Bài giảng Sinh học 6 - Bài dạy số 25: Biến dạng của lá

pptx 32 trang minh70 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 6 - Bài dạy số 25: Biến dạng của lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_6_bai_day_so_25_bien_dang_cua_la.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 6 - Bài dạy số 25: Biến dạng của lá

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ C1 : Phần lớn nước vào cây đi đâu ? C2 : Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ? C3 : Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá hoặc ngắt ngọn ?
  2. I – CÓ NHỮNG LOẠI LÁ BIẾN DẠNG NÀO ? ?1 – Khi nhìn vào thân cây xương rồng, em thấy gì ? - Nhờ đâu mà cây xương rồng có thể sống trong điều kiện thời tiết khô hạn ? - Em hãy đặt tên cho loại lá biến dạng này ?
  3.  Trả lời : - Khi nhìn vào cây xương rồng, em thường thấy gai. - Nhờ lá biến thành gai mà cây xương rồng sống được trong điều kiện thời tiết khô hạn (Hạn chế thoát hơi nước). - Đặt tên : Lá biến thành gai.
  4. ?2 – Một số lá chét ở ngọn cây đậu Hà Lan và lá ngọn ở cây mây có gì khác so với lá bình thường ? - Những chiếc lá biến đổi như thế có tác dụng gì đối với cây ? - Em hãy đặt tên cho loại lá biến dạng này ?
  5.  Trả lời : - Một số lá chét của cây đậu Hà Lan biến thành tua cuốn, một số lá ngọn ở cây mây biến đổi thành tay móc. - Sự biến dạng này giúp cây leo lên cao. - Đặt tên : Lá biến thành tay móc, tua cuốn.
  6. ?3 - Em hãy quan sát và mô tả các vảy trên củ dong ta ? - Chức năng của các vảy đó đối với các chồi trên củ đó ? - Em hãy đặt tên cho loại lá biến dạng này ?
  7.  Trả lời : - Vảy mỏng, có màu nâu hơi nhạt nhạt. - Chức năng : Bảo vệ cho chồi. - Đặt tên : Lá vảy.
  8. ?4 – Phần phình to của cây hành thành củ do đâu ? - Phần phình to ấy có tác dụng gì đối với cây ? - Em hãy đặt tên cho loại lá biến dạng này ?
  9.  Trả lời : - Phần phình to thành củ của cây hành là do các bẹ lá. - Chức năng : Dự trữ chất hữu cơ. - Đặt tên : Lá dự trữ.
  10. ?5 – Lá của cây bèo đất, cây nắp ấm có gì đặc biệt ? - Chúng có chức năng gì đối với cây ? - Môi trường sống của chúng có gì đặc biệt ? - Em hãy đặt tên cho loại lá biến dạng này ?
  11.  Trả lời : - Ở cây bèo đất, lá có nhiều lông tuyến tiết ra chất dính để dính chặt sâu bọ ; còn ở cây nắp ấm, lá biến thành bình bắt sâu bọ. - Chức năng : Bắt và tiêu hóa mồi. - Môi trường sống của các cây này thường ở những vùng đất thiếu chất dinh dưỡng. - Đặt tên : Lá bắt mồi.
  12. 1/ LÁ BIẾN THÀNH GAI - Hạn chế sự thoát hơi nước, giúp cây sống trong môi trường khô hạn. - VD : Cây xương rồng, cành giao, 2/ LÁ BIẾN THÀNH TUA CUỐN, TAY MÓC - Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên. - VD : Các loại đậu, mây, song, mướp, bầu, bí, 3/ LÁ VẢY - Che chở cho thân rễ. - VD : Cây dong ta (Hoàng tinh), 4/ LÁ DỰ TRỮ - Lá dự trữ chất hữu cơ. - VD : Hành, tỏi, 5/ LÁ BẮT MỒI - Lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi. - VD : Cây nắp ấm, cây bèo đất, cây gọng vó,
  13. II – BIẾN DẠNG CỦA LÁ CÓ Ý NGHĨA GÌ ? ?6 – Hãy lập bảng liệt kê tất cả những đặc điểm về hình thái, chức năng của loại lá biến dạng đã tìm biểu ở trên đây, sử dụng các từ sau (trong ngoặc) để gọi loại lá biến dạng đó : (Lá bắt mồi, lá biến thành gai, tua cuốn, lá dự trữ, tay móc) ?7 – Xem lại bảng vừa lập, em hãy cho biết lá biến dạng có ý nghĩa như thế nào đối với các cây đó ? Em có thể kể tên vài loại lá biến dạng khác so với một số loại lá biến dạng đã nêu ở trên không ?
  14. STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá Chức năng của Tên lá biến biến dạng lá biến dạng dạng Hạn chế sự Lá biến thành 1 Xương rồng Lá có dạng gai nhọn thoát hơi gai nước 2 Lá đậu Hà Lan Lá có dạng tua cuốn Giúp cây leo Tua cuốn lên cao 3 Lá mây Lá có dạng tay móc Tay móc Lá phủ trên thân rễ, có dạng Che chở, bảo 4 Củ dong ta vảy mỏng, màu nâu nhạt vệ cho chồi Lá vảy thân rễ 5 Củ hành Bẹ lá phình to thành vảy dày, Chứa chất dự Lá dự trữ màu trắng trữ cho cây 6 Cây bèo đất Lá có nhiều lông tuyến tiết Bắt và tiêu hóa chất dính bắt sâu bọ sâu bọ, giúp cây sống được Lá phát triển thành các bình ở đất xấu, Lá bắt mồi 7 Cây nắp ấm bắt sâu bọ có nắp đậy, thành nghèo dinh bình tiết ra mùi thơm gây dưỡng quyến rũ sâu bọ
  15. SƠ ĐỒ TÓM TẮT KIẾN THỨC BÀI HỌC 1. LÁ BIẾN THÀNH GAI :
  16. 2. LÁ BIẾN THÀNH TUA CUỐN, TAY MÓC :
  17. 3. LÁ VẢY :
  18. 4. LÁ DỰ TRỮ :
  19. 5. LÁ BẮT MỒI :
  20. 6. MỘT SỐ LOẠI BIẾN DẠNG KHÁC : ❖ Cây hoa ngọc nữ : Lá có màu trắng, vùa bảo vệ cụm hoa màu đỏ, vừa dẫn dụ côn trung thụ phấn cho cây.
  21. ❖ Cây hoa buồm trắng : Lá biến thành màu trắng để bảo vệ cụm hoa.
  22. ❖ Cây hạt bí có hai loại lá : một loại lá bình thường, làm chức năng chế tạo chất hữu cơ; một loại lá biến dạng, hình trái xoan rỗng do lá uốn cong lại thành một túi, miệng túi hướng về phía cành. Có một loại kiến nhỏ thường làm tổ trong các túi đó, chúng tha đất mùn vào túi, thành trong của túi tiết hơi nước làm cho mùn luôn luôn ẩm. Từ mấu cành mọc ra rễ phụ, phân nhánh đâm vào trong túi để lấy nước và muối khoáng cung cấp cho các lá khác tổng hợp chất hữu cơ, còn rễ chính chỉ có tác dụng giúp cây bám vào thân hoặc cành của cây gỗ khác."
  23. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Lá cây xương rồng biến thành gai để : • A. Giảm sự thoát hơi nước. • B. Làm chức năng dự trữ. • C. Quang hợp tốt hơn. • D. Tất cả đều sai. Câu 2: Một số loài cây có tua cuốn nhằm : • A. Hút chất dinh duỡng của loài cây khác. • B. Để cây bám và leo lên cao. • C. Giúp cây có nhiều trái. • D. Hút nước và muối khoáng từ môi trường.
  24. Câu 3: Cây nắp ấm được gọi là loài cây ăn thịt vì : • A. Chúng tiết dịch tiêu hoá các loài sâu bọ khi lọt vào thành bình. • B. Chúng ăn thịt người. • C. Chúng ăn thịt tất cả các loài động vật. • D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Cây hành bẹ lá biến thành củ phình to nhằm : • A. Chứa chất dự trữ. • B. Quang hợp tốt hơn. • C. Giúp cây tự vệ. • D. Tất cả đều đúng.
  25. Câu 5: Lá vảy có chức năng : • A. Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ. • B. Che chở, bảo vệ cho chồi mầm. • C. Bảo vệ cho rễ mầm. • D. Bảo vệ cho thân mầm. Câu 6: Nhóm cây nào sau đây có lá biến dạng : • A. Hành, thì là, tía tô, cà rốt, tỏi tây. • B. Hành, xương rồng, cành giao, su hào, bèo đất. • C. Xương rồng, buồm trắng, su su, bần, hoa hồng. • D. Mây, mướp, bầu, bí, nắp ấm, đậu Hà Lan.
  26. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Lá cây xương rồng biến thành gai để : • A. Giảm sự thoát hơi nước. • B. Làm chức năng dự trữ. • C. Quang hợp tốt hơn. • D. Tất cả đều sai. Câu 2: Một số loài cây có tua cuốn nhằm : • A. Hút chất dinh duỡng của loài cây khác. • B. Để cây bám và leo lên cao. • C. Giúp cây có nhiều trái. • D. Hút nước và muối khoáng từ môi trường.
  27. Câu 3: Cây nắp ấm được gọi là loài cây ăn thịt vì : • A. Chúng tiết dịch tiêu hoá các loài sâu bọ khi lọt vào thành bình. • B. Chúng ăn thịt người. • C. Chúng ăn thịt tất cả các loài động vật. • D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Cây hành bẹ lá biến thành củ phình to nhằm : • A. Chứa chất dự trữ. • B. Quang hợp tốt hơn. • C. Giúp cây tự vệ. • D. Tất cả đều đúng.
  28. Câu 5: Lá vảy có chức năng : • A. Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ. • B. Che chở, bảo vệ cho chồi mầm. • C. Bảo vệ cho rễ mầm. • D. Bảo vệ cho thân mầm. Câu 6: Nhóm cây nào sau đây có lá biến dạng : • A. Hành, thì là, tía tô, cà rốt, tỏi tây. • B. Hành, xương rồng, cành giao, su hào, bèo đất. • C. Xương rồng, buồm trắng, su su, bần, hoa hồng. • D. Mây, mướp, bầu, bí, nắp ấm, đậu Hà Lan.
  29. DẶN DÒ ▪ Về nhà xem lại toàn bộ bài này và làm khoảng 70% các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Sinh học 6. ▪ Ôn lại các bài tập từ đầu năm để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết tới. ▪ Đọc phần “Em có biết ?” trong sách giáo khoa trang 86. Hẹn gặp lại các em ở bài học sau !