Bài giảng Ngữ văn khối 6 - Đêm nay Bác không ngủ

pptx 21 trang minh70 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn khối 6 - Đêm nay Bác không ngủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_6_dem_nay_bac_khong_ngu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn khối 6 - Đêm nay Bác không ngủ

  1. GV: Nguyễn Thu Hường THCS Lương Thế Vinh
  2. ÔN TẬP VĂN BẢN ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ Minh Huệ
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Đọc thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ. 2. Bài thơ cho em cảm nhận gì về Bác ?
  4. BÍ MẬT Ô CHỮ Từ khóa 1 HB M I N H H U Ệ Á 2 A N H Đ Ộ I V I Ê N Ô CA 3 N H Ẹ N H À N G B N G HB 4 Ó D Â N C Ô N G ỒC 5 II CâuCâuCâuCâu 1 3 42:5 :Tác:Hình: Từ TrongBác láygiả Hồảnh nào bàiđêm hiện nào thơmiêu đó lên của“ Bác tảĐêm trong Bác cách “ngủ nay được bàiđi không Báccủa thơ nhà Báckhông qua anthơ thể lòng”cách songủ” hiện sánh cảm vì sựlà Bác “ củavàchăm Ấm thươngmiêu ai hơn sóc? tả ân củacầnngọncho nhâncho ai? lửa các vậthồng” anh nào chiến? ? sĩ ?
  5. I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả - Tên khai sinh là Nguyễn Thái (1927- 2003) - Quê quán: Nghệ An - Làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Minh Huệ (1927- 2003)
  6. I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác -MùaSángđôngtác nămnăm19511951, dựa, trờitrênmưasự kiệnlâm thâmcó thật, bêntrongbờchiếnsôngdịchLam,BiênNghệGiới cuốiAn, nghenăm 1950một .anh bạn là chiến sĩ vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch Biên Giới- Thu Đông 1950, Minh Huệ vô cùng xúc động đã viết bài thơ này. Minh Huệ (1927- 2003)
  7. I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch Biên Giới cuối năm 1950. b. Thể thơ: ngũ ngôn c. Phương thức biểu đạt: kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. d. Bố cục: 2 phần - Phần 1 : Kể lần thứ nhất anh đội viên thức dậy. - Phần 2 : Kể về lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Minh Huệ (1927- 2003)
  8. I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác b. Thể thơ c. Phương thức biểu đạt d. Bố cục e. Giá trị nội dung, nghệ thuật - Nội dung: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. - Nghệ thuật: + Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền. + Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự Minh Huệ (1927- 2003) sự, miêu tả, biểu cảm. + Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
  9. II. Luyện tập BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ có yếu tố tự sự, vì sao? A. Thể hiện cảm nghĩ của anh đội viên về Bác B. Miêu tả cuộc sống chieens đấu của những anh bộ đội CC. Kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác D. Bày tỏ lòng kính yêu lãnh tụ 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là ai? A. Anh đội viên B. Đoàn dân công CC. Anh đội viên và Bác D. Bác 3. Điều gì khiến anh đội viên xúc động khi thức dậy lần thứ nhất ? A. Trời khuya lắm rồi C. Ngoài trời mưa lâm thâm B. Mái lều tranh xơ xác D. Bác ngồi trầm ngâm không ngủ E. Cả bốn ý trên 4. Lí do nào khiến bác không ngủ được ? A. Bác có quá nhiều việc phải lo nghĩ B. Trời quá lạnh mà lều tranh xơ xác CC. Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai D. Bác vốn là người ít ngủ
  10. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Cho câu thơ sau: "Anh đội viên mơ màng" 1. Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. 2. Đoạn thơ em vừa chép được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 3. Vì sao anh đội viên có cảm giác Như nằm trong giấc mộng ? Sử dụng biện pháp tu từ như vậy có tác dụng diễn tả cảm xúc gì ở anh ? 4. Câu thơ : Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng đã tạo ra một hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn, bay bổng. Em thấy ý kiến đó có đúng không ? Vì sao?
  11. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 1. Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. "Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng" 2. Đoạn thơ em vừa chép được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? - Đoạn thơ em vừa chép được trích từ văn bản : Đêm nay Bác không ngủ. - Tác giả : Minh Huệ 3. Vì sao anh đội viên có cảm giác Như nằm trong giấc mộng ? Sử dụng biện pháp tu từ như vậy có tác dụng diễn tả cảm xúc gì ở anh ? So sánh cảm giác Anh đội viên mơ màng - Như nằm trong giấc mộng có khả năng diễn tả chính xác sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của anh đội viên – không tin những điều mình nhìn thấy là có thật (Bác ngồi trầm ngâm nhìn bếp lửa, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, bước chân nhẹ nhàng). Đó cũng là cảm xúc hạnh phúc vì anh không ngờ được Bác chăm sóc, yêu thương, ngỡ ngàng trước sự giản dị và gần gũi của Bác.
  12. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 4. Câu thơ : Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng đã tạo ra một hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn, bay bổng. Em thấy ý kiến đó có đúng không ? Vì sao? So sánh bóng Bác với sức ấm của ngọn lửa hồng là một hình ảnh rất chân thực nhưng cũng lãng mạn, bay bổng, là kết quả xuất phát từ trí tưởng tượng của nhà thơ. Miêu tả bóng Bác (khi Bác ngồi trước đóng lửa, bóng Bác hắt lên vách lều cao lồng lộng) nhằm thể hiện sự lớn lao, bao trùm lên cả không gian, ngang tầm trời đất để tôn vinh sự vĩ đại của Bác. Ngoài ra còn ngầm chỉ tình thương của Bác dành cho các anh bội đội ấm áp, mạnh mẽ hơn ngọn lửa hồng.
  13. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: " Lần thứ ba thức dậy Anh đội vên nằng nặc: Anh hốt hoảng giật mình : Mời Bác ngủ Bác ơi ! Bác vẫn ngồi đinh ninh Trời sắp sáng mất rồi Chòm râu im phăng phắc Bác ơi ! Mời Bác ngủ !" 1. Bài thơ có đoạn trích trên ra đời trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì? Phương thức biểu đạt như thế nào? 2. Vì sao khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên lại hốt hoảng giật mình? Em cảm nhận được tình cảm gì của anh đội viên dành cho Bác? 3. Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh - Chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc, Hãy nêu vai trò và tác dụng của hai từ láy này trong việc miêu tả chân dung Bác? 4. Trong hai lần thức dậy, anh đội viên đã thưa với Bác : Mời Bác ngủ Bác ơi ! và Bác ơi ! Mời Bác ngủ!. Cấu tạo hai câu thơ trên khác nhau ở điểm nào? Điều đó giúp ta hiểu được điều gì về tâm trạng người chiến sĩ?
  14. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 1. Bài thơ có đoạn trích trên ra đời trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì? Phương thức biểu đạt như thế nào? - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch Biên Giới cuối năm 1950. - Thể thơ : Ngũ ngôn - Phương thức biểu đạt: Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2. Vì sao khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên lại hốt hoảng giật mình? Em cảm nhận được tình cảm gì của anh đội viên dành cho Bác? - Khi thức dậy lần thứ ba anh đội viên hốt hoảng giật mình vì thấy Bác vẫn ngồi, không ngủ với tư thế đang tập trung suy nghĩ một điều gì đó : ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. - Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác : yêu quý chân thành, lo lắng cho sức khỏe của Bác.
  15. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 3. Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh - Chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc, Hãy nêu vai trò và tác dụng của hai từ láy này trong việc miêu tả chân dung Bác? Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh - Chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc. Hai từ láy có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác : khắc họa được cụ thể, rõ ràng tư thế, dáng vẻ và tâm tư của bác trong đêm không ngủ. Qua hai từ láy có thể thấy được lí do Bác không ngủ vì đang tập trung suy ngĩ về một vấn đề lớn lao. 4. Trong hai lần thức dậy, anh đội viên đã thưa với Bác : Mời Bác ngủ Bác ơi ! và Bác ơi ! Mời Bác ngủ!. Cấu tạo hai câu thơ trên khác nhau ở điểm nào? Điều đó giúp ta hiểu được điều gì về tâm trạng người chiến sĩ? Trong hai lần thức dậy, anh đội viên đã thưa với Bác : Mời Bác ngủ Bác ơi ! và Bác ơi ! Mời Bác ngủ!. Cấu tạo hai câu thơ trên khác nhau ở chỗ : câu thứ hai đảo lại trật tự của câu thứ nhất và ngắt thành hai câu cảm thán riêng biệt. Điều đó cho ta hiểu rõ tâm trạng người chiến sĩ : lo lắng cho sức khỏe của Bác, lần sau mức độ lo lắng cao hơn lần trước ; thiết tha mong Bác chớp mắt để bảo vệ sức khỏe.
  16. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Khi kết thúc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả lại viết : "Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh" 1. Hãy viết lại cảm xúc, suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) sau khi đọc khổ thơ trên. 2. Đã có biết bao bài thơ, bài ca viết về bác. Và dường như cho đến bây giờ, khi Bác đã đi xa, khi người ta chỉ được nghe kể về Bác, được nhìn thấy hình ảnh Bác thì Bác vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và những hiểu biết của em về Bác, em hãy giải thích cho mọi người biết vì sao hình tượng Bác Hồ lại có thể khơi gợi cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhạc sĩ đến vậy.
  17. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Khi kết thúc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả lại viết : "Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh" 1. Hãy viết lại cảm xúc, suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) sau khi đọc khổ thơ trên. Gợi ý: Khổ thơ có tầm khái quát giúp người đọc hiểu được một chân lí đơn giản mà cao cả về bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc. Cai tên Hồ Chí Minh là sự hội tụ những phẩm chất, những vẻ đẹp bình dị mà cao cả của một con người đã hi sinh tất cả cho hạnh phúc nhân dân.
  18. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 2. Đã có biết bao bài thơ, bài ca viết về bác. Và dường như cho đến bây giờ, khi Bác đã đi xa, khi người ta chỉ được nghe kể về Bác, được nhìn thấy hình ảnh Bác thì Bác vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và những hiểu biết của em về Bác, em hãy giải thích cho mọi người biết vì sao hình tượng Bác Hồ lại có thể khơi gợi cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhạc sĩ đến vậy. Có thể nói hình ảnh Bác Hồ là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi vì với mỗi người dân Việt Nam Bác vừa vĩ đại như một vị thần lại vừa gần gũi, thân thương như người ông, người cha vậy. Mọi người đều tự coi mình là con, là cháu của Bác. Và nhắc đến Bác ta lại rưng rưng một niềm thành kính thiêng liêng, một tình cảm biết ơn vô hạn và một tình yêu sâu nặng. Bác mãi là ngọn lửa thắp sáng và sưởi ấm trái tim những con người Việt Nam. Có người đã nói rằng : Hồ Chí Minh Người là cả một niềm thơ. Nhắc đến Bác, mỗi người dù là người bình thường nhất đều có một cảm xúc. Và cảm xúc đó dễ cất lên thành thơ, những bài thơ mộc mạc nhưng chân thành, cảm động. Mặt khác cuộc đời bác giống như một huyền thoại, càng xa Bác dường như huyền thoại đó càng lung linh hơn. Và vì vậy mà chúng ta không thể đếm được có bao nhiêu bài thơ và lời ca viết về Bác và chắc chắn sẽ còn nhiều thơ ca nữa viết về Người.
  19. CÁC CHI TIẾT MIÊU TẢ BÁC HỒ LỜI NÓI ,TÂM TƯ HÌNH DÁNG -Chú cứ việc ngủ ngon Vẻ mặt Bác trầm ngâm CỬ CHỈ Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Bác ngủ không an lòng Rồi bác đi dém chăn Bác thương đoàn dân công Bóng Bác cao lồng lộng Từng người từng người một Đêm nay ngủ ngoài rừng Ấm hơn ngọn lửa hồng Sợ cháu mình giật thột Rải lá cây làm chiếu Bác nhón chân nhẹ nhàng Manh áo phủ làm chăn Bác vẫn ngồi đinh ninh Trời thì mưa lâm thâm Chòm râu im phăng phắc Làm sao cho khỏi ướt Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau Từ láy Ẩn dụ So sánh
  20. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Hoàn thành các bài tập trên lớp. - Viết một đoạn văn bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu. - Chuẩn bị bài : Ẩn dụ.