Bài giảng Vật lí 11 - Bài học 28: Lăng kính
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 11 - Bài học 28: Lăng kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_11_bai_hoc_28_lang_kinh.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí 11 - Bài học 28: Lăng kính
- Tổng kết Lăng kính
- •Nội dung chính : - Cấu tạo của lăng kính - Đường đi của tia sáng qua lăng kính - Các công thức lăng kính - Công dụng của lăng kính
- Định nghĩa và cấu tạo
- - Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất ( thuỷ tinh, nhựa ), thường có dạng lăng trụ tam giác. - Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên. Một lăng kính đặc trưng bởi góc chiết quang A và chiết suất n.
- Đường truyền của tia sáng qua lăng kính
- 1. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng Chùm sáng trắng khi đi qua lăng kính sẽ bị phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đó là sự tán sắc ánh sáng.
- 2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính - Chùm sáng hẹp đơn sắc chiếu đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính bao giờ cũng lệch về đáy lăng kính so với tia tới. - Góc hợp bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D. - Tại I: Tia khúc xạ lệch về đáy lăng kính. - Tại J: Tia khúc xạ cũng lệch về đáy lăng kính.
- Các công thức tính lăng kính sin i1 = nsin r1 sin i2 = nsin r2 A = r1 + r2 D = i1 + i2 – A
- Ứng dụng của lăng kính
- 1. Máy quang phổ lăng kính - Lăng kính là bộ phận chính - Phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó xác định được nhiệt độ, cấu tạo của nguồn sáng. Máy quang phổ có thể gồm một hoặc hai lăng kính.
- 2. Lăng kính phản xạ toàn phần - là lăng kính thuỷ tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân.
- Lăng kính phản xạ toàn phần dùng đổi chiều của ảnh trong ống nhòm.
- Lăng kính phản xạ toàn phần tạo ảnh thuần chiều trong kính viễn vọng
- Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!