Bài giảng Sinh học 8 - Bài 34: Biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biểu hiện

pptx 28 trang minh70 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Bài 34: Biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biểu hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_8_bai_34_bien_doi_khi_hau_nguyen_nhan_va.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Bài 34: Biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biểu hiện

  1. 1 TIẾT 46,47- BÀI 34. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN
  2. 1. Tìm hiểu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu 2
  3. 3 Nắng Mưa Gió Lốc Nhiệt độ Mưa dông
  4. 4 H: Kể tên các yếu tố của thời tiết? - Nhiệt độ không khí - Áp suất khí quyển - Gió - Độ ẩm không khí - Hiện tượng dông, lốc
  5. 5 Quan sát hình ảnh trên nhận xét tính chất ổn định của thời tiết? Lấy ví dụ? - Thời tiết không ổn định, luôn luôn thay đổi. - Ví dụ trong cùng một địa điểm có thể thay đổi mưa to -> tạnh -> nắng to
  6. H: Thế nào là thời tiết? 6  - Thời tiết là trạng thái của bầu khí quyển tại một địa điểm trong một thời gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Thời tiết luôn thay đổi.
  7. Miền Bắc và Đông bắc Miền Tây bắc và Bắc Miền nam trung bộ và bắc bộ Trung bộ Nam bộ 7 Khí hậu lạnh nhất cả Mùa đông lạnh Nóng quanh năm nước, mùa đông kéo dài, tương đối ít mưa. Nêu khái niệm khí hậu, tính chất của khí hậu?
  8.  8 * Khí hậu chỉ trạng thái của thời tiết tại một không gian nhất định và trong khoảng một thời gian nhất định. Khí hậu mang tính chất ổn định tương đối.
  9. 2. Biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 9 a. Thế nào là biến đổi khí hậu
  10. 10 Trái đất nóng lên Sa mạc hóa Hạn hán Băng tan Lũ lụt
  11. 11 H: Thế nào là biến đổi khí hậu?  - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu tự nhiên theo thời gian
  12. b. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 12 Quan sát hình ảnh nêu các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
  13. 13 2. Khí thải hoạt 1. Hoạt động núi lửa 3. Vết đen mặt trời 4. Ô nhiễm môi trường động sản xuất biển 5. Khí thải hoạt động 6. Thay đổi 7. Thay đổi chuyển 8. Chặt phá rừng giao thông dòng chảy đại động trái đất dương
  14. 14 Nguyên nhân Hoạt động núi lửa Vết đen mặt trời do tự nhiên Thay đổi dòng chảy đại dương Thay đổi chuyển động của trái đất
  15. 15 Nguyên nhân Khí nhà kính ( khí thải từ hoạt động sản xuất, khí thải giao thông) do con người Chặt phá rừng Ô nhiễm môi trường biển
  16. b. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 16  - Nguyên nhân do tự nhiên như: thay đổi cường độ chiếu sáng của mặt trời, hoạt động núi lửa, thay đổi dòng chảy của đại dương, thay đổi chuyển động trái đất ) - Nguyên nhân do con người như: sự gia tăng các khí nhà kính ( khí thải từ hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất), khai thác quá mức các hệ sinh thái làm giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính trong bầu khí quyển của các HST đó.
  17. 17 Quan sát video hiệu ứng nhà kính, trả lời câu hỏi: 1. Khí nhà kính bao gồm các loại khí nào? Tác dụng của khí nhà kính? 2. Thế nào là hiệu ứng nhà kính? 3. Những hành động của con người làm gia tăng khí nhà kính? Hậu quả? 4. Tại sao nói sự tăng nồng độ các khí nhà kính làm nhiệt độ toàn cầu tang lên và làm biến đổi khí hậu? 5. Nêu một số biện pháp làm giảm bớt hiệu ứng nhà kính?
  18. 1. Khí nhà kính bao gồm các loại khí nào? Tác dụng của khí nhà 19 kính? - Khí nhà kính bao gồm : CO2, N2O, CH4, O3 - Tác dụng của khí nhà kính: Giữ nhiệt 2. Thế nào là hiệu ứng nhà kính? - Là hiện tượng ngăn không cho bức xạ nhiệt từ trái đất thoát ra ngoài không trung để giữ ấm trái đất. 3. Những hành động của con người làm gia tăng khí nhà kính? Hậu quả? - Những hành động của con người: Chặt phá rừng, khí thải hoạt động sản xuất, khí thải các phương tiện giao thông - Hậu quả : Làm cho trái đất nóng lên
  19. 4. Tại sao nói sự tăng nồng độ các khí nhà kính làm nhiệt độ toàn cầu20 tăng lên và làm biến đổi khí hậu? - Khi lượng khí nhà kính tăng lên tạo thành lớp dày bao quanh trái đất làm cho các tia bức xạ không thoát ra ngoài khí quyển mà hấp thụ ngược lại làm trái đất nóng lên. 5. Nêu một số biện pháp làm giảm bớt hiệu ứng nhà kính? - Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời,, thủy triều, địa nhiệt - Cần tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo, không cho thải vào không khí. - Trồng nhiều cây xanh
  20. * Hiệu ứng nhà kính - Khí nhà kính bao gồm : CO2, N2O, CH4, O3 21 - Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng ngăn không cho bức xạ nhiệt từ trái đất thoát ra ngoài không trung để giữ ấm trái đất. - Nguyên nhân làm gia tăng hiệu ứng nhà kính: Chặt phá rừng, khí thải hoạt động sản xuất, khí thải các phương tiện giao thông - Hậu quả làm cho trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu - Biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính: + Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường . + Cần tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo, không cho thải vào không khí. + Trồng nhiều cây xanh
  21. c. Biểu hiện của biến đổi khí hậu 22
  22. 24 Nhiệt độ trái đất tang, theo số liệu của các nhà khoa học khi công bố trong vòng 100 năm nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng lên 0,6 độ C. Nhiệt độ trái đất tăng kéo theo sự gia tăng của nạn hạn hán ở khắp nơi. Nguy cơ hạn hán kéo dài rất dễ xảy ra, điều này gây nguy hiểm đến sự phát triển của nền nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước. Không chỉ hạn hán, trái đất nóng lên còn kéo theo các hiện tượng thời tiết dị thường như siêu bão, bão tuyết, lũ lụt, thiên tai Sự ấm lên của Trái đất cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm khói bụi dài hạn cũng ảnh hưởng tới quá trình hình thành mây và lượng mưa, khiến các điều kiện thời tiết khắc nghiệt trầm trọng them.
  23. 25 Chỉ trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã tăng gần gấp 3 lần so với thế kỷ trước. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, do tác động trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu, mực nước biển trên đại dương toàn cầu đã tăng từ 15-20 cm kể từ năm 1900. Ngày nay, hiện tượng các sông băng bị tan chảy, đặc biệt các tảng băng ở đỉnh Greenland ở Bắc Đại Tây Dương và Nam Cực tan chảy đã trở thành nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng nhanh. Theo số liệu năm 2018, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi sản xuất 12 triệu tấn gạo/năm (xuất khẩu 6 triệu tấn), khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Mực nước biển dâng không những làm diện tích đất đai bị thu hẹp, mà còn làm nhiễm mặn một số nguồn nước ngọt, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp, đe dọa đến cuộc sống nhân dân
  24. 26 Hiện tượng thời tiết cực đoan
  25. 28 Hướng dẫn học bài 1. Bài cũ - Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện biến đổi khí hậu - Nêu các biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây, hậu quả xảy ra với Việt Nam khi mực nước biển dâng. 2. Bài mới - Tìm hiểu Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. - Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, diện tích rừng và đa dạng sinh học, tác động đến con người.