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi. Đề 3. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đề 4. Chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm không có - Ôn tập văn nghị luận theo hướng dẫn sau: Yêu cầu 1: Nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận: STT/Tên bài/ Tác giả/Đề tài nghị luận/Luận điểm/Phương pháp lập luận/ Luận điểm. Yêu cầu 2: Phân biệt các thể loại: Thể loại/ Yếu tố/ Phương thức biểu đạt/ Tác phẩm