Bài giảng Sinh học 6 - Bài 37: Tảo

pptx 21 trang minh70 6000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 6 - Bài 37: Tảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_6_bai_37_tao.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 6 - Bài 37: Tảo

  1. CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT Tuần 22; Tiết 42 Bài 37. TẢO Giáo viên : Nguyễn Nhựt Bình
  2. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ? Cây có hoa là một thể thống nhất vì : - Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. - Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan. - Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
  3. CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT 1. Tảo 2. Rêu – Cây rêu 3. Quyết – Cây dương xỉ 4. Hạt trần – Cây thông 5. Hạt kín
  4. * Quan sát hình những hiện tượng tự nhiên trong môi trường nước ngọt trên bề mặt của ao, hồ, mương về màu sắc so với màu của nước.
  5. CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT Tuần 22; Tiết 42 Bài 37. TẢO 1. Cấu tạo của tảo: a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt) Quan sát hình dạng và cấu tạo tế bào một phần sợi tảo xoắn sau: Thể màu Vách tế bào 3. Nhân tế bào Môi trường sống của tảo xoắn? → Sống trong các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.
  6. Thể màu Vách tế bào 3. Nhân tế bào Hình dạng và màu sắc của tảo xoắn ? → Dạng sợi, màu lục.
  7. CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT Tuần 22; Tiết 42 Bài 37. TẢO 1. Cấu tạo của tảo: a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt) b. Quan sát rong mơ (tảo nước mặn) Môi trường sống của rong mơ? → Rong mơ sống ở vùng ven biển nhiệt đới. Chúng thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc. Hình dạng và màu sắc của rong mơ ? → Rong mơ có dạng cành cây; có màu nâu. Hình 37.2. Một đoạn rong mơ
  8. 2. Một vài tảo khác thường gặp Quan sát các loại tảo sau: 1. Tảo tiểu cầu 2. Tảo silic 1. Tảo vòng 2. Rau diếp biển 3. Rau câu 4. Tảo sừng hươu (nước ngọt) (nước mặn) (nước mặn) (nước mặn) Đâu là tảo đơn bào ? Đâu là tảo đa bào ? Nội dung ghi bài vào tập - Tảo đơn bào: Tảo tiểu cầu và tảo silic ở nước ngọt. - Tảo đa bào: + Tảo vòng ở nước ngọt + Rau diếp biển, rau câu và tảo sừng hươu ở nước mặn.
  9. Tảo tiểu cầu Rau câu Rau diếp biển Tảo sừng hươu
  10. TẢO ĐƠN BÀO TẢO ĐA BÀO Tảo lục Rong nho Tảo dù Tảo cát Tảo Laurencia Tảo nâu
  11. 2. Một vài tảo khác thường gặp Quan sát các loại tảo sau: 1. Tảo tiểu cầu 2. Tảo silic 1.Tảo vòng 2.Rau diếp biển 3.Rau câu 4.Tảo sừng hươu (nước ngọt) (nước mặn) (nước mặn) (Nước mặn) Tảo đơn bào là gì ? Tảo đa bào là gì ? → Tảo đơn bào: Cơ thể chỉ có một tế bào. → Tảo đa bào: Cơ thể gồm nhiều tế bào.
  12. 2. Một vài tảo khác thường gặp Quan sát các loại tảo sau: 1. Tảo tiểu cầu 2. Tảo silic 1. Tảo vòng 2. Rau diếp biển 3. Rau câu 4. Tảo sừng hươu (nước ngọt) (nước mặn) (nước mặn) (nước mặn) Các em có nhận xét gì về tảo nói chung ? Nội dung ghi bài vào tập - Tảo là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào - Có màu khác nhau và luôn có chất diệp lục. - Hầu hết tảo sống ở nước.
  13. 3. Vai trò của tảo Nghiên cứu thông tin SGK (Tr124; 125): Hãy cho biết vai trò của tảo trong thiên nhiên và trong đời sống con người ? (lợi ích và tác hại)
  14. 3. Vai trò của tảo Nghiên cứu thông tin SGK (Tr124; 125): Hãy cho biết vai trò của tảo trong thiên nhiên và trong đời sống con người ? (lợi ích và tác hại) Nội dung ghi bài vào tập * Lợi ích: - Cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật ở nước - Làm thức ăn cho người và gia súc - Làm phân bón, làm thuốc * Tác hại: - Gây hiện tượng nước nở hoa - Gây hại cho lúa: tảo xoắn, tảo vòng.
  15. CỦNG CỐ Điền vào chỗ trống các từ thích hợp : “thức ăn, khác nhau, ở nước, sinh vật, oxi”. - Tảo là những (1) sinh. vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu (2) khác nhau . và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống (3) ở nước . - Vai trò của tảo: góp phần cung cấp (4) oxi .và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo dùng làm (5) thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.
  16. CÔNG VIỆC HỌC Ở NHÀ: - Học bài; Đọc mục “Em có biết?” - Chuẩn bị Bài 38. Rêu – cây rêu + Đọc bài. + Hãy cho biết môi trường sống; cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào? Cơ quan sinh sản là gì ? Sinh sản bằng gì ? Vai trò của rêu. KẾT THÚC BÀI HỌC