Bài giảng Sinh học lớp 12 - Tiết 53, Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Tiếp theo)

pptx 32 trang thuongnguyen 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học lớp 12 - Tiết 53, Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_12_tiet_53_bai_37_cac_dac_trung_co_ba.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học lớp 12 - Tiết 53, Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Tiếp theo)

  1. Kính chào cô và các bạn
  2. Bài 53: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (tiếp theo)
  3. V. Kích thước của quần thể sinh vật - Là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. - Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. +Ví dụ:
  4. 1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa a) Kích thước tối thiểu: - Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dứơi mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Nguyên nhân là do: + Số lượng cá thể trong quần thể quá ít , sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
  5. + Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội găp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít.
  6. + Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
  7. - Ngoài ra, nhiều quần thể bị con người khai thác, săn bắt quá mức nên quần thể khó có khả năng tự phục hồi.
  8. b) Kích thước tối đa: - Là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể đạt được, phù hợp với khả năng cũng cấp nguồn sống của môi trường. + Ví dụ:
  9. - Nhưng nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật, tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.
  10. 2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật - Phụ thuộc vào 4 nhân tố + Mức độ sinh sản + Mức độ tử vong + Mức độ nhập cư + Mức độ xuất cư
  11. a) Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật - Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. - Mức độ sinh sản phụ thuộc vào: + Số lượng trứng (hay con non ) của 1 lứa đẻ; số lứa đẻ của 1 cá thể cái trong đời. + Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, + Tỉ lệ đực/cái của quần thể. - Mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi.
  12. b) Mức độ tử vong của quần thể sinh vật - Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian. - Mức độ tử vong phụ thuộc vào: + Trạng thái của quần thể. + Các điều kiện sống của môi trường: biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, kẻ thù, + Mức độ khai thác của con người.
  13. c) Phát tán cá thể của quần thể sinh vật – Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể – Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể – Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang nơi sống mới – Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, cạnh tranh gay gắt trong quần thể.
  14. VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng Quần thể tăng trưởng thực tế sinh học – Điều kiện môi trường không bị giới – Điều kiện môi trường bị giới hạn, hạn, hoàn toàn thuận lợi. không hoàn toàn thuận lợi. – Đường cong tăng trưởng hình chữ J – Đường cong tăng trưởng hình chữ S
  15. VII. Tăng trưởng của quần thể người – Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số đạt được mức tăng trưởng cao chính là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc ngày càng được cải thiện, mức độ tử vong giảm và tuổi thọ ngày càng được nâng cao.
  16. – Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.
  17. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe