Bài giảng Sinh học 6 - Bài 50: (tiếp theo) Vi khuẩn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 6 - Bài 50: (tiếp theo) Vi khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_6_bai_50_tiep_theo_vi_khuan.ppt
Nội dung text: Bài giảng Sinh học 6 - Bài 50: (tiếp theo) Vi khuẩn
- TUẦN: 33 TIẾT: 65 BÀI 50:( TIẾP THEO)
- KIỂM TRA BÀI CŨ •Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn. • Vi khuẩn có cách dinh dưỡng như thế nào?. Phân bố ra sao?.
- TUẦN: 33 TIẾT: 65 BÀI 50:( TIẾP THEO)
- VI KHUẨN ( tt ) 4. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN: a) Vi khuẩn có ích:
- Điền vào chỗ trống trong đoạn câu sau đây bằng các từ thích hợp cho trước: vi khuẩn, muối khoáng, chất hữu cơ. Xác động vật, thực vật chết rơi xuống đất được Vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các .muối khoáng Các chất này được cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- * Trong tự nhiên: - Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống đất được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- - Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này bị vùi lấp hoặc lắng sâu xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.
- MỎ DẦU Ở THÙNG GIÀN KHOAN IRAN CHỨA DẦU
- * Trong đời sống: - Một số vi khuẩn khác ( ví dụ vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần) có khả năng cố định đạm. Do đó trồng các cây họ Đậu có nốt sần sẽ bổ sung được nguồn chất đạm cho đất. NỐT SẦN CÁC RỄ CÂY HỌ ĐẬU
- - Nhiều vi khuẩn gây hiện tượng lên men và được con người sử dụng để chế biến một số thực phẩm như muối dưa, muối cà, làm dấm, làm sữa chua
- - Vi khuẩn còn có vai trò trong công nghệ sinh học: tổng hợp Prôtêin, vitamin B12 , axít glutamic để làm mì chính ( bột ngọt), làm sạch nguồn nước thải và môi trường nước nói chung, sản xuất các sợi thực vật, PRÔTÊIN TỔNG HỢP
- BỘT NGỌT (MÌ CHÍNH)
- VI KHUẨN CÓ ÍCH CHO ĐƯỜNG RUỘT
- 4. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN a) Vi khuẩn có ích * Trong tự nhiên: -Phân hủy hoàn toàn xác động , thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây. - Phân hủy không hoàn toàn chất hữu cơ tạo thành than đá hoặc dầu lửa. *Trong đời sống: - Nông nghiệp:Vi khuẩn cố định đạm cho rễ cây họ đậu - Lên men thực phẩm: muối dưa cà, làm sữa chua - Có vai trò trong công nghệ sinh học: tổng hợp prôtêin, vitamin, sản xuất bột ngọt .
- VI KHUẨN ( tt) 4. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN b) Vi khuẩn có hại:
- - Các thức ăn, rau, quả, thịt, cá, . Để lâu ( mà không qua ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối) thì sẽ như thế nào?. Có sử dụng được không?. -Có những vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người và gây bệnh. Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người ( cả thực vật, động vật), nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn vì chúng gây ôi thiu hoặc thối rữa. Các rác rưởi có nguồn gốc hữu cơ, các xác động vật, thực vật chết để lâu ngày bị các vi khuẩn phân hủy gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường.
- RÁC THẢI VÀ XÁC CHẾT CỦA ĐỘNG VẬT BỊ PHÂN HỦY GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
- BS TÌM RA VI KHUẨN LAO TRỰC KHUẨN LAO ĐƯỜNG LÂY
- PHẨY KHUẨN TẢ GIỮ VỆ SINH ĂN UỐNG ECOLI TRONG TOILET MÔI TRƯỜNG BẨN DỄ LÂY BỆNH TẢ
- BS TÌM RA VK BỆNH PHONG( CÙI) HẬU QUẢ CỦA BỆNH PHONG TRỰC KHUẨN HANSEN
- 4. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN b) Vi khuẩn có hại - Kí sinh trong cơ thể người và động vât gây bệnh. - Vi khuẩn hoại sinh gây ôi thiu làm hỏng thức ăn - Phân hủy rác rưởi, xác động, thực vật gây mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường.
- 5. SƠ LƯỢC VỀ VIRÚT
- VIRÚT BỆNH SỞI
- VIRÚT CÚM CÚM A H5N1 DƯỚI HÍNH HIỂN VI
- VIRÚT SARS VIRÚT CÚM B
- VIRÚT HPV VIRÚT HIV
- Vi khuẩn đã nhỏ và cấu tạo đơn giản, nhưng virút còn nhỏ và đơn giản hơn nhiều. Những thông tin sau đây cho biết khái quát các đặc điểm của virút: -Kích thước : rất nhỏ, chỉ khoảng 12 – 50 phần triệu mm. - Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc với 1 phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ. - Cấu tạo: rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. Chúng chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình. - Đời sống: kí sinh bắt buộc trên các cơ thể sống khác. - Vai trò: khi kí sinh vi rút thường gây bệnh cho vật chủ.
- 5. SƠ LƯỢC VỀ VIRÚT - Kích thước : rất nhỏ - Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc - Cấu tạo: rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào - Đời sống: kí sinh bắt buộc - Vai trò: khi kí sinh vi rút thường gây bệnh cho vật chủ
- CỦNG CỐ 1/ Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên?. 2/ Vi khuẩn có vai trò gì trong nông nghiệp và công nghiệp?.
- DẶN DÒ -Học bài - Xem bài 51: NẤM Phần A MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM -Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của mốc trắng và Nấm rơm. - Đặc điểm hình thức dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng, nấm rơm.