Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết thứ 29: Văn bản: Qua đèo ngang

ppt 15 trang minh70 2740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết thứ 29: Văn bản: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_thu_29_van_ban_qua_deo_ngang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết thứ 29: Văn bản: Qua đèo ngang

  1. Chào mừng các em đến với tiết học Ngữ văn
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” và nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hồ xuân Hương Nghệ thuật: miêu tả, sử dụng thành ngữ, hàm ý sâu xa
  3. Tiết 29 Văn bản QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan dãy núi Hoành Sơn
  4. Tiết 29 Văn bản QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: sgk/102 - Tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Quê ở làng Nghi Tàm (nay thuộc Tây Hồ, Hà Nội) -Là người thông minh, học rộng, tính tình lịch lãm và rất thương người . Thơ của bà thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay.
  5. Tiết 29 Văn bản QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác:  Khoảng thế kỷXIX, khi bà lần đầu xa nhà, xa quê, vào kinh đô Huế nhận chức “Cung trung giáo tập” (dạy nghi lễ cho các cung nữ, phi tần theo chỉ dụ của nhà vua).
  6. QUA ĐÈO NGANG Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Mỗi dòng thơ có 7 tiếng Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. (thất ngôn) Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Cả bài thơ có 8 câu Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. (bát cú) Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Bà Huyện Thanh Quan .
  7. Tiết 29 Văn bản QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm  a. Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng thế kỷXIX, khi bà lần đầu xa nhà, xa quê, vào kinh đô Huế nhận chức “Cung trung giáo tập” (dạy nghi lễ cho các cung nữ, phi tần theo chỉ dụ của nhà vua).  b. Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
  8. QUA ĐÈO NGANG Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Đề Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Bố Thực cục Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. bài Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, thơ Luận Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Kết Một mảnh tình riêng, ta với ta. Bà Huyện Thanh Quan .
  9. - Cách gieo Qua Đèo Ngang vần: chỉ 1 Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà, T T B B T T B vần – cuối Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. các câu 1, 2, T B B T T B B 4, 6, 8. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, B B T T B B T Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. - Phép đối ở T T B B T T B các cặp câu: 3 Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, – 4; 5 – 6. T T B B B T T Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. B B T T T B B Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, B B T T B B T Một mảnh tình riêng, ta với ta. T T B B B T B
  10. II. Đọc hiểu văn bản:  1. Cảnh Đèo Ngang - Thời gian : bóng xế tà → thường gợi nỗi buồn man mác. - Cảnh vật: Cỏ, cây, đá, lá, hoa. → hoang vu - Điệp từ “Chen”; hiệp vần “đá, lá, hoa” → cảnh thiên nhiên um tùm, hoang sơ. - Hình ảnh con người: + Tiều vài chú, chợ mấy nhà: phép đối, đảo trật tự cú pháp → sự sống thấp thoáng, bóng dáng con người mờ nhạt. + “ lom khom, lác đác”: Từ láy, từ tượng hình. → gợi hình, gợi cảm. Sự vắng vẻ, tịch liêu của núi rừng - Âm thanh: quốc quốc, gia gia: chơi chữ →tiếng kêu khắc khoải đượm buồn. → Không gian hoang sơ, hoang vắng lặng.
  11.  2.Tâm trạng của nhà thơ + quốc quốc: đất nước -> nhớ nước. + gia gia: gia đình-> thương nhà. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ đồng âm, từ láy => Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước thương nhà của tác giả. + Cụm từ: “ta với ta”: Buồn, cô đơn không biết cùng ai chia sẻ nỗi niềm tâm sự. → Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước, thương nhà, sự cô đơn, buồn và nặng trĩu tâm sự của người xa quê. 3. Ý nghĩa văn bản. Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nổi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. * Ghi nhớ: SGK/ 104
  12. Tiết 29 Văn bản QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan A. Vui tươi trước cảnh vât thiên nhiên hùng vĩ.
  13. Câu 1: Trong bốn câu đầu của bài thơ, khung cảnh được miêu tả như thế nào? Trong bốn câu đầu của bài thơ khung cảnh được miêu tả rất___ vắng ___ vẻ. Thiên nhiên và con người đều mang sắc thái ___buồn. Câu 2: Tâm trạng của tác giả như thế nào khi bước tới Đèo ngang? A. Vui tươi trước cảnh vât thiên nhiên hùng vĩ. B. Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đèo Ngang. C. Mệt mỏi sau một chặng đường dài đến Đèo Ngang. D. Nhớ nước thương nhà, mang nỗi buồn cô đơn thầm lặng.
  14. - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm vững nội dung và nghệ của bài thơ, thuộc lòng ghi nhớ. - Soạn bài: Bạn đến chơi nhà. +Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khuyến. +Nêu tình huống bạn đến chơi nhà. +Tác giả đã giải bày cảnh nghèo như thế nào? +Nêu cảm nhận về tình bạn của tác giả.
  15. Cảnh đèo Ngang ngày nay