Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Những điều cần biết về cong vẹo cột sống - Trường THCS TT Cái Nhum

ppt 17 trang Hương Liên 15/07/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Những điều cần biết về cong vẹo cột sống - Trường THCS TT Cái Nhum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_8_bai_nhung_dieu_can_biet_ve_cong_veo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Những điều cần biết về cong vẹo cột sống - Trường THCS TT Cái Nhum

  1. MÔN: SINH HỌC 8 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TÌM HIỂU BỆNH LIÊN QUAN ĐỀN XƯƠNG KHỚP
  2. Trường THCS TT Cái Nhum SINH HỌC 8 Những điều cần biết về bệnh Nhóm 2 lớp 8/8 cong vẹo cột sống Các thành viên : - Minh Trường - Thanh Lợi - Hồng Ngân - Tuấn Vương - Huỳnh Hương - Minh Huy - Thành Phát
  3. Là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, cong vẹo cột sống có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, biến dạng ngoại hình nếu không chữa trị kịp thời.
  4. Cong vẹo cột sống là gì? Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống, đệm giữa bằng những đĩa đệm. Cột sống hình chữ S khi nhìn nghiêng, nhìn từ phía sau thì thấy cột sống vẫn thẳng. Biểu hiện cụ thể chính là thay đổi đường cong sinh lý của cột sống và hai vai mất cân đối, không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra. Ngoài ra có thể thấy ụ lồi trên lưng do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên hoặc có thể bị gù.
  5. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống: Một số trẻ sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số khác bị cong vẹo cột sống do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về thần kinh, bệnh cơ, bị chấn thương, thể trạng kém vì ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương), cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi. Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống.
  6. Triệu chứng cong vẹo cột sống ở người lớn: Hông và vai không đồng đều, gặp khó khăn khi đi bộ, lưng gù, chiều cao giảm, tê, yếu tay chân, gặp rắc rối khi đứng thẳng.
  7. Triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em: Nhìn phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên, có thể kèm theo vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia; xương chậu và háng cao hơn bên kia; cột sống lệch sang bên. Cho trẻ cúi thắt lưng, nhìn phía sau sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên một hay hai bên.
  8. Biến chứng liên quan đến cong vẹo cột sống: Cong vẹo cột sống bắt đầu có thể gây những ảnh hưởng rõ rệt, cụ thể nhất là sự bất thường trong tư thế, hình dáng và độ cân xứng của lưng, vai hoặc hông. Độ cong vẹo càng cao, những bất thường ngày càng nhiều, thậm chí có thể làm biến dạng ngoại hình, người vẹo lệch hẳn về một phía gây tâm lý tự ti, mặc cảm cho người bệnh.
  9. Hơn nữa, chứng vẹo cột sống còn có thể làm suy giảm chức năng phổi; đau cổ, lưng hoặc chân; đau đầu; khó ngủ và căng cơ. Cũng có nhiều nữ giới mắc cong vẹo cột sống dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất không đều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  10. Khi nào cần đến gặp bác sĩ: Nếu trẻ bị đau lưng nặng, vai hoặc hông không đồng đều hoặc bất kỳ triệu chứng vẹo cột sống nào khác thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, các đường cong nhẹ ở cột sống có thể xuất hiện chậm và không gây đau nên luôn phải phòng tránh bệnh.
  11. Cong vẹo cột sống nên điều trị như thế nào? Hiện nay, cong vẹo cột sống có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, phụ thuộc vào hình dáng đường cong, mức độ của bệnh. Đeo đai định hình cột sống là phương pháp phổ biến và được áp dụng với hầu hết các bệnh nhân ở độ tuổi thanh – thiếu niên bị cong vẹo mức trung bình (25 – 40 độ). Thời gian mang đai dựa theo đề nghị của bác sĩ, thường là đến 18 tuổi hoặc đến lúc xương sống ngừng phát triển. Để đạt kết quả tốt nhất, cần mang đai định hình ít nhất 13 tiếng mỗi ngày và lựa chọn loại đai chất lượng tốt, tỉ lệ chính xác và phù hợp với vóc dáng.
  12. Phẫu thuật: Chứng vẹo cột sống có thể được cải thiện nhờ vật lý trị liệu, kiên trì nắn chỉnh trong thời gian dài. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng bạn sẽ chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là sống chung với lũ, hoặc là phẫu thuật. Đó là một trong những ca phẫu thuật xâm lấn nhiều nhất, khi bệnh nhân phải mổ banh phần lưng để bắt vít, nắn chỉnh trực tiếp. Hệ quả là những cơn đau đớn kéo dài, thời gian hồi phục rất lâu, sẽ khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa.
  13. Các biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống Cải thiện điều kiện vệ sinh trường học. Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở học sinh. - Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90o (dao động trong khoảng 75-105o), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6 cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, các em vẫn ngồi sai. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.
  14. Các biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống - Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo từ 300lux trở lên. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em để đảm bảo ánh sáng tốt hơn. - Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.
  15. Bài thuyết trình của nhóm 2 đến đây là kết thúc Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe