Bài giảng Sinh học 8 - Đại dịch AIDS, thảm họa của loài người

pptx 26 trang minh70 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Đại dịch AIDS, thảm họa của loài người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_8_dai_dich_aids_tham_hoa_cua_loai_nguoi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Đại dịch AIDS, thảm họa của loài người

  1. TìmTìm hiểuhiểu vềvề HIV/AIDSHIV/AIDS
  2. Tình hình HIV/AIDS hiện nay ở nước ta • So với thời điểm này năm ngoái, số người nhiễm HIV đã tăng gần gấp đôi, số người chuyển sang giai đoạn AIDS đã tăng gần gấp 3 và số người tử vong do AIDS tăng gấp 2,40 lần. Đối tượng nhiễm HIV vẫn tập chung chủ yếu đối tượng là nam giới trong độ tuổi rất sung sức 20 - 29 tuổi • Hiện nay, căn bệnh này đã có mặt 64/64 tỉnh thành nước ta. Tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất là trên toàn quốc thuộc về Quảng Ninh • (với 673,88/10.0000 người), đứng sau là Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM. Bà Rịa- Vũng Tầu, Cao Bằng, Bắc Kạn Đặc biệt, có những tỉnh miền núi như Cao Bằng, số ca nhiễm HIV phát hiện trong năm 2006 đã tăng gấp rưỡi so với 5 năm trước cộng lại.
  3. Phân bố nhiễm HIV năm 2013 ở Việt Nam
  4. 1. AIIDS AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh là Acquired Immuno Deficiency Syndrome. - Dịch ra là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ( hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng ) . - AIDS do 1 loại virut gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. - AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm Virút , khi đó hệ thống miễn dịch bị phá hủy hoàn toàn , cơ thể mất khả năng chống đỡ bệnh tật .
  5. 2.HIV HIV là tên của một loại virut gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. H : Human I : Immuno- Deficiency V : Virus
  6. Cấu tạo của HIV • Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi nó ở ngoài cơ thể. Nhờ đó HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là khi nó nằm trong máu dính trong các bơm, kim tiêm đã sử dụng. • Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú. Các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu. • Nhân của HIV gồm 2 chuỗi ARN và có men sao chép ngược. Nhờ có men sao chép ngược nên khi vào trong tế bào HIV có khả năng sao chép 2 chuỗi ARN thành 2 chuỗi AND và gắn vào nhân tế bào và nhân lên thành các vi-rút mới. • Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomet tính trung bình thì cần khoảng 10000 vi-rút HIV xếp liền nhau để ta có một độ dài 1mm). Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc. • Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc.
  7. HIV/AIDS
  8. HIV xâm nhập, phát triển và gây bệnh cho con người • Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một tế bào trong cơ thể. Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt tế bào CD4), đóng vai trò như một “tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. • Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào limphô T,gián tiếp vô hiệu hóa tế bào limpho B (bạch cầu tiết kháng thể). HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ.
  9. • HIV phá hủy bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hoá” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội này gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm . . . và cuối cùng dẫn đến tử vong. • Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí . . . hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da . . . gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng, phức tạp và khó chẩn đoán.
  10. Con đường lây, nhiễm HIV/AIDS?
  11. Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm. Nên HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: 1- Đường máu (20%) : Dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ rạch da có dính máu, hoặc các dịch sinh học nhiễm HIV.
  12. Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm. Nên HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: 2. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV ( 70- 80%) Quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng ko dùng bao cao su của người nhiễm HIV. HIV thường được truyền nhiễm qua đường tình dục. Đó là vì hỗn tạp các chất dịch và virus có thể được lây nhiễm, đặc biệt là nơi sở hữu các vết rách trong các mô âm đạo, lỗ đít, vết thương hoặc bệnh lây qua con đường tình dục khác (STDs). Các cô gái đặc biệt dễ bị nhiễm HIV vì màng âm đạo của họ là mỏng hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn so với những người phụ nữ trưởng thành
  13. Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm. Nên HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: 2. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV ( 70- 80%) Quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng ko dùng bao cao su của người nhiễm HIV. HIV thường được truyền nhiễm qua đường tình dục. Đó là vì hỗn tạp các chất dịch và virus có thể được lây nhiễm, đặc biệt là nơi sở hữu các vết rách trong các mô âm đạo, lỗ đít, vết thương hoặc bệnh lây qua con đường tình dục khác (STDs). Các cô gái đặc biệt dễ bị nhiễm HIV vì màng âm đạo của họ là mỏng hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn so với những người phụ nữ trưởng thành
  14. Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm. Nên HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: 3- Lây từ mẹ sang con( 20-30% ) Mẹ nhiễm HIV truyền nhiễm sang con (trước hoặc khi sinh) và cho con bú. Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm.
  15. Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm. Nên HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: 3- Lây từ mẹ sang con( 20-30% ) Mẹ nhiễm HIV truyền nhiễm sang con (trước hoặc khi sinh) và cho con bú. Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm.
  16. HIV/AIDS ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  17. Các giai đoạn, triệu chứng của bệnh HIV/AIDS
  18. Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ - ARS) • Trong khoảng từ 1 - 2 tháng sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, có từ 40% đến 90% số người sẽ trải qua các triệu chứng giống bệnh cúm. Lúc này, bệnh nhân có thể sốt 38 - 40 độ C, vã mồ hôi, mỏi mệt, đau cơ khớp, viêm họng, sưng nhiều hạch • Thời điểm này là lúc virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn. Các hiện tượng viêm, sưng chính là phản ứng viêm của hệ miễn dịch.
  19. Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng • Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm. • Trong cơ thể, sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu, dần chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mãn tính. • Trong suốt giai đoạn mãn tính, virus HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết, khiến các hạch này thường bị sưng do phản ứng với một số lượng lớn virus kẹt trong mạng lưới tế bào.
  20. Giai đoạn có liên quan đến AIDS • Giai đoạn cận AIDS cũng không có nhiều biến chuyển. Lúc này, cơ thể dần yếu đi. Thi thoảng, bệnh nhân sẽ mắc chứng viêm xoang, viêm amidan, viêm hầu họng, viêm miệng tái diễn, hay bị mẩn ngứa, phát ban, nấm móng • Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.
  21. Giai đoạn bệnh AIDS • Giai đoạn AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV và cũng là kết thúc bi thảm khó tránh khỏi ở những người bệnh. Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn này là các rối loạn liên quan đến suy giảm miễn dịch. • Lúc này, người bệnh nổi hạch toàn thân kèm theo cơn sốt kéo dài trên một tháng. Kèm với đó là hiện tượng tiêu chảy dài cùng sự sút cân mạnh (khoảng 10% thể trọng cơ thể). Do cơ thể mất hàng rào bảo vệ nên bất kỳ vi khuẩn, virus nào cũng có thể dễ dàng tấn công và gây bệnh. • Thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh. • Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơ thể người bệnh có biểu hiện “da bọc xương” do sụt cân mạnh, nấm miệng, u phổi phát triển không ngừng Các bệnh lý về cơ xương khớp hay viêm loét miệng hoại tử rất nhanh. • Ở những giai đoạn muộn sau, khả năng sống sót sẽ thấp dần đi, cơ thể suy nhược, tiều tụy, không sức sống.
  22. CÁCH PHÒNG , TRÁNH: Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau: 1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục: • - Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. • - Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách. • - Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV
  23. • - Không tiêm chích ma túy. • - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. • - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu • - Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV • - Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay, 2. Phòng nhiễm HIV/ADIS lây qua đường máu
  24. 3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con: • - Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con. • - Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con. • - Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
  25. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!