Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Tìm hiểu về căn bệnh viêm xương khớp - Trường THCS TT Cái Nhum

ppt 18 trang Hương Liên 15/07/2023 1590
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Tìm hiểu về căn bệnh viêm xương khớp - Trường THCS TT Cái Nhum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_8_bai_tim_hieu_ve_can_benh_viem_xuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Tìm hiểu về căn bệnh viêm xương khớp - Trường THCS TT Cái Nhum

  1. MÔN: SINH HỌC 8 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TÌM HIỂU BỆNH LIÊN QUAN ĐỀN XƯƠNG KHỚP
  2. Trường THCS TT Cái Nhum SINH HỌC 8 Tìm hiểu về căn bệnh : VIÊM XƯƠNG KHỚP Nhóm 3 lớp 8/8 Các thành viên : - Kiệt - Thông - Duy - Nghiêm - Bằng - Thư - Q. Anh - T. Vy - Gia Hân
  3. Bệnh viêm khớp là gì? Viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp, chủ yếu ảnh hưởng Viêmtới các khớp sụn, làđược căn đặc bệnh trưng phổ bởi biến hiện trên tượng toàn viêm thế một giới. hoặc Riêngnhiều ởkhớp. Việt Viêm Nam, khớp có tớithường hơn có35% triệu dân chứng số mắcđau đicác kèm. Đó là do khi bị viêm, các sụn bị vỡ và mòn đi, khiến cho các chứngxương bệnh dưới sụnvề viêmcọ sát khớp. vào nhau Đây khi là vận con động, số thống sẽ gây kê viêm, gần đâysưng, của đau ngành nhức xươngvà hạn chếkhớp khả nước năng ta, cử chođộng thấy của khớp.một thực trạng đáng lo ngại của xã hội hiện nay. Vì vậy, việc tìm hiểuViêm về khớp bệnh có viêm nhiều khớp mức độlà từhết nhẹ sức đến cần nặng, thiết các để dạng chủ bệnh độngviêm phòng khớp thường ngừa vàgặp đẩy như: lùi Thoái bệnh. hóa khớp (còn gọi là viêm khớp thoái hóa), viêm đa khớp dạng thấp, gout, viêm khớp nhiễm trùng,
  4. Nguyên nhân gây viêm khớp là gì? Nhiều người nghĩ bệnh viêm khớp chỉ xảy ra ở người già. Nhưng trên thực tế bệnh có thể gặp ở bất kỳ mọi lứa tuổi và giới tính. Vì lứa tuổi khác nhau, nên nguyên nhân mắc phải viêm khớp nhiều khi cũng khác nhau. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp là gì? Cùng điểm mặt những thủ phạm chính gây viêm khớp dưới đây: Tuổi tác: Tỷ lệ người cao tuổi bị viêm khớp cao hơn so với các lứa tuổi khác. Đó là do tuổi tác càng cao, các tế bào xương trở nên già hóa. Khớp cũng trở nên bị khô do không còn tiết ra nhiều dịch khớp. Cùng với đó là sụn giòn về dễ gãy hơn. Chấn thương: Chơi thể thao, vận động hoặc tai nạn đều có ảnh hưởng đến xương khớp và làm tăng nguy cơ bị viêm.
  5. Nguyên nhân gây viêm khớp là gì? Yếu tố di truyền: Những gia đình có tiền sử bệnh xương khớp thì con cháu của họ sau này cũng có nguy cơ mắc bệnh. Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá mức làm tăng áp lực của cơ thể lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, khớp hông và cột sống. Chính vì vậy, người béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp hơn người bình thường. Yếu tố nghề nghiệp: Làm việc với các động tác hoặc tư thế lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây các dạng viêm khớp như: viêm khớp ngón tay, viêm khớp ngón chân, viêm khớp bàn tay, cổ tay, khớp vai,
  6. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp Bệnh viêm khớp thường tiến triển một cách âm thầm và giai đoạn đầu không có biểu hiện gì khác thường. Chỉ khi mất một lượng sụn đáng kể, người bệnh mới cảm thấy đau nhức và không cử động được khớp. Các triệu chứng viêm khớp thường thấy như: -Đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp, thường bị ở các khớp tay và chân.
  7. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp -Các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Tần suất đau nhiều về đêm và gây khó ngủ. -Cứng khớp, khó cử động thường xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy và có thể kéo dài vài giờ. Đôi khi ngồi cũng sẽ có hiện tượng bị cứng khớp. Có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo, cót két, lục cục phát ra từ các khớp khi di chuyển hoặc khi bẻ khớp. -Những người bị viêm khớp có thể sẽ bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút,
  8. Bệnh viêm khớp nguy hiểm như thế nào? • Viêm khớp gây ra đau đớn và làm giảm khả năng vận động, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm việc. Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh viêm khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ có khả năng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: • Các cơ bắp yếu dần đi và có khả năng bị teo cơ. • Khi sụn khớp bị phá hủy sẽ gây dính khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. • Tổn thương dây chằng xưng quanh khớp, chèn ép dây thần kinh. • Các biến chứng khác có thể phát sinh từ viêm khớp như: gãy xương, chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp, hội chứng tim,
  9. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp • Để điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp cần kết hợp các biện pháp: thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng để cải thiện toàn diện sức khoẻ, tập luyện hàng ngày, sử dụng thuốc, đặc biệt là phục hồi sụn khớp và xương dưới sụn bị hư tổn. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ cùng bệnh nhân vạch ra kế hoạch điều trị cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp thường được áp dụng:
  10. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp 1. Điều trị theo phương pháp Y học hiện đại – Tây y Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc Tây Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chứa corticosteroid. Điều trị bệnh viêm khớp bằng thuốc Tây y nói chung, có thể giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm nhanh. Tuy nhiên, mặt trái của các loại thuốc này là chỉ điều trị triệu chứng của bệnh, bệnh sẽ bị tái phát lại khi ngưng dùng thuốc. Nếu sử dụng trong thời gian dài, người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc gây ra như đau dạ dày, tăng men gan, hại thận, phù mặt, đột qụy, Điều trị ngoại khoa: Đây là phương pháp cuối cùng được áp dụng sau khi điều trị viêm khớp bằng thuốc không hiệu quả. Hoặc người bệnh có những biểu hiện nặng, xuất hiện biến chứng của viêm khớp. Các bác sĩ có thể áp dụng hình thức như: loại bỏ dịch do màng hoạt dịch bị viêm, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật thay thế khớp. Phương pháp này có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động, nhưng cũng không thể đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn. Bên cạnh đó, còn có các điểm hạn chế là: chi phí điều trị cao, gây đau đớn, cần có thời gian hồi phục, nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vết thương, biến chứng trong và sau phẫu thuật. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thay đổi, vị trí phẫu thuật sẽ bị đau, thậm chí sưng tấy.
  11. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp 2. Điều trị bệnh viêm khớp theo phương pháp Đông y Theo quan niệm của Đông y, các bệnh viêm đau xương khớp là do phong, hàn, thấp, tà cùng phối hợp xâm nhập vào kinh lạc ở các cơ, các khớp làm cho khí huyết bị tắc nghẽn gây ra sưng đau, tê mỏi. Vì vậy, Đông y chú trọng điều trị gốc rễ của bệnh, đưa các tà khí ra ngoài cơ thể, bồi bổ nguyên khí, giúp lưu thông khí huyết ở gân, xương, giúp giảm đau và phòng ngừa tái phát. Bên cạnh đó, Đông y cũng chú trọng vào điều hòa ngũ tạng, bồi bổ can, thận, không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Đó cũng chính là lý do hiện nay bệnh nhân có xu hướng điều trị viêm khớp bằng Đông y nhiều hơn. Các thảo dược trong thuốc Đông y được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp vô cùng phong phú. Các thảo dược này có thể có những tính chất, đặc trưng khác nhau. Nhưng khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Một trong số các dược liệu có công dụng chữa trị bệnh viêm khớp tốt nhất phải kể đến cây Dây Đau Xương. Cây thuốc Nam quý này có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân, hoạt lạc, giúp trị các chứng đau nhức và phòng ngừa biến chứng của viêm khớp hiệu quả.
  12. Một số thuốc trị viêm khớp Điều trị viêm khớp bằng phương pháp Đông y được nhiều người áp dụng
  13. - Tập thể dục hàng ngày để xương khớp khỏe mạnh - Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức chịu đựng của các khớp, gây biến dạng khớp. Chế độ sinh hoạt - Tập thể dục mỗi ngày là phương pháp hữu hiệu để giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn, đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng, tối. Chế độ ăn uống hợp lý - Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, axit béo omega-3 có trong thịt, cá, sữa, trứng, tôm, dầu ô liu có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng đau khớp. - Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, D, E và beta-caroten có nhiều trong rau, củ, quả như ổi, dâu tây, cà chua, cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh và đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch. Có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm chậm sự tiến triển của bệnh. - Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày.
  14. Bài thuyết trình của nhóm 3 đến đây là kết thúc Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe!