Bài giảng Tập đọc 3 - Tuần 24, Bài: Đối đáp với vua

ppt 37 trang Hải Hòa 09/03/2024 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc 3 - Tuần 24, Bài: Đối đáp với vua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_doc_3_tuan_24_bai_doi_dap_voi_vua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tập đọc 3 - Tuần 24, Bài: Đối đáp với vua

  1. Ôn bài cũ 1)Rạp2) Em thích xiếc in 3)Cách viết các tờnhững quảng nội cáo dung để thôngnào trongbáo như quảng làm gì? thếcáo? nào? 4)Ngoài phần thông tin, quảng cáo còn được trang trí như thế nào?
  2. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: - Câu, đoạn - Nội dung
  3. Đối đáp với vua 1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. 2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. 3. Cậu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau : Nước trong leo lẻo cá đớp cá Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn : Trời nắng chang chang người trói người 4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé. Theo QUỐC CHẤN
  4. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: Minh Mạng - Câu, đoạn - Nội dung
  5. Vua Minh Mạng hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của Hoàng triều Nguyễn nước Đại Nam. Ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Tuy có một số chính sách sai lầm hạn chế, song giới sử gia đương đại vẫn đánh Minh Mạng Lăng Minh Mạng giá Minh Mạng là vị (1791- 1840) vua kiệt xuất nhất của Hoàng triều Nhà Nguyễn.
  6. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát - Câu, đoạn - Nội dung
  7. Cao Bá Quát (1809 – 1855) là người ở tỉnh Bắc Ninh. Ông là người nổi tiếng văn hay, chữ tốt, có tài đối đáp.
  8. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá - Câu, đoạn - Nội dung
  9. Ngự giá: (Vua) ngồi trên xe hoặc kiệu để đi các nơi. Xa giá: Xe của vua.
  10. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội).
  11. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, câu đối - Câu, đoạn - Nội dung
  12. Câu đối Đối: + Thể văn cũ gồm hai vế (hai câu) có số tiếng bằng nhau, đối chọi nhau về ý và lời. + Làm vế đối lại.
  13. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, câu đối, tức cảnh - Câu, đoạn - Nội dung Tức cảnh: thấy cảnh mà có cảm xúc, liền nảy ra văn thơ.
  14. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha.
  15. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, câu đối, tức cảnh, chỉnh - Câu, đoạn - Nội dung Chỉnh: theo đúng phép tắc chặt chẽ.
  16. 1. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. Hồ Tây xưa Hồ Tây nay
  17. * Quân lính đã có những hành động gì? Quân lính thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. 2. Cao Bá Quát có mong muốn gì? Cao Bá Quát có mong muốn nhìn rõ mặt vua.
  18. 3. Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ.
  19. Theo em, cậu bé có thực hiện được mong muốn không? Cậu bé đã thực hiện được mong muốn của mình và vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
  20. * Khi bị dẫn đến trước mặt nhà vua thái độ của cậu bé như thế nào? Cậu bé tự tin và tự xưng là học trò mới ở quê lên nên không biết gì. * Nhà vua đã làm làm gì khi nghe cậu bé xưng là học trò? Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha.
  21. 4. Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội để chuộc tội.
  22. * Vua ra vế đối thế nào? Vua ra vế đối: Nước trong leo lẻo cá đớp cá. * Vì sao nhà vua đưa ra vế đối: “Nước trong leo lẻo cá đớp cá”? Vì nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối.
  23. Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
  24. * Theo em khi nghe xong vế đối của Vua, cậu bé có gặp khó khăn gì không? - Không. Cậu bé không cần nghĩ ngợi lâu la gì liền đối lại luôn. 5. Cao Bá Quát đối lại như thế nào? - Cao Bá Quát đối lại: Trời nắng chang chang người trói người.
  25. Trời nắng chang chang người trói người.
  26. * Khi cậu bé đối lại thì nhà vua đã làm gì? - Nhà vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.
  27. Tập đọc Đối đáp với vua 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài - Từ, cụm từ: - Từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, câu đối, tức cảnh, chỉnh - Câu, đoạn - Nội dung: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
  28. Tập đọc Đối đáp với vua Nội dung:Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
  29. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn: Trời nắng chang chang người trói người.
  30. 1)Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đối đáp với vua: 31 1 2 2 3 44
  31. 2) Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa: 3 1 2 4
  32. ĐỘI A ĐỘI B