Bài giảng Sinh học 8 - Tác hại của giun sán vệ sinh tiêu hóa

pptx 23 trang minh70 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Tác hại của giun sán vệ sinh tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_8_tac_hai_cua_giun_san_ve_sinh_tieu_hoa.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Tác hại của giun sán vệ sinh tiêu hóa

  1. Nhóm 2 Chủ đề Tác hại của giun sán
  2. I. Giun sán là gì ? Giun sán hay còn gọi là lãi hoặc bệnh giun sán, nhiễm giun sán, giun ký sinh, sán ký sinh (sán lãi), chỉ về những sinh vật đa bào lớn, khi trưởng thành thường có thể được nhìn thấy bằng mắt thường sống ký sinh trong cơ thể con người và động vật. ô 2
  3. Một số hình ảnh về giun sán Sán lá gan
  4. Một số hình ảnh giun sán ○ Giun kim 4
  5. Một số hình ảnh giun sán ○ Giun đũa 5
  6. Một số hình ảnh giun sán ○ Giun móc 6
  7. II. Tác hại của giun sán đối với hệ tiêu hóa của con người 7
  8. 1. Chiếm đoạt dinh dưỡng ○ Giun sán hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ, nếu bị nhiễm số lượng giun sán nhiều thì lượng thức ăn và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi càng lớn. Ngoài ra, giun sán còn có thể chiếm dụng những chất cần thiết của cơ thể người như giun móc, giun mỏ chiếm đoạt chất protein, huyết thanh, acid folic, sắt huyết thanh; sán dây cá chiếm đoạt vitamin B12. 8
  9. 2. Gây độc cho cơ thể ○ Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như kém ăn, buồn nôn, mất ngủ ○ Qua một số thí nghiệm cho thấy: ○ -Loại giun đũa có chất độc ở xoang thân gọi là Ascaron có thể làm chết loài thỏ ○ -Một số trường hợp điều trị giun đũa, giun bị chết hàng loạt, chất độc của giun giải phóng ra làm người bệnh bị nhiễm độc phải cấp cứu 9
  10. 3. Gây tác hại cơ học ○ Giun sán gây một số tác hại cơ học cho hệ tiêu hoá của con người như: ○ -Loại giun móc, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột. ○ -Loại giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy. ○ -Nang ấu trùng sán dây lợn ký sinh ở não gây động kinh, đột tử; ký sinh ở mắt gây mù mắt. ○ -Loại giun chỉ bạch huyết gây phù voi do viêm tắc mạch bạch huyết. ○ -Loại sán lá phổi làm vỡ thành mạch máu ở phổi gây ho ra máu 10
  11. 4. Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập ○ Không chỉ vậy, giun sán còn tạo điều kiện cho vì khuẩn xâm nhập và làm hại đến cơ thể người: ○ -Loại giun đũa, giun tóc, sán dây làm cho độ toan của dịch vị dạ dày giảm, vi khuẩn dễ có điều kiện phát triển khi xâm nhập qua đường tiêu hóa. ○ -Loại ấu trùng giun móc, giun mỏ, giun lươn khi chui qua da gây nên viêm da. 11
  12. III. Thực trạng ở Việt Nam 12
  13. 90% Dân số sống trong vùng dịch tễ của bệnh giun truyền qua đất 13
  14. 4,000,000 Trẻ em lứa tuổi mầm non Trẻ em là học sinh tiểu học6,000,000 19,000,000 Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 14
  15. IV. Nguyên nhân ○ - Giun sán có thể ký sinh ở cả rau thủy sinh và rau trồng trên cạn. ○ - Ngoài nguyên nhân trên thì điều kiện khí hậu nước ta rất thích hợp cho các loại ký sinh trùng đường ruột phát triển. Do vậy, các loại giun ký sinh dễ có trong thức ăn nấu chưa chín như thịt bò, cá, thịt cua, ếch hay rau sống ○ - Những thức ăn như thịt tái, trứng ốp lết hoặc trứng trần là những thức ăn bổ dưỡng nhưng lại chứa mầm bệnh giun sán rất cao, đồng thời cũng không tốt cho hệ tiêu hóa nhất là người già, người mới ốm dậy, trẻ nhỏ. 15
  16. IV. Nguyên nhân ○ - Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị nhiễm giun sán. Nguyên nhân một phần là do thức ăn nước uống, cũng là qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện. ○ -Tiết canh, gỏi cá, thịt bò, thịt heo nhúng, tái, cua nướng, rau sống là những món ăn được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, chúng thường chứa 16 nhiều trứng giun, sán rất nguy hiểm.
  17. V. Cách phòng bệnh giun sán -Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. -Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. -Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ ○ 17
  18. V. Cách phòng bệnh giun sán -Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất. -Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun. -Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít -Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. 18
  19. Có thể bạn chưa biết 19
  20. GIUN KIM ○ - Gây rối loạn tiêu hóa ○ - Đây là tác hại đầu tiên mà giun kim có thể gây ra cho bạn, tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài và gây ra viêm ruột chính là tác hại khá nghiêm trọng khi ký sinh trùng giun kim ký sinh trong cơ thể của bạn. ○ - Khi giun kim ở trong ruột, nó sẽ tác động và gây ảnh hưởng đến niêm mạc ruột gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm ruột mãn tính rất nguy hiểm. Bạn cần hết sức chú ý đến tình trạng này để có thể chữa trị hiệu quả nhất. 20
  21. SÁN LÁ GAN • Người bệnh nhiễm sán lá gan lớn thường có biểu hiện: ○ - Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. ○ - Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa ○ - Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, bệnh cảnh nặng nề. ○ - Một số trường hợp sán ký sinh lạc chỗ như ở phổi, dưới da ngực ○ Triệu chứng của bệnh sán lá gan có biểu hiện giống với các bệnh lý khác ở gan như viêm gan virus, viêm đường mật do sỏi, ung thư gan, hay áp xe gan do các nguyên nhân khác vì vậy người bệnh cần được thăm khám kỹ để được điều trị thích hợp. 21
  22. GIUN MÓC ○ - Thời gian từ khi ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể đến lúc thành giun trưởng thành gây bệnh là khoảng 6-7 tuần. Giun ký sinh ở tá tràng, ruột non, gây nên những cơn đau ở vùng thượng vị, kèm theo cảm giác cồn cào, đầy bụng, buồn nôn. Giun móc hút máu ở tá tràng, tiết ra độc tố gây ức chế cơ quan tạo máu, gây chứng thiếu máu kéo dài, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt, thiếu máu nhược sắc 22
  23. Thanks Any questions? 23