Bài giảng Vật lí 12 - Sóng điện từ

pptx 20 trang minh70 4231
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 12 - Sóng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_12_song_dien_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 12 - Sóng điện từ

  1. Sóng Điện Từ Giáo viên: Nguyễn Nhật Minh Địa chỉ: Tp. CầnThơ SĐT: 0768166286
  2. SÓNG ĐIỆN TỪ 1 Khái niệm sóng điện từ 1.1 Sự hình thành sóng điện từ khi một điện tích điểm dao động điều hòa biến thiên Q• P• O• M N• •
  3. SÓNG ĐIỆN TỪ 1.2 Sóng điện từ Sóng điện trường là quá trình truyền đi trong không gian của điện từ trường biến thiên tuần hoàn trong không gian theo thời gian.
  4. SÓNG ĐIỆN TỪ 2. Tính chất cơ bản của sóng điện từ 2.1 Sóng điện từ lan truyền được mọi môi trường kể cả chân không và điện môi • Tốc độ của sóng điện từ trong chân không: v = c = 3,108 m/s • Trong môi trường vật chất tốc độ của sóng điện từ: 1 C V = = √ε0εμ0μ √εμ
  5. SÓNG ĐIỆN TỪ 2.2 Sóng điện từ là sóng ngang • Tại mỗi điểm 3 véc tơ tạo với nhau thành một tam diện thuận: E⊥⊥ B v
  6. SÓNG ĐIỆN TỪ • Trong quá trình lan truyền, vectơ E và B luôn dao động cùng pha. • Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng, khi gặp các vật thì sóng điện từ truyền cho chúng một phần năng lượng. Dựa vào tính chất này người ta chế tạo ra các dụng cụ thu và phát sóng điện từ.
  7. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 1. Thang sóng điện từ • Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma đều có cùng một bản chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ
  8. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 2. Tia gamma (λ = 10-14 : 10-10 nm) Bức xạ gamma trong nông nghiệp Đậu Hà Lan • Bức xạ gamma kết hợp với những tác nhân khác để cải tạo giống cây trồng, gây đột biến năng suất cao hơn / thích hợp hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt. • Tia gamma được sử dụng để khử axit dưới lớp vỏ của đậu Hà Lan (nguyên nhân gây chứng đầy hơi, ợ chua, .)
  9. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 3. Tia tử ngoại (λ = 10-8 : 10-7 m) Một số nguồn bức xạ tử ngoại • Nguồn bức xạ tự nhiên: Mặt Trời • Nguồn bức xạ nhân tạo: Đèn huynh quang, đèn thủy ngân, đèn tử ngoại,
  10. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 3. Tia tử ngoại (λ = 10-8 : 10-7 m) Đèn UV – xử lý môi trường nước Đèn UV – xác định khoáng chất • Tia tử ngoại UV có khả năng diệt khuẩn, virus nên được ứng dụng trong sát khuẩn không gian, xử lý môi trường nước, bảo quản hoa quả, thực phẩm, • Đèn UV giúp xác định khoảng chất: Các khoáng chất khác nhau dưới bức xạ tử ngoại.
  11. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 4. Ánh sáng nhìn thấy được (λ = 380 : 750nm) Kích thích sinh trưởng phát triển của cây LED Ấp trứng gia cầm Đánh bắt hải sản Mọi vật xung quanh ta Ứng dụng của đèn LED • Ánh sáng nhìn thấy giúp con người chúng ta nhìn thấy mọi vật có màu sắc, hình dáng khác nhau • Ngoài ra, phải kể đến một số ứng dụng đèn LED như: kích thích sinh trưởng, phát triển của cây, ấp trứng trong chăn nuôi gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.
  12. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 5. Tia hồng ngoại (λ = 0,76.10-6 : 10-3 m) Tủ sấy hồng ngoại Mẫu sấy nông sản • Nguồn hồng ngoại được sử dụng trong thiết bị sấy khô nông sản diệt khuẩn, nâng cao giá trị dinh dưỡng, mùi vị của sản phẩm.
  13. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 6. Sóng radio (λ = 1 : 103 m) Óc chó Hồ trăn • Sóng radio có thể làm cho các phân tử rung lên và nóng lên Diệt mối mọt và sâu bọ trong hoa quả và hạt sấy khô ( óc chó, hồ trăn )
  14. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 7. Vi sóng (λ = 10-1 : 1 m) • Ứng dụng trong thực phẩm: lò vi sóng • Sử dụng vi sóng dùng để nấu chín thức ăn trong lò vi sóng
  15. ỨNG DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ 8. Tia X (λ = 10-3 : 1 nm) • Dùng trong chế tạo động cơ: giúp các kỹ sư tìm ra các điểm cục bộ có độ mềm không mong muốn trong khối máy nhôm đúc, chủ yếu do quá trình làm lạnh có tốc độ hạ nhiệt không ổn định.
  16. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng: A. Sóng điện từ cũng mang năng lượng. B. Sóng điện từ chỉ truyền trong môi trường vật chất. C. Trong không khí, sóng điện từ có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang. D. Sóng điện từ chỉ dùng để truyền tải thông tin liên lạc trong môi trường không khí hoặc chân không.
  17. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ? A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ. B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không. C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích. D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
  18. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ? A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau.
  19. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 4: Wifi là ứng dụng của sóng gì? A.Sóng viba B.Sóng radio C.Tia hồng ngoại D.Tia tử ngoại
  20. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 5: Thiết bị nào sau đây không có sóng điện từ A.Radar B.Modem C.Đèn lazer D.Radio