Bài giảng Sinh học lớp 11 - Bài 5: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật - Trần Nữ Thanh Tâm

pptx 16 trang thuongnguyen 4280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học lớp 11 - Bài 5: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật - Trần Nữ Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_5_dinh_duong_nito_o_thuc_vat_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học lớp 11 - Bài 5: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật - Trần Nữ Thanh Tâm

  1. • - Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. • Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH(4+) và NO(3-). • Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của thực vật.
  2. ➢Trả lời: Vì thiếu Nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein bên trong cây, các bộ phận khác không được cung cấp protein để sinh trưởng, biểu hiện làm cho lá có màu vàng nhạt.
  3. • Nitơ là thành phần không thể thay thế trong các hợp chất sinh học quan trọng như: protein, enzim, cooenzim, axit nuclêic, diệp lục, ATP trong cơ thể thực vật.
  4. Quan sát hình 5.1 và rút ra nhận xét về 4 loại cây trong hình.
  5. Trả lời: • Cây (a): cây phát triển mạnh, lá xanh vì được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. • Cây (b): cây ít phát triển, lá cây màu vàng vì thiếu nguyên tố Kali. • Cây (c): cây hầu như không phát triển, lá vàng. • Cây (d): cây có phát triển nhưng lá mọc thấp vì thiếu nguyên tố Photpho.
  6. • Nitơ là thành phần cấu tạo nên protein enzim- cooenzim và ATP. Vì vậy , nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất.
  7. Trả lời: ➢- Giảm quá trình tổng hợp protein, sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm. ➢- Gây hiện tượng vàng lá( từ vàng ít đến vàng nhiều), xuất hiện trước hết ở các lá già do sự phân giải diệp lục và huy động nguồn nitơ từ các lá phía dưới cho phần phía trên đang tăng trưởng. ➢- Sinh trưởng bị kìm hãm, làm giảm năng suất.
  8. - Gồm 2 quá trình: ❑ Quá trình khử nitrat. ❑ Quá trình đồng hóa amôni.
  9. • - Quá trình này được thực hiện ở mô rễ và mô lá, gồm 2 giai đoạn Giai đoạn 1: từ nitrat được khử thành nitrit, cần có sự tham gia của enzim nitrat reductaza. Giai đoạn 2: từ nitrit tiếp tục khử thành amôni, được xúc tác bởi enzim nitrat reductaza. - Cả hai enzim trên đều đước hoạt hóa bởi Mo và Fe. Hoạt động của chúng có liên quan chặt chẽ với hoạt động quang hợp và hô hấp của cây chủ, các quá trình này cung cấp cơ chất khử và năng lượng cần thiết cho hoạt động khử nitrat.
  10. • - Trong mô thực vật tồn tại 3 con đường liên kết NH4(+) với các hợp chất hữu cơ:
  11. • Amin hóa trực tiếp các axit xêtô (Axit xêtô+ NH4(+) -> Axit amin) • Chuyển vị amin (Axit amin + Axit xêtô->> Axit amin mới + Axit xêtô mới). • Hình thành amit: Đó là con đường liên kết NH4(+) vào axit amin đicacbôxilic ( Axit amin đicacbôxilic + NH4(+) -> Amit)
  12. - Ý nghĩa sinh học của sự hình thành Amit: ❖Đó là cách giải độc NH4(+) tốt nhất (chất này tích lũy lại gây độc cho tế bào). ❖ Amit là nguồn dự trữ NH4(+) cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết.
  13. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? • Trả lời: Vì trong 2 dạng nitơ, cây hấp thụ được từ môi trường có dạng NO3(-) là dạng oxy hóa. Nhưng trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử do đó nitrat cần được khử thành amôni để tiếp tục được đồng hóa thành các axit amin, amit, protein