Bài giảng Tiếng việt Lớp 3 - Tiết 43, 44: Hũ bạc của người cha

ppt 31 trang Hương Liên 20/07/2023 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Lớp 3 - Tiết 43, 44: Hũ bạc của người cha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_lop_3_tiet_43_44_hu_bac_cua_nguoi_cha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Lớp 3 - Tiết 43, 44: Hũ bạc của người cha

  1. NHỚ VIỆT BẮC 1. Hãy nối hai cột để hoàn thành những câu thơ nói lên vẻ đẹp của cảnh vật Việt Bắc. Rừng rừng phách đổ xanh vàng. Ngày xuân trăng rọi hòa bình. Ve kêu mơ nở trắng rừng. Rừng thu hoa chuối đỏ tươi.
  2. NHỚ VIỆT BẮC 2. Ý nghĩa bài thơ Việt Bắc là gì? a. Cảnh rừng Việt Bắc rất đẹp. b. Người Việt Bắc đánh giặc rất giỏi. c. Ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Việt Bắc, sự dũng cảm của con người Việt Bắc khi đánh giặc.
  3. Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020 Tập đọc
  4. LUYỆN ĐỌC TỪ * Đọc đúng: -siêng năng, -nghiêm giọng, -lười biếng, -xay thóc, -bát cơm, -sưởi lửa, -vất vả, -bếp lửa, -thản nhiên, -thọc tay, -làm lụng,
  5. - Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. - Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. - Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. - Dành dụm : góp từng tí một để dành.
  6. LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 1 Hũ bạc của người cha 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
  7. LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 2 2. Bà mẹ sợ con vất vả,/ liền dúi cho một ít tiền.// Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm,/ khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha.// Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao.// Thấy con vẫn thản nhiên,/ ông nghiêm giọng:// – Đây không phải tiền con làm ra.//
  8. LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 3 3. Người con lại ra đi.// Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường.// Ăn hết tiền,/ anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê.// Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo,/ anh chỉ dám ăn một bát.// Suốt ba tháng,/ dành được chín mươi bát gạo,/ anh bán lấy tiền.//
  9. LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 4 4. Hôm đó,/ ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về.// Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa.// Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra.// Ông lão cười chảy nước mắt:// – Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra.// Có làm lụng vất vả,/ người ta mới biết quý đồng tiền.//
  10. LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 5 5. Ông đào hũ bạc lên và bảo:// - Nếu con lười biếng,/ dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ.// Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.// TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM
  11. 1. Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào? →Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác và biết quý trọng đồng tiền.
  12. 2. Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ? →Ông lão vứt tiền xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó không phải do anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta chẳng tiếc.
  13. 3. Người con đã làm lụng vất vả để tiết kiệm như thế nào ? →Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã lao động rất vất vả: anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn để dành lại một bát. Sau ba tháng như vậy, anh dành dụm được 90 bát gạo, bán lấy tiền rồi mới trở về nhà.
  14. 4. Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao? →Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên rất quý chúng.
  15. 5. Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này. →Những câu trong truyện nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện này là : - Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền. - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
  16. NộiBàn dung tay lao bài động tập củađọc con này người chínhlà là gì nguồn? tạo nên mọi của cải.
  17. Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện “Hũ bạc của người cha.” 1 2 3 4 5
  18. Thứ tự đúng là: 3 5 4 1 2 3 5 4 1 2
  19. Dựa vào các tranh đã sắp xếp, kể lại toàn bộ câu chuyện “Hũ bạc của người cha.” 1 2 3 4 5
  20. 1 Ngày xưa có một ông nông dân người Chăm siêng năng, về già ông dành được một hũ bạc. Tuy nhiên người con trai của ông lại rất lười biếng. Một hôm, người cha yêu cầu người con đi làm và mang tiền về nhà. Người con mang theo một món 2 tiền do mẹ dúi cho ra đi. Khi trở về, anh ta còn lại vài đồng đưa cho người cha. Người cha cầm những đồng tiền ấy ném xuống ao, anh ta vẫn thản nhiên. Người cha hiểu ngay : những đồng tiền ấy không phải do anh ta tự kiếm.
  21. 3 Người con lại ra đi. Suốt ba tháng trời ròng rã xay thóc thuê vất vả, anh dành dụm được chín mươi bát gạo rồi bán lấy tiền. Ông lão ném những đồng tiền 4 người con làm ra vào lửa. Anh ta vội thọc tay vào để lấy ra. Hành động đó đã khiến người cha cảm động. Hai ông bà già rất an tâm trao 5 hũ bạc cho con và khuyên nhủ : Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. Đó là hai bàn tay cần mẫn lao động để làm ra của cải ở trên đời.
  22. 1 2 3 4 5
  23. 1. Người cha đề nghị đứa con trai lười biếng phải làm gì? a. Phải kiếm được nhiều tiền. b. Muốn con kiếm về nhà thật nhiều lúa gạo. c. Muốn con tự đi làm và mang tiền về nhà.
  24. 2. Người cha đã làm gì với những đồng tiền mà người con trai mang về nhà lần đầu tiên? a. Vứt vào bếp lửa. b. Vứt xuống ao. c. Ông cầm lấy và nghẹn ngào, xúc động.
  25. 3. Người cha đã làm gì với những đồng tiền mà người con trai mang về nhà lần thứ hai? a. Ném vào bếp lửa. b. Cười chảy nước mắt. c. Trân trọng và nâng niu.
  26. 4. Theo con, hành động người cha ném đồng tiền xuống ao và ném vào lửa để làm gì? a. Để thỏa cơn tức giận anh con trai lười biếng. b. Để kiểm tra xem đó có đúng là tiền con ông kiếm ra không. c. Để cho anh con trai hết tiền phải đi làm.
  27. 5. Người cha đã khuyên con như thế nào? a. Phải trở thành người ngay thẳng, thật thà. b. Phải biết kiếm được thật nhiều tiền. c. Phải chăm chỉ, siêng năng. Tiền do đôi bàn tay mình làm ra thì không bao giờ hết.