Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 32 - Bài 31: Trao đổi chất

ppt 30 trang minh70 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 32 - Bài 31: Trao đổi chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_8_tiet_32_bai_31_trao_doi_chat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 32 - Bài 31: Trao đổi chất

  1. Em có nhận xét gì về kích thước, chiều cao, cân nặng của em bé so với người trưởng thành? Vì sao có sự khác nhau đó?
  2. Vậy nhờ đâu em bé lớn lên được để trở thành người trưởng thành? Nhờ quá trình trao đổi chất và năng lượng. Vậy quá trình đó gồm các quá trình nào, diễn biến như thế nào?
  3. CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: - Quan sát hình 31.1 trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu bài tập: + Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? + Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? + Hệ hô hấp có vai trò gì? + Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất? + Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?
  4. CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: - Quan sát hình 31.1 trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu bài tập: MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG NGOÀI CƠ THỂ NGOÀI Oxi HỆ HÔ HẤP CO 2 Thức ăn, nước HỆ TIÊU HÓA Phân muối khoáng HỆ BÀI TIẾT Nước tiểu, mồ hôi SƠ ĐỒ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA CƠ THỂ VỚI MÔI TRƯỜNG
  5. Thức ăn, nước, muối khoáng O2 CO2 Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
  6. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: - Tiếp tục nghiên cứu thông tin sgk và H31.1 hoàn thành nội dung bảng dưới đây vào vở bài tập: Bảng chuẩn kiến thức Hệ cơ quan Vai trò trong sự trao đổi chất Tiêu hoá Hô hấp Bài tiết Tuần hoàn
  7. HỆ TIÊU HÓA - Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài. Hình 24.3 – Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người
  8. Khoang mũi - Lấy ôxi từ môi Họng trường cung cấp Thanh quản cho cơ thể và thải Lá phổi trái CO2 từ cơ thể ra Khí quản ngoài môi trường. Lá phổi phải Phế quản HỆ HÔ HẤP
  9. - Vận chuyển ôxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và CO2, các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết. HỆ TUẦN HOÀN
  10. Lát cắt ống dẫn ngang nuớc của thận tiểu Thận Bề mặt trái thận HỆ BÀI TIẾT - Lọc máu, thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu và mồ hôi.
  11. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: - Tiếp tục nghiên cứu thông tin sgk hoàn thành nội dung bảng dưới đây vào vở bài tập: Bảng chuẩn kiến thức Hệ cơ quan Vai trò trong sự trao đổi chất - Lấy thức ăn từ môi trường ngoài vào biến đổi thành Tiêu hoá các chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã ra ngoài. - Lấy ôxi từ môi trường cung cấp cho cơ thể và thải Hô hấp CO2 từ cơ thể ra ngoài môi trường. - Lọc máu, thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới Bài tiết dạng nước tiểu và mồ hôi. - Vận chuyển ôxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và CO2, Tuần hoàn các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết.
  12. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: Môi trường ngoài Cơ thể Môi trường ngoài Ô xi Hệ hô hấp CO2 Thức ăn,nước Hê tiêu hoá Phân Hệ bài tiết Muối khoáng Nước tiểu Kết luận: - Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất cặn bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
  13. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: - Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất cặn bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra. II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong:
  14. TẾ BÀO NĂNG LƯỢNG Chất thải CO2 THẢO LUẬN NHÓM (5 phút) 1. Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì? 2. Sản phẩm đó được đổ vào nước mô rồi vào máu được đưa tới đâu?
  15. Chất dinh - Tế bào tiếp nhận từ dưỡng môi trường trong: các chất dinh dưỡng và O2 Chất thải được sử dụng cho các hoạt động sống. - Đồng thời tế bào thải vào môi trường trong: các sản phẩm phân huỷ, Mao mạch bạch huyết khí CO2 và được đưa Ôxi và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan bài tiết, Nước mô Tế bào Cacbonic và tiêu hóa và hô hấp để các chất thải thải ra. Mao mạch máu
  16. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong: - Chất dinh dưỡng và oxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy đưa đến các cơ quan thải ra ngoài. - Sự TĐC ở tế bào thông qua môi trường trong.
  17. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài: II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong: III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào:
  18. Thức ăn, nước, muối khoáng Oxi trong không khí CO2 C¬Cơ thÓ thể Phổi Chất dinh O2 dưỡng Chất dinh TẾTÕ bµo BÀO CO2 O2 Môi dưỡng Năng lượng trường Máu Nước mô CO2 Chất thải trong Ống tiêu hóa Chất thải Cơ quan Môi trường ngoài bài tiết Phân Nước tiểu H31.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC tế bào.
  19. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào: - Quan sát H 31.2: Trả lời các câu hỏi: - TĐC ở cơ thể và cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào? - Nếu quá trình TĐC ở 1 cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hâu quả gì? - TĐC ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào, nhận từ tế bào sản phẩm bài tiết , CO2 để thải ra môi trường ngoài. -TĐC ở tế bào giải phóng năng lượng, cung cấp cho cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động TĐC.
  20. Tiết 32-Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào: -TĐC ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào, nhận từ tế bào sản phẩm bài tiết , CO2 để thải ra môi trường ngoài. - TĐC ở tế bào giải phóng năng lượng, cung cấp cho cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động TĐC. - TĐC ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  21. Vận dụng Gỏi cá, rau sống - con đường xâm nhập của giun, sán vào cơ thể
  22. Xoa bóp Luyện tập TDTT đều đặn, vừa sức
  23. BÀI TẬP Bài tập 1: Khoanh tròn câu đúng trong các câu sau: Những chất nào được máu và nước mô vận chuyển đến tế bào ? a) Các chất dinh dưỡng và oxi b) Khí cacbonic và muối khoáng c) Prôtêin, gluxit và muối khoáng d) Cả a, b, c
  24. Tế bào thải vào môi trường trong các sản phẩm là: a. Khí cácbonic và chất dinh dưỡng b. Khi cácbonic và chất cặn bã c. khí ôxi và khí cácboníc d. Khí ôxi và chất cặn bã
  25. Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thể hiện như thế nào ? a. Tế bào nhận chất dinh dưỡng và oxi từ máu b. Tế bào tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng từ những chất đơn giản và tích lũy năng lượng c. Tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng và thải những chất không cần thiết ra môi trường d. Cả a, b và c
  26. Quà tặng may mắn 1 2 3 PHẦN THƯỞNG LÀ MÓN QUÀ BÍ MẬT PHẦN THƯỞNG NHÓM BẠN LÀ MỖI BẠN 1 ĐIỂM 10 Phần thưởng là một tràng pháo tay
  27. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Trả lời các câu hỏi vào vở bài tập: - Đọc trước bài 32: CHUYỂN HÓA và trả lời các câu hỏi sau: + So sánh quá trình đồng hóa với quá trình dị hóa? + Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? + Chuyển hóa cơ bản là gì? Ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản?