Bài giảng Vật lí 10 - Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (tiết 2)

ppt 27 trang minh70 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 10 - Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_10_bai_37_cac_hien_tuong_be_mat_cua_chat_lo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 10 - Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (tiết 2)

  1. WELLCOM
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Tại sao chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang? A. Vì chiếc kim không bị dính ướt nước. B. Vì khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. C. Vì trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy Ác-si-mét. D. Vì trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 2:Vì sao con nhện nước lại có thể đứng hoặc di chuyển trên mặt nước? Trả lời: Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên Sức căng bề mặt.Khi nhện nước đứng trên Mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên và giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.
  4. BÀI 37. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG(tiết 2)
  5. Trong thực tế: một cây kim hoặc một đồng xu hay một cây kim có thể nổi trên mặt nước. Những thí nghiệm như vậy dễ thành công hơn nếu ta bôi lên đồng xu hay cây kim một lớp dầu mỏng.Tại sao?
  6. BÀI 37. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG II.Hiện tượng dính ướt.Hiện tượng không dính ướt 1. Thí nghiệm Dự đoán hình dạng của giọt nước trên bản thủy tinh trong hai trường hợp trên
  7. Giọt nước Giọt thuỷ ngân Tấm thuỷ tinh sạch
  8. ➢ Trường hợp 1: nước dính ướt thủy tinh. Chất lỏng chảy lan ra trên mặt tiếp xúc. ➢ Trường hợp 2: nước không dính ướt thủy tinh. Chất lỏng thu về dạng hình cầu hơi dẹt trên mặt tiếp xúc.
  9. Nhận xét hình dạng mặt khum của chất lỏng trong hai trường hợp? Trường hợp dính ướt Mặt khum lõm Trường hợp không dính ướt Mặt khum lồi
  10. Giải thích: Hiện tượng chất lỏng dính ướt chất rắn : Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn lớn hơn lực liên kết giữa các phânTạitử chất saolỏng lại. có Mặt chất lỏnghiệnở sáttượngthành bìnhnhư có dạng mặt khum lõm. Hiện tượngvậy?không dính ướt : Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn nhỏ hơn lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng. Mặt chất lỏng ở sát thành bình có dạng mặt khum lồi.
  11. 2. Ứng dụng Bọt khí Tuyển quặng Bẩn quặng
  12. Hiện tượng vật lý nào liên quan đến cơ chế hút nước của cây xanh hút nước? Tại sao để giữ độ ẩm cho đất nông dân lại phải xới đất?
  13. III. Hiện tượng mao dẫn: 1.Thí nghiệm: Nhúng ống thủy tinh vào H2O Nhúng ống thủy tinh vào Hg HT mao dẫn TH dính ướt TH không dính ướt
  14. Thế nào là hiện tượng mao dẫn? * Hiện tượng mao dẫn: là hiện tượng chất lỏng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với mực chất lỏng bên ngoài.
  15. Giải thích: Nhúng ống thủy tinh vào H2O Nhúng ống thủy tinh vào Hg * Nước dính ướt thủy tinh → Mặt khum lõm → Lực căng bề mặt gây ra áp suất phụ hướng về phía lõm kéo cột chất lỏng dâng lên * Thủy ngân không dính ướt thủy tinh → Mặt khum lồi → Lực căng bề mặt gây ra áp suất phụ hướng về phía lõm nén cột chất lỏng hạ xuống.
  16. 2.Ứng dụng - Giải thích cơ chế hút nước của cây, bấc đèn, chỗ chân tường
  17. IV.Vận dụng Tại sao muốn kim dễ dàng nổi trên nước thì cần phải bôi dầu vào kim? Trả lời: fc Dầu không dính ướt nước →Kim không bị nước làm ướt fc →Chỗ tiếp giáp giữa nước với kim sẽ là mặt lõm →Bề mặt cong xuất hiện của nước tác dụng vào kim nâng cho kim nổi
  18. VẬT LÍ QUANH TA 1 5 2 6 3 7 4 8
  19. Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt? A. Vì vải bạt bị dính ướt nước. B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước. C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt. D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
  20. Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó? A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt , làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu. B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích của mặt hình cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu. C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch. D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên ón nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
  21. Người ta hay xới đất giữa những hàng cây mới gieo trồng để làm mất lớp đất cứng trên bề mặt đi.Giải thích ý nghĩa vật lí của việc làm đó? Trả lời: Đất chưa cày xới có rất nhiều mao quản làm cho nước ở dưới bị hút lên trên và bay hơi mất.Ta xới đất làm cho các mao quản mất đi, giữ nước trong đất để cung cấp cho cây.
  22. Nhúng cuộn sợi len và cuộn sợi bông vào nước, rồi treo chúng lên dây phơi. Sau vài phút, hầu như toàn bộ nước bị tụ lại ở phần dưới của cuộn sợi len , còn cuộn sợi bông thì nước lại được phân bố gần như đồng đều trong nó. Vì sao ? A. Vì nước nặng hơn các sợi len, nhưng lại nhẹ hơn các sợi bông. B. Vì các sợi bông xốp hơn nên hút nước mạnh hơn các sợi len. C. Vì các sợi len được se chặt hơn nên khó thấm nước hơn các sợi bông. D. Vì các sợi len không dính ướt nước, cón các sợi bông bị dính ướt nước và có tác dụng mao dẫn mạnh.
  23. Quan sát những giọt dầu, mỡ nóng chảy trong một bát canh, ta thường thấy chúng có dạng hình cầu hơi dẹt.Tại sao? Trả lời: Mỡ nóng chảy và nước không dính ướt lẫn nhau, do sức căng mặt ngoài những giọt dầu mỡ có dạng hình cầu nổi lên trên bề mặt.Những giọt dầu, mỡ này có trọng lượng đáng kể nên chúng hơi bị dẹt.
  24. Dùng bút mực để viết lên 2 tờ giấy: 1 tờ giấy thường và một tờ giấy được thấm dầu hỏa.Ta thấy bút mực viết được trên giấy thường và không viết được trên giấy thấm dầu hỏa.Tại sao vậy? Trả lời: Ở đây có hiện tượng dính ướt mực từ giấy viết ra: Viết vào giấy thường được vì giấy thường bị mực dính ướt; còn giấy thấm dầu không bị mực dính ướt nên không viết lên được.
  25. Cắm một ống mao quản vào một cốc nước nóng , ta thấy nước trong ống dâng lên.Hỏi mức nước trong ống mao quản sẽ thay đổi thế nào khi nước trong cốc nguội đi? Trả lời: Mức nước trong ống mao quản sẽ dâng cao hơn vì khi nhiệt độ giảm, hệ số căng mặt ngoài của nước tăng nhanh hơn so với sự tăng khối lượng riêng.
  26. Tại sao muốn tẩy vết dầu mở dính trên mặt vải của quần áo, người ta lại đặt một tờ giấy lên chỗ mặt vải có vết dầu mở, rồi là nó bằng bàn là nóng? Khi đó phải dùng giấy nhẵn hay giấy nhám? A. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ giảm nên dễ dính ướt giấy. Khi đó phải dùng giấy nhẵn để dễ là phẳng. B. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ tăng nên dễ dính ướt giấy. Khi đó phải dùng giấy nhẵn để dễ là phẳng. C. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ giảm nên dễ bị hút lên các sợi giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy nhám có tác dụng mao dẫn mạnh hơn các sợi vải. D. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ tăng nên dễ bị hút lên theo các sợi giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy nhám có tác dụng mao dẫn mạnh hơn các sợi vải.