Bài giảng Vật lí 12 - Bài học số 26: Các loại quang phổ

pptx 15 trang minh70 3350
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 12 - Bài học số 26: Các loại quang phổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_12_bai_hoc_so_26_cac_loai_quang_pho.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 12 - Bài học số 26: Các loại quang phổ

  1. BÀI 26: CÁC LOẠI QUANG PHỔ
  2. NỘI DUNG BÀI HỌC Ω I-Máy quang phổ lăng kính Ω II-Quang phổ phát xạ Ω III-Quang phổ hấp thụ Ω IV-Phép tính quang phổ
  3. I-MÁY QUANG PHỔ LĂNG KÍNH 1-Định nghĩa Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. 2-Cấu tạo Gồm 3 bộ phận chính
  4. C L2 F L1 + Ống chuẩn trực (C): Gồm thấu kính hội tụ L1 và khe hẹp F, đặt tại tiêu điểm của L1, tạo ra chùm tia sáng song song. + Hệ tán sắc (P): Gồm lăng kính P, có tác dụng tán sắc chùm ánh sáng. + Buồng ảnh (K): Gồm thấu kính hội tụ L2 và tấm kính ảnh K đặt tại tiêu diện của L2, để thu ảnh quang phổ của nguồn J
  5. 3-Hoạt động: Dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sang. Ω Nếu nguồn J phát ra áng sáng đơn sắc có bước sóng 1, 2, 3 thì trên kính ảnh K ta thu được các vạch màu S1, S2, S3 Ω Mỗi vạch màu ứng với một thành phần ánh sáng đơn sắc do nguồn J phát ra. Ω Tập hợp các vạch màu đó tạo ra quang phổ của nguồn J.
  6. Cấu tạo và hoạt động của máy quang phổ lăng kính C J S S 1 F S2 L 1 L L 2 F Quang phổ Ống chuần Lăng kính của nguồn trực J
  7. II-Quang phổ phát xạ 1-Quang phổ liên tục a. Định nghĩa Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến đổi liên tục theo chiều từ đỏ đến tím.
  8. b. Nguồn phát sinh Các vật rắn, lỏng hoặc khí có khối lượng riêng lớn bị nung nóng sẽ phát ra quang phổ liên tục. c. Đặc điểm Ω Không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng. Ω Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Ω Nhiệt độ của nguồn sáng càng cao thì quang phổ liên tục càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng tím). d. Ứng dụng Dựa vào quang phổ liên tục để xác định nhiệt độ của các vật sáng do bị nung nóng.
  9. Quang phổ liên tục C J S L1 L L2 F Quang phổ liên tục 5000C 2000K
  10. 2-Quang phổ vạch phát xạ a-Định nghĩa Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm 1 hệ thống những vạch màu riêng lẽ nằm trên một nền tối. b-Nguồn phát Khí hoặc hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát sáng (đốt nóng hoặc phóng tia lửa điện qua đám khí) sẽ phát ra quang phổ vạch phát xạ.
  11. c-Đặc điểm Các nguyên tố khác nhau sẽ cho quang phổ vạch phát xạ khác nhau về số lượng, vị trí, màu sắc và độ sáng của các vạch. d-Ứng dụng Xác định các thành phần hóa học và nồng độ các nguyên tố trong hợp chất.
  12. Quang phổ vạch phát xạ C J S NaH2 L1 L L2 F Quang phổ vạch phát xạ
  13. III-Quang phổ hấp thụ a-Định nghĩa Quang phổ vạch hấp thụ là hệ thống những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục b-Điều kiện xuất hiện Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục
  14. c-Hiện tượng đảo sắc Trong thí nghiệm quang phổ vạch hấp thụ nếu ta tắt nguồn sáng trắng thì các vạch màu đen của quang phổ vạch hấp thụ biến mất và thấy xuất hiện các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ. *Kết luận Ở 1 nhiệt độ nhất định, 1 đám hơi có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào đó thì nó cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. d-Ứng dụng Dùng quang phổ vạch hấp thụ để biết sự có mặt của nguyên tố nào đó trong hỗn hợp hay hợp chất.
  15. CẢM ƠN VÌ ĐÃ LẮNG NGHE ! AI LỚP DU CHU CÀ MO