Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

ppt 31 trang minh70 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_hoc_97_van_ban_y_nghia_van_chuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

  1. 2 Tiết 97: Văn bản: - HOÀI THANH-
  2. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH. 1. Đọc3 :
  3. 2.Chú thích. a/ Tác giả: Hoài Thanh (1902 – 1982) - Quê: Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. - Là một nhà phê bình văn học xuất sắc. - Năm 2000 được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghệ thuật. - Tác phẩm nổi tiếng: Thi nhân Việt Nam ( in năm 1942 ). b/ Tác phẩm: -Bài Ý nghĩa văn chương ( trích Văn chương và hành động, 1936 ) - Có lần in lại đổi nhan đề: Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
  4. 5 c/ Các chú thích khác ( SGK – T 61+62) II/ Tìm hiểu văn bản. 1/ Tìm hiểu chung: - Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận: - Vấn đề nghị luận: Ý nghĩa văn chương:
  5. 2/ Bố cục: 3 phần Đ1:Từ đầu → muôn loài: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. Đ2:Tiếp theo → Sự sống: Nhiệm vụ của văn chương Đ3 : Còn lại: Công dụng Nguồn Ý nghĩa, Giá trị của văn chương. gốc công dụng =>Đi từ nguồn gốc đến nhiệm vụ, công dụng, cuối cùng là khẳng định giá trị của văn chương.
  6. 3/ Phân tích. a/ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. ( )” Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: + Là lòng thương người + Rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. => Đây là quan niệm đúng đắn và sâu sắc.
  7. -Dẫn chứng: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà8 thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. -Lí lẽ: + Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. + Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. - Luận điểm: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. [ ]”
  8. Cách vào đề của tác giả: - Dẫn chứng: “một thi sĩ chân mình.” → Tạo sự hấp dẫn, dẫn dắt người đọc vào tác phẩm. - Lí lẽ: “Câu chuyện .ý nghĩa” → Khẳng định tính nhân văn của câu chuyện: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là long thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. → Quan niệm đúng đắn và sâu sắc.
  9. 10 Cách vào đề: bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động: + Đưa ra luận cứ, dẫn đến luận điểm. + Luận cứ vừa có lý lẽ, vừa có dẫn chứng. + Luận cứ mở đầu là câu chuyện cảm động, có yếu tố tự sự và miêu tả. => Như vậy nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.
  10. 11 - Cày đồng đang buổi ban trưa - Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. - Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. → Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động.
  11. Thánh Gióng O du kích (Tố Hữu) → Văn chương bắt nguồn từ thực tế đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm.
  12. → Văn chương bắt nguồn từ đời sống văn hoá, lễ hội, trò chơi
  13. b/ Nhiệm vụ của văn chương 14 “ Văn chương sẽ là hình dung củahình sự sốngdung muôncủa hình sự vạn sống trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.( )” sáng tạo ra sự sống Cuộc sống của con người, của xã hội vốn muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
  14. 15 “Trên đồng cạn ” “Vụt qua mặt trận (Ca dao ) Đạn bay vèo vèo”. ( Lượm - Tố Hữu) → Phản ánh cuộc sống lao → Phản ánh cuộc sống động. chiến đấu.
  15. 16 “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.( )” sáng tạo ra sự sống Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đep.
  16. Truyện “Thạch Sanh” Truyện “ Cây bút thần” → Phản ánh ước mơ công lý, cải tạo hiện thực xã hội, sự công bằng cho người lao động của người xưa.
  17. 18 => Nhiệm vụ của văn chương: - Phản ánh sự sống muôn màu muôn vẻ. + Phản ánh cuộc sống lao động: Vượt thác – Võ Quảng. + Phản ánh cuộc sống chiến đấu: Lượm – Tố Hữu. + Phản ánh việc học tập: Mẹ hiền dạy con ( Truyện Trung đại ) - Sáng tạo ra sự sống: Dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hôm nay chưa có nhưng sẽ có hoặc có thể có nếu con người phấn đấu. Dẫn chứng: + Truyện Thạch Sanh: Ước mơ: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, hòa bình, nhân đạo, + Cây bút thần: Công lý xã hội, ước mơ và niềm tin về khả năng kỳ diệu của con người, mỗi người cần có cố gắng để nuôi dưỡng đam mê và tài năng,
  18. Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. ( Luận điểm) Và vì19 thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. (Dẫn chứng) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là các chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? (Lí lẽ) Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở lên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. (Dẫn chứng) Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối ấy nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì quá đáng. (Lí lẽ)[ ] Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến bực nào!
  19. c/ Công dụng của văn chương: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có là nhen nhóm, khơi gợi, làm nảy nở những tình cảm mới. + Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, giận vì những chuyện không đâu, những người không quen biết. + Văn chương làm cho đời sống thêm phong phú. Nỗi lo nước, thương nhà như Bác Hồ trong bài “Cảnh khuya”. Nỗi thương cảm, khát vọng cao cả như Đỗ Phủ trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Tình cảm sâu sắc và cao cả, tình bạn đậm đà chân thật như Nguyễn Khuyến trong bài thơ: “ Bạn đến chơi nhà’’. Tình bạn bè giữa Dế Mèn – Dế Choắt trong Bài học đường đời đầu tiên.
  20. 21 - Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có là bồi bổ, làm phong phú, tinh tế, sâu sắc hơn những tình cảm ta sẵn có. + Tình yêu ông bà, cha, mẹ là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ + Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. + Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước, giúp ta biết phân biệt phải - trái, xấu- tốt,
  21. “Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi 22 nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến bực nào! ” => Văn chương có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nhân loại: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
  22. III/ TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật: - Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. - Có luận điểm rõ ràng, luận cứ minh bạch và đầy đủ thuyết phục, cách dẫn chứng đa dạng. - Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Một vấn đề phức tạp được trình bày giản dị, dễ hiểu mà sâu sắc. 2/ Nội dung. Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương. * Ghi nhớ (Sgk/T63)
  23. 24 IV/ LUYỆN TẬP Hoài Thanh viết: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh câu nói đó.
  24. Yêu cầu: Nêu được các ý sau: 25 (1) Giới thiệu vấn đề nghị luận và tác phẩm liên quan đến vấn đề nghị luận: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có qua bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. (2) Giải thích ý kiến: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Trước khi đọc tác phẩm văn chương, những tình cảm đó chưa xuất hiện trong ta. Sau khi đọc tác phẩm, văn chương khơi gợi, giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để ta làm giàu thêm tâm hồn. - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm đã có, để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.
  25. (3) Chứng minh qua bài thơ “Bánh trôi nước”: 26 * Bài thơ Bánh trôi nước bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có: - Bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị (Bánh trôi nước). - Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong xã hội phong kiến – một chủ đề quen thuộc của văn học trung đại Việt Nam (vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến). - Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trôi đồng thời còn khơi gợi những liên tưởng sâu xa: - Bài thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ (dẫn chứng) - Bài thơ làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay, bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công (dẫn chứng).
  26. 27 * Bài thơ Bánh trôi nước gợi mở cho ta những tình cảm ta không có: - Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa - một xã hội trọng nam khinh nữ. - Từ đó, khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố cáo xã hội đầy rẫy những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ.
  27. 28 (4) Nghệ thuật thể hiện: - Hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi không cầu kì kiểu cách, ước lệ, mà tự nhiên, mang đạm dấu ấn dân gian. - Giọng điệu: vừa kiêu hãnh, tự hào vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức. - Thể thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhị và sáng tạo. - Kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống.
  28. 29 (5) Đánh giá, mở rộng: Nhận định trên cho thấy giá trị của văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm tình đời, tình người. Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. Bánh trôi nước là một bài thơ hay bởi nói giản dị, để lại xúc động và ám ảnh trong lòng người đọc, có sức sống lâu bền trong trái tim những người yêu thơ.
  29. Bài tập về nhà 30 - Học phần ghi nhớ SGK/63. - Căn cứ vào gợi ý phần Luyện tập, viết thành bài văn hoàn chỉnh ( Vào vở Bài tập Ngữ văn ) -Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.