Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 - Bài 28: Các mùa trong năm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 - Bài 28: Các mùa trong năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_tieng_viet_lop_2_bai_28_cac_mua_trong_nam.pptx
Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 - Bài 28: Các mùa trong năm
- Môn Tiếng Việt - Lớp 2
- Kiểm tra bài cũ
- BÀI 28: CÁC MÙA TRONG NĂM
- 1. Mỗi bức tranh dưới đây thể hiện mùa nào trong năm? Vì sao em biết? 2. Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời tiết của mỗi mùa thế nào (nóng hay lạnh, nhiều mưa hay nhiều nắng,...?
- Bài đọc 1: Chuyện bốn mùa 1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân bảo: - Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. Ai cũng yêu quý chị. 2. Xuân nói: - Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè. 3. Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào: - Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có đêm trăng rước đèn, phá cỗ... 4. Đông giọng buồn buồn: - Chỉ có em là chẳng ai yêu. Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ: - Có em mới có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao mọi người lại không thích em được? 5. Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh. Bà vui vẻ góp chuyện: - Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu. Theo Từ Nguyên Tĩnh
- Bài đọc 1: Ghép từ ngữ ở bên A với nghĩa phù hợp ở bên B: Chuyện bốn mùa 1. Câu chuyện có mấy nàng tiên? Mỗi nàng tiên tượng trưng cho mùa nào? - Câu chuyện có 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Các nàng tiên tượng trưng cho những mùa sau: Nàng Xuân tượng trưng cho mùa xuân Nàng Hạ tượng trưng cho mùa hè Nàng Thu tượng trưng cho mùa thu Nàng Đông tượng trưng cho mùa đông
- Bài đọc 1: Chuyện bốn mùa 2. Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có gì hay? Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa đều có điều hay: - Mùa xuân về: vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. - Mùa hạ về: cây trong vườn đơm trái ngọt, các cô cậu học trò được nghỉ hè - Mùa thu về: các em thiếu nhi được rước đèn, phá cỗ. - Mùa đông về: mọi người có giấc ngủ ấm trong chăn. 3. Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu như thế nào? - Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu như sau: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Bài đọc 1: Chuyện bốn mùa 1. Sử dụng câu hỏi Vì sao?, hỏi đáp với bạn: a) Vì sao mùa xuân đáng yêu? b) Vì sao mùa hạ (mùa hè) đáng yêu? c) Vì sao mùa thu đáng yêu? d) Vì sao mùa đông đáng yêu? 2. Em cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong 2 câu in nghiêng: Mùa thu, con đường em đi học hằng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông cúc xinh xắn dịu dàng, lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo, ríu ran.
- BÀI VIẾT 1: 1. Nghe - viết: Chuyện bốn mùa Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. 2. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống: a) Chữ ch hay tr? Trăng òn như quả bóng Lơ lửng eo lưng trời Gió đùa mây e kín Trăng ốn vào mây ơi. Nguyễn Ngọc Hưng
- BÀI VIẾT 1: 1. Nghe - viết: Chuyện bốn mùa Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. 2. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống: a) Chữ ch hay tr? Trăng tròn như quả bóng Lơ lửng treo lưng trời Gió đùa mây che kín Trăng chốn vào mây chơi. Nguyễn Ngọc Hưng