Bài giảng Sinh học 7 - Bài học số 18: Trai sông

ppt 24 trang minh70 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 7 - Bài học số 18: Trai sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_7_bai_hoc_so_18_trai_song.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 7 - Bài học số 18: Trai sông

  1. 1. Khởi động Kể tên một số giun đốt khác mà em biết? Giun đốt có lợi ích như thế nào? - Giun đỏ, đỉa, vắt, rươi, sa sùng, bông thùa - Lợi ích: + Làm thức ăn cho người: sa sùng, rươi. + Làm thức ăn cho động vật: giun đất, giun đỏ. + Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: giun đất. + Làm thức ăn cho cá: giun đất, rươi.
  2. 2. Hình thành kiến thức CHƯƠNG 4: NGÀNH THÂN MỀM Trai sông Sò Ốc sên Bạch tuộc Mực Ốc vặn
  3. BÀI 18: TRAI SÔNG I. Hình dạng, cấu tạo 1.Vỏ trai Trai sông sống ở đâu? Sống ở đáy hồ ao, sông ngòi; bò và ẩn nửa mình trong bùn cát.
  4. Vỏ trai gồm mấy mảnh?  - Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề phía lưng.
  5. Đỉnh vỏ 3 2 Bản lề vỏ Đầu vỏ 1. 4 Đuôi vỏ Quan sát hình và chú thích vào các 5 số 1,2,3,4,5? Vòng tăng trưởng vỏ
  6. Tại sao vỏ trai có thể đóng, mở được? Bản lề 2 cơ khép vỏ  - Nhờ bản lề có dây chằng đàn hồi cùng hai cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.
  7. Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp? Lớp sừng Lớp đá vôi Lớp xà cừ Hình 18.2. Cấu tạo vỏ  - Vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong.
  8. Sản phẩm từ lớp vỏ xà cừ
  9. Thảo luận 3’ Để mở vỏ trai quan sát bên Bản lề trong cơ thể, phải làm thế nào? Tại sao trai chết thì vỏ mở? 2 cơ khép vỏ Cắt dây chằng phía lưng, cắt 2 cơ khép vỏ. Do cơ khép vỏ không bám chặt được nữa nên vỏ trai tự động mở ra. Mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao? Vì phía ngoài cùng là lớp sừng, nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét.
  10. 2. Cơ thể trai Phần ngoài cơ thể trai có cấu tạo như thế nào? Ống thoát nước Ống hút nước Áo trai  - Ngoài: có áo trai tạo thành khoang áo, ống hút nước và ống thoát nước.
  11. Phần giữa cơ thể trai có cấu tạo như thế nào? Hai tấm mang  - Giữa: hai tấm mang.
  12. Phần trong cơ thể trai có cấu tạo như thế nào? Tấm miệng Lỗ miệng Thân trai Chân trai  - Trong: Thân trai, chân trai, lỗ miệng và tấm miệng.
  13. II. Di chuyển Ống thoát nước Hướng di chuyển Giải thích cơ chế giúp Ống hút trai di chuyển được nước trong bùn theo chiều mũi tên?  Chân trai thò ra thụt vào kết hợp với đóng mở vỏ.
  14. III. Dinh dưỡng Dòng nước theo ống hút vào khoang áo mang theo những gì vào miệng và mang trai? Thức ăn và oxi. Tấm miệng Cacbonic Chất Ống thoát thải Oxi Nước Lỗ miệng Thức (Thức ăn, oxi) ăn Ống hút Mang
  15. Thức ăn của trai là gì?  - Thức ăn: Động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ. Em có nhận xét gì về kiểu dinh dưỡng của trai? ( chủ động hay thụ động )  - Dinh dưỡng thụ động.
  16. Quá trình hô hấp của trai diễn ra ở đâu?  - Hô hấp: Ôxi trao đổi qua mang. Tấm miệng Cacbonic Chất Ống thoát thải Oxi Nước Lỗ miệng Thức (Thức ăn, oxi) ăn Ống hút Mang f h g y y
  17. IV. Sinh sản Trai là động vật phân tính hay lưỡng tính? Trai là động vật phân tính. Trình bày vòng đời phát triển của trai sông?
  18. (Theo dßng n­íc) (ở trong mang mẹ ) (ở trong mang mẹ ) Vòng đời phát triển của trai sông
  19. Thảo luận 2’ Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ? Trứng được bảo vệ tốt hơn và tăng lượng ôxi. Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá? Ấu trùng sống trong mang và da cá được cung cấp oxi và được bảo vệ, được cá đưa đi xa.
  20. 3. Luyện tập Vỏ trai Cơ 1 Câu 1. Em hãy chú khép thích vào các số thứ tự 5. vỏ trên tranh. Thân trai 2 4. 3 Mang Chân trai
  21. Câu 2. Vỏ trai gồm 3 lớp xếp theo thứ tự đúng là: A. Lớp đá vôi, lớp sừng, lớp xà cừ. B. Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. C. Lớp sừng, lớp xà cừ, lớp đá vôi. D. Lớp xà cừ, lớp đá vôi, lớp sừng. 4. Vận dụng Câu 1. Vì sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá, khi mưa cá vượt bờ bò vào ao mang theo ấu trùng trai vào trong ao.
  22. Câu 2. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nàovới môi trường nước? Góp phần làm sạch môi trường nước. - Về nhà học bài. - Đọc mục “Em có biết”. - Xem trước bài 20. - Nhận xét tiết học.
  23. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh