Bài thu hoạch đợt tâp huấn sách giáo khoa Lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bộ sách Cách diều

docx 28 trang Hải Hòa 07/03/2024 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch đợt tâp huấn sách giáo khoa Lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bộ sách Cách diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_dot_tap_huan_sach_giao_khoa_lop_1_chuong_trinh.docx

Nội dung text: Bài thu hoạch đợt tâp huấn sách giáo khoa Lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bộ sách Cách diều

  1. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi. - Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết. II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo viên: + Tranh ga (nhà ga), hồ, tranh bài tập đọc + Nội dung bài tập đọc Bé Hà, bé Lê - Học sinh: + Sgk, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con III. Hoạt động dạy và học: Tiết 1 A. Bài cũ: Lần lượt 3 học sinh đọc lại bài Ở bờ đê - Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái g, h - GV chỉ chữ g, nói: (gờ) – HS (cả lớp, cá nhân): gờ (Làm tương tự với h) - GV giới thiệu chữ G, H in hoa 2. Chia sẻ, khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Âm g và chữ g - GV chỉ vào hình ảnh nhà ga: ? Đây là cái gì? (Nhà ga) - GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a = ga. Cả lớp: ga. GV giải nghĩa: ga/ nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đoàn tàu. - Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau. - GV giới thiệu mô hình tiếng ga. GV cùng HS đánh vần ga – gờ - a – ga (thể hiện bằng động tác tay 1 lần) - HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): gờ - a – ga/ ga 2.2. Âm h và chữ h (thực hiện như âm g và chữ g). HS nhận biết: hờ - ô – dấu huyền = hồ - Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ - ô – hô – huyền – hồ/ hồ. 2.3. Củng cố: HS nói lại 2 chữ/ 2 tiếng mới học - HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ 3. Luyện tập: 3.1. Mở rộng vốn từ Bài tập 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h? GV yêu cầu: Chỉ từng hình theo thứ tự cho cá nhân – lớp nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà.
  2. - Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà), HS2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng, hành) - GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h, tiếng gấu có âm g, - Cho HS nói thêm tiếng có âm g, có âm h 3.2. Tập đọc (Bài tập 3): - GV chỉ hình minh họa bài Bé Hà, bé Lê giới thiệu bài: Bài có bốn nhân vật: Hà, bà, bé Lê, ba của Hà. GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà. Tranh 2: câu 1 lời bà, câu 2 lời Hà. Tranh 3 lời của Hà. Tranh 4: Lời ba Hà. - GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống. - Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân) theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê. Tiết 2 3.3. Tập đọc ( BT3) a, GV đưa lên bảng nội dung bài đọc. Giới thiệu hình ảnh. Các em cùng xem. b, Luyện đọc. - GV chỉ từ dưới hình(1). HS( cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Hà ho, bà ạ - GV chỉ từ dưới hình(2). HS ( cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Để bà bế bé Lê đã - GV chỉ từ dưới hình(3). HS đọc: A, ba! Ba bế Hà! - GV chỉ từ dưới hình(4). HS đọc: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. GV : Hình ảnh của ba bế hai chị em Hà. - GV chỉ theo tranh cho HS đọc lại. c, GV đọc mẫu . d, Thi đọc bài. HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. * Cả lớp nhìn SGK đọc lại các từ ở trong 2 trang sách vừa học. 3.4.Tập viết ( Bảng con- BT4) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết. - Chữ g : Cao 5 li gồm 2 nét: nét cong kín như chữ o, thêm một nét khuyết dưới bên phải. - Chữ h: Cao 5 li gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu. - HS viết bảng con g, h. HS giơ bảng, GV nhận xét. - Viết ga, hồ.
  3. - HS đọc ga và nói chữ nào viết trước, chữ nào viết sau . Đọc hồ và nói cách viết tiếng hồ. - GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết. - HS viết bảng con ga, hồ ( 2 lần) 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà và giới thiệu với người thân các con vật và sự vật Tập đọc. Xem trước bài 7 chuẩn bị cho bài sau. - Khuyến khích các em tập viết trên bảng con. MÔN : ĐẠO ĐỨC Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Đạo đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều. Câu 2: Phân biệt cách dạy các kiểu bài trong môn Đạo đức lớp 1 theo SGK Đạo đức lớp 1 bộ Cánh Diều. Câu 3: Anh /chị hãy lựa chọn một bài trong sách giáo khoa Đạo đức 1 “ Cánh Diều” và soạn giáo án để dạy bài đó. Trả lời: Câu 1: Với mục tiêu “ Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”, các bài học trong bộ sách Cánh Diều luôn lồng ghép nội dung lý thuyết với thực hành, giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn vận dụng hiệu quả vào trong thực tế. Điều này được thể hiện rõ trong SGK môn Đạo đức. Sách Đạo đức lớp 1 sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi, thân thiện với học sinh. Font chữ và kiểu chữ đơn giản nhưng sang trọng , phổ biến, rõ ràng phân biệt với phần nội dung chính và các phần công cụ địnhhướng phù hợp với học sinh lớp 1. Thứ tự các chủ đề bài học được sắp xếp căn cứ vào: Yêu cầu giáo dục thực tiễn của các nhà trường ( ví dụ dầu năm học HS phải học tập nội quy, phải làm quen với một số nền nếp sinh hoạt ) Mối quan hệ giữa các chủ đề trong chương trình. Sách gồm 8 chủ đề phù hợp với phù hợp với Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Từ 8 chủ đề sách được thiết kế thành 15 bài học. Mỗi bài trong sách đều được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất, gồm các phần: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng và Lời khuyên.
  4. Khởi động: Nhằm tìm hiểu những kiến thức kinh nghiệm đã có của học sinh về bài Đạo đức sắp học và tạo tâm thế tích cực, không khí thoải mái cho các em chuẩn bị tiếp thu bài mới. Khám phá: Nhằm giúp các em khám phá các chuẩ mực đạo đức và các kĩ năng sống, thông qua các hoạt động trải nghiệm như: quan sát tranh, ảnh; kể chuyện theo tranh, thảo luận phân tích truyện, tình huống, trường hợp điển hình, chơi trò chơi Luyện tập: Nhằm giúp học sinh luyện tập để phát trienr năng lực theo các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống vừa học, thông qua các hoạt động hấp dẫn phù hợp lứa tuổi như: chơi trò chơi, xử lý tình huống, đóng vai, nhận xét hành vi, bày tỏ thái độ, liện hệ, thực hành theo mẫu Vận dụng: Nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống đã trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Cuối mỗi bài học là lời khuyên, nhằm giúp học sinh nhớ và thực hiện bài học thông qua lời khuyên ngắn gọn, súc tích dưới dạng văn xuôi hoặc văn vần. Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho các GV thiết kế các hoạt động dạy học, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát , nhận xét, so sánh, thảo luận và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, thông qua các bài tập và yêu cầu luyện tập, vận dụng. Thông qua các hoạt đông học tập, học sinh sẽ hứng thú tích cực, chủ động trong học tập làm cho giừ học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, vui vể, sôi động và hấp dẫn. Mỗi bài học đều chú trọng phần Luyện tập với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, sinh động phù hợp lứa tuổi. Các hình ảnh, câu chuyện, tình huống trong sách được chắt lọc từ thực tiễn cuộc sống của học sinh, gần gũi, thân quen phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của học sinh lứa tuổi lớp 1. Sách Đạo đức lớp 1, sử dụng kênh hình là chủ yếu. Kênh hình trong sách Đạo đức 1 rất phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Từ tranh ảnh để diễn tả nội dung các tình huống, các câu chuyện, cách tiến hành các trò chơi , đến hình vẽ, sơ đồ để minh họa nội dung, cách thức thực hiện các chuẩn mực, cách thức tự đánh giá Sách còn sử dụng các logo, xinh xắn tạo dấu ấn riêng cho các phần. Sách được in 4 màu, trình bày đẹp và hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Câu 2: SGK Đạo đức lớp 1 gồm hai kiểu bài học chính, đó là giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống.
  5. Khi thực hiện dạy học các bài học trong SGK Đạo đức 1, GV cần bám sát các năng lực đạo đức cần hình thành, phát triển cho HS để tổ chức các hoạt động và đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp. * Cách dạy học các kiểu bài giáo dục đạo đức: - Các giá tri đạo đức cần dạy cho HS trong SGK Đạo đức 1 bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Với những kiểu bài giáo dục đạo đức các giá trị đạo đức trên là các giá trị cốt lõi để các tác giả xây dựng lên các hoạt động học. Để dạy các bài học này được hiệu quả, GV viên chú trọng đến việc khai thác các câu chuyện, tình huống thực tiễn gần gũi với HS Tiểu học tiêu biểu, điển hình để giáo dục cho HS giá trị đạo đức của bài học thông qua các hoạt động tương tác, giao tiếp đa chiều. Ví dụ để dạy cho HS tính trung thực, thật thà, việc sử dụng câu chuyện ngụ ngôn” Chú bé chăn cừu” vì nó cho thấy rõ tác hại của lời nói dối và việc cần thiết phải thật thà, trung thực. Trong quá trình dạy học giáo viên cần giúp HS khai thác nội dung câu chuyện, từ đó đi đến bài học được gửi gắm trong câu chuyện – cũng là nội dung chính của bài học “ Lời nói thật”. Trong quá trình khai thác tình huống GV đi theo một quy trình cấu trúc nhận thức để giúp học sinh phát triển nhận thức từ đó các em biết điều chỉnh hành vi phù hợp. GV nên đi từ những trường hợp cụ thể đến những giá trị tổng thể, từ tình huống câu chuyện trong SGK đến với đời sống thực tế của HS qua các hoạt động liên hệ. Bằng cách đó, GV giúp HS có thể kết nối cuộc sống với bài học, đưa bài học vào cuộc sống một cách tự nhiên. Khi dạy các bài học giáo dục đạo đức giáo viên không truyền thụ áp đặt một chiều, nói những điều lý thuyết giáo điều làm cho HS không có cơ hội giao tiếp, bày tỏ ý kiến , thái độ riêng, được thể hiện cảm xúc vào trong những câu chuyện đầy ý nghĩa, những tình huống có vấn đề liên quan đến cách sống, lối sống hằng ngày của các em. Với kiều bài học này, Gv Khuyến khích học sinh việc bày tỏ ý kiến, thái độ và liên hệ đến cuộc sống thực của mình. Bằng cách đó , việc dạy – học sẽ giúp cho những giá trị đạo đức đi vào học sinh một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. *Cách dạy học các kiểu bài giáo dục kĩ năng sống. Khác với kiểu bài giáo dục đạo đức vốn tập trung vào việc phát triển các giá trị đạo đức và thái độ sống phù hợp với HS qua việc khai thác kĩ các câu chuyện, tình huống gần gũi, đẩy mạnh hoạt động giao tiếp, tranh luận, bày tỏ ý kiến trong các hoạt động dạy học, bài học giáo dục kĩ nắng sống thiên về tính thực hành. Có thể nói, thực hành là một đặc trưng của các bài học giáo dục kĩ năng sống. Khi dạy các kiểu bài học
  6. này, GV cần thiết kế, tổ chức nhiều hoạt động thực hành gần gũi với các việc làm của học sinh khi ở nhà, ở trường đế các em có cơ hội được rèn luyện và phát triển, từ đó dần tạo nên những kĩ năng và thói quen sống tích cực. Ví dụ: Để giáo dục kĩ năng tự chăm sóc bản thân, bài 4 “ Sạch sẽ, gọn gàng” Các tác giả đã đưa rất nhiều hoạt động, việc làm để học sinh có thể nhận biết, quan sát, ghi nhớ và làm theo, chẳng hạn như : Đánh răng, rửa mặt, chải Tóc, đi giày, rửa tay, Tất cả những hoạt động đó không chỉ là kiến thức cần biết mà còn là dữ liệu để Gv tổ chức thành các hoạt động cho HS thực hành ngay tại lớp và thực hành ở nhà với sự tham gia theo dõi, đánh giá của cha mẹ học sinh. Với bài học này, việc tổ chức cho HS thực hành tại lớp các hoạt động như: chải tóc, đánh răng, đi giày, rửa tay, chỉnh đốn quần áo, sẽ giúp cho giờ học “ động” hơn, chất “ kĩ năng sống” nhiều hơn, khác với các giờ học” tĩnh” truyền thống. Với các bài giáo dục kĩ năng sống, việc thiếu vắng các hoạt động thực hành sẽ là một thiếu sót lớn. GV nên đẩy mạnh tổ chức các hoạt động này cho học sinh thực hiện ở phần Luyện tập và đặc biệt là ở phần Vận dụng. Có thể nói, việc thiết kế và tổ chức những hoạt động thực hành thú vị không chỉ giúp cho HS có thể học những kĩ năng sống một cách hữu hiệu mà còn giúp cho các giờ học sinh động hấp dẫn với HS hơn. Câu 3: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài 12: PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: + Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã. + Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC – SGK Đạo đức 1. – Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã. – Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã. – Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín bị sưng tấy do ngã. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 1. KHỞI ĐỘNG
  7. GV hỏi: - Trong lớp ta Bạn nào đã từng bị ngã rồi? – Em đã bị ngã ở đâu? – Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã? GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới. 2. KHÁM PHÁ Hoạt động 1. Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm Mục tiêu: – HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm. – HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo. Cách tiến hành: – Quan sát các tranh ở mục a, SGK trang 60 thảo luận theo nhóm đôi và cho cô biết: 1) Bạn trong tranh đang làm gì? 2) Việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? – HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao. – GV mời 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – GV kết luận sau mỗi tranh: + Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã, đập đầu xuống sàn nhà. + Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngồi trượt từ trên thành cầu thang xuống. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã đau. + Tranh 3: Bạn nhỏ ngoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng. + Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây. Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gẫy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích. ? Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã? – HS trả lời. – GV giới thiệu thêm tranh ảnh, video clip về một số tình huống trẻ em bị ngã – GV kết luận chung: Trong thực tế, có nhiều hành động, việc làm có thể làm chúng ta bị ngã. Do đó, chúng ta cần cẩn thận khi chơi hay khi làm một việc gì đó. Hoạt động 2: Thảo luận về phòng phòng tránh bị ngã Mục tiêu: - HS nêu được những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã. - HS được phát triển năng lực hợp tác.
  8. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b - SGK, trang 61 và thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã. - HS làm việc nhóm. - GV mời một nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần: + Không nhoài người, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không ngồi lên thành lan can không có lưới bảo vệ. + Cẩn thân khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau. + Không leo trèo, đu cành cây, kê ghế trèo lên cao để lấy đồ. + Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu. + Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu Tiết 2 3. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Xử lí tình huống Mục tiêu: – HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để phòng tránh bị ngã. - HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK, trang 62, 63 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh theo nhóm đôi, mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống. - HS trình bày ý kiến. - GV giải thích rõ nội dung từng tình huống: + Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên kệ giá sách cao. Theo em, Lan nên làm thế nào? Vì sao? + Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao? + Tình huống 3: Hùng rủ Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chí nên ứng xử thế nào? Vì sao? - HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Mỗi tình huống, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận:
  9. Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo cao để tránh bị ngã. Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyên Bình không nên chơi đuổi nhau ở trong lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã. Tình huống 3: Chí nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao để khỏi bị ngã. - Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lí tình huống dưới nhiều cách khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/ Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã Mục tiêu: HS biết cách chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có thể làm gì để sơ cứu vết thương? - HS chia sẻ kinh nghiệm đã có. - GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị sưng tấy do ngã. - HS thực hành theo cặp. - GV mời 2 – 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt. 4. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học Tổ chức cho HS quan sát, xác định những địa điểm trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại, chơi đùa ở đó (ví dụ như: sân chơi, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước ở sân trường ) Vận dụng sau giờ học - Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan can, cửa sổ, - Thực hiện: + Không chạy, xô đẩy nhau ở cửa ra vào lớp học, trên cầu thang, sàn trơn, ướt, khu vui chơi. + Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ. + Không đi chân đất vào phòng tắm trơn ướt. + Không trèo cao, đu cành cây, TỔNG KẾT BÀI HỌC - HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
  10. - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày. - GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63. - Yêu cầu 3 HS nhắc lại lời khuyên - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả. MÔN: TOÁN Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong sách giáo khoa Toán 1 (Cánh Diều) Câu 2: Lựa chọn một nội dung trong sách giáo khoa Toán 1 (Cánh Diều ) và soạn bài dạy học cho nội dung đó. Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2. Trả lời: Câu 1: Một số điểm mới trong sách giáo khoa Toán 1 (Cánh Diều): SGK Toán 1 (bộ sách “Cánh Diều”) quán triệt các quan điểm phát triển năng lực và phẩm chất, tinh giản, thiết thực, hiện đại được nhấn mạnh trong Chương trình môn Toán mới. Tổng thời lượng dành cho môn Toán lớp 1 mới là 105 tiết, tức giảm đến 25% so với chương trình hiện hành. Ước lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch kiến thức là: Số và Phép tính khoảng 80%; Hình học và Đo lường khoảng 15%; Hoạt động thực hành và trải nghiệm khoảng 5%. Về nội dung, sách vừa kế thừa, vừa đổi mới so với SGK hiện hành (tính kế thừa sẽ giúp giáo viên dễ thực hiện bài dạy hơn). Sách có mục tiêu giúp học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản như: Đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 100; Nhận dạng (trực quan) một số hình phẳng và hình khối đơn giản; Thực hành lắp ghép, xếp hình; Thực hành đo độ dài, đọc giờ đúng, xem lịch (lịch tờ hàng ngày); Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của các phép tính cộng, trừ; Thực hành và trải nghiệm ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn đời sống. Khác với sách hiện hành, sách Toán 1 mới của nhóm tác giả có cấu trúc nội dung và thiết kế qui trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 1. Một số điểm mới trong cấu trúc nội dung Về số
  11. Quán triệt quan điểm thông qua “đếm” để hình thành khái niệm số và hình thành kĩ năng thực hành so sánh các số. Cụ thể: Thông qua đếm số lượng để hình thành khái niệm số. Chú ý đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Việt khi HS đếm và đọc các số, VD quá trình biến âm “mười – mươi” trong đếm, đọc số (số 13 – mười ba và số 23 – hai mươi ba). Việc hình thành khái niệm số thông qua “Chục và đơn vị” chỉ đề cập khi HS đã được hình thành đầy đủ các số trong phạm vi 100. Thông qua đếm để hình thành kĩ năng thực hành so sánh các số (trong hai số, số nào được đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn và ngược lại).Vì vậy, SGK Toán 1 (Cánh diều) sử dụng “Băng số” và “Bảng các số từ 1 đến 100” như phương tiện trực quan giúp HS thực hành so sánh các số. Về phép tính Tập trung vào các nội dung: Ý nghĩa thực tế của phép tính (cộng, trừ); Kĩ thuật tính nhẩm trong thực hành tính như: Đếm tiếp (hoặc đếm lùi); Cộng (trừ) nhẩm các số tròn chục; Sử dụng các bảng tính cộng, trừ. Kĩ thuật tính viết (tính theo cột dọc) không đưa vào quá sớm, chỉ được giới thiệu khi học về tính với các số trong phạm vi 100. Chỉ yêu cầu mức độ làm quen với giải một bài toán có lời văn, không yêu cầu viết đầy đủ câu lời giải, phép tính giải và đáp số. Về Hình học và Đo lường Với chủ đề “Hình khối”, chỉ yêu cầu HS biết cầm, nắm, dịch chuyển, sắp xếp, lắp ghép, thao tác trên các đồ vật cụ thể rồi đọc tên các dạng hình khối đó (khối hộp chữ nhật; khối lập phương), chưa yêu cầu HS phải nhận biết, mô tả đặc điểm của các hình khối (mặt, đỉnh, cạnh). Ngoài ra, trong HĐ thực hành và trải nghiệm “Em vui học toán”, GV nên quan tâm cho HS thực hành HĐ, chẳng hạn “Vẽ đường viền quanh các đồ vật (hình khối) để tạo hình (hình phẳng)”, Với HĐ “Thực hành đo độ dài với đơn vị đo là xăng-ti-mét (cm)” (trong điều kiện HS chưa học về đoạn thẳng), chú ý tổ chức cho HS sử dụng thước thẳng (có vạch chia xăng-ti-mét) để thực hành đo độ dài một số đồ dùng học tập quen thuộc, không quá nhấn mạnh kĩ năng tính toán (hoặc giải quyết vấn đề) liên quan đến đơn vị đo xăng-ti-mét. 2. Đổi mới về nội dung chương trình a. Tinh giản, thiết thực SGK Toán 1 (Cánh Diều) thực hiện giảm tải, VD: - Quan hệ “lớn hơn, bé hơn, bằng nhau”, các dấu (> , < , = ) và việc so sánh các số chỉ được đề cập khi HS đã được hình thành các số trong phạm vi 10. Điều
  12. này giúp cho HS trong những tiết học toán đầu tiên được tập trung vào kĩ năng “đếm, đọc, viết” mà không bị tải thêm nội dung “so sánh các số” - Kĩ thuật tính viết (tính theo cột dọc) không đưa vào quá sớm, chỉ được giới thiệu khi học về phép tính với các số trong phạm vi 100. - Chỉ yêu cầu HS biết lựa chọn và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời cho tình huống có vấn đề được nêu mà không yêu cầu phải thực sự ghi lời giải một bài toán có lời văn liên quan. VD (Bài 3b trang 131 – SGK Toán 1): b. Quán triệt tinh thần “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” Mỗi Chủ đề trong sách Toán 1 bắt đầu bằng một tranh vẽ, VD: Tranh chủ đề 1 mô tả các đối tượng cụ thể trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày như cây trái, vật nuôi; Tranh chủ đề 2 mô tả một buổi sinh hoạt ngoại khóa; Tranh chủ đề 3 mô tả các hoạt động thể dục, thể thao; Tranh chủ đề 4 mô tả hoạt động sôi động chuẩn bị cho lễ hội của HS trường tiểu học. Ngoài ra, trong mỗi bài học, SGK Toán 1 đều chú ý kết nối chặt chẽ giữa kiến thức lí thuyết với vận dụng thực tế. VD: Sau khi học các số 1, 2, 3 HS thực hành đếm các đồ dùng học tập cá nhân có trên mặt bàn (Bài tập 4 trang 11 – SGK Toán 1); Sau khi học các số 4, 5, 6 GV nên nhắc HS cùng mẹ vào bếp thực hành đếm các đồ vật có trong nhà bếp (Bài tập 4 trang 13 – SGK Toán 1); Sau khi học các số 7, 8, 9, 10 cũng là bắt đầu vào dịp tết Trung thu, HS có thể đếm các đồ chơi trung thu (Trang 14 – SGK Toán 1); như các hình dưới đây. c. Sách được phân chia thành 4 chủ đề: Các số đến 10; Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; Các số trong phạm vi 100; Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100. Tên của mỗi chủ đề nêu rõ những kiến thức, kĩ năng trọng tâm được đề cập trong chủ đề. Cùng với các tranh Chủ đề thì tranh, ảnh, hình vẽ minh họa được chọn lọc trong các bài học sẽ giúp HS có được những trải nghiệm, hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc sống. Đó cũng là cơ hội để giáo dục cho HS sự quan tâm đến bạn bè, gia đình, yêu mến quê hương, đất nước, nhen nhóm sự tò mò khát khao hiểu biết. VD: Tranh chủ đề 1 trang 4, 5 – SGK Toán 1) d. Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học VD với Chủ đề “Các số đến 10” bao gồm các bài học chủ yếu: Các số 1, 2, 3; Các số 4, 5, 6; Các số 7, 8, 9; Số 0; Số 10; Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu =. Mỗi bài học được tổ chức thành một chuỗi các HĐ học tập của HS, sắp xếp theo tiến trình hướng đến việc tìm tòi, khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng (phù hợp với trình độ nhận thức và NL của HS lớp 1).
  13. Cấu trúc mỗi bài học bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng và được thiết kế theo tinh thần kết nối chặt chẽ giữa Lí thuyết và Thực hành – Luyện tập. e.Trong từng bài học. SGK Toán 1 (Cánh Diều) thiết kế nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc HĐ có tác dụng kích thích hứng thú và phát triển NL học tập môn Toán của HS. Những hoạt động/bài tập được gắn kí hiệu màu xanh thuộc loại thực hành, luyện tập, củng cố trực tiếp. Còn gắn kí hiệu màu da cam thuộc loại vận dụng giải quyết vấn đề thực tế hoặc mang tính chất thực tế. Ở mỗi bài học, khi cần thiết có đưa thêm các “bóng nói” hoặc các kí hiệu bằng hình vẽ, nhằm gợi ý, hướng dẫn HS suy nghĩ giải quyết vấn đề hoặc trao đổi thảo luận với các bạn, các thầy cô giáo. Cuối mỗi bài học, thông qua một tình huống gần gũi với thực tế đời sống, HS làm quen với việc vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, HS còn được tạo cơ hội tham gia trả lời các câu hỏi và ứng đáp với các tình huống thách thức hơn nhằm phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và đáp ứng nhu cầu dạy học phân hoá. Cuối mỗi chủ đề có dạng bài “Em vui học toán” nhằm dành thời gian cho HS được tham gia các HĐ thực hành và trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn cuộc sống. VD (Trang 122, 123 – SGK Toán 1): 3. Đổi mới về phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học vẫn là điểm nhấn chủ yếu nhất trong đổi mới CT môn Toán, trong đó cần chú ý các yêu cầu: Tổ chức quá trình dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức, NL nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS. Tiến trình đó bao gồm các bước chủ yếu: Trải nghiệm ‒ Hình thành kiến thức mới ‒ Thực hành, luyện tập ‒ Vận dụng. Kết hợp các HĐ dạy học trong lớp với HĐ ngoài giờ chính khoá và HĐ thực hành trải nghiệm, ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Quá trình dạy học Toán 1 là một quá trình linh hoạt và có tính “mở”. GV cần căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên việc điều chỉnh phải trên cơ sở đảm bảo yêu cầu cần đạt của CT môn Toán (với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm trong mỗi bài học); nội dung điều chỉnh phải phù hợp với thực tế đời sống, với truyền thống văn hoá của cộng đồng dân cư nơi HS sinh sống,
  14. phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học. Giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường và NL của GV, HS. Vì vậy, trong trường hợp cần dãn hoặc thu gọn thời lượng dạy học, GV có thể căn cứ tình hình cụ thể để chủ động điều chỉnh cho phù hợp, miễn sao đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu cần đạt. 4. Đổi mới về đánh giá kết quả học tập Đánh giá năng lực người học thông qua các bằng chứng thể hiện kết quả đạt được trong quá trình học tập. Kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện Một điểm mới nữa là sách Toán 1 mới có khổ sách lớn hơn, hình thức trình bày bắt mắt, nhiều màu sắc hơn so với SGK hiện hành vốn chỉ có 3 màu xanh, đen, trắng. Sách mới được trình bày hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, kích thích hứng thú, tạo dựng niềm tin trong học tập môn Toán ở học sinh. Sách được viết sinh động và hấp dẫn, với nhiều hoạt động tăng cường làm việc nhóm và phát triển năng lực của học sinh. Trong mỗi bài học sẽ có 4 phần. Phần 1: là Khám phá để gợi mở và tìm hiểu kiến thức mới. Ở phần 2: Hoạt động, học sinh được thực hành để nắm kiến thức. Phần thứ 3: được nhóm tác giả tâm đắc là các Trò chơi. Trò chơi được thiết kế để có thể tổ chức cho các em tự chơi một mình, theo cặp hoặc theo nhóm và về nhà có thể chơi với gia đình. Phần thứ 4: là Luyện tập để ôn tập, vận dụng và củng cố lại kiến thức. Tóm lại, tất cả được thể hiện ở bộ sách thông qua những điểm mới sau: Thứ nhất, bộ sách được thiết kế mỗi bài học theo 4 hoạt động cơ bản với trình tự nhất định: Khởi động (giáo viên đưa ra một số vấn đề liên quan đến kiến thức mà học sinh sẽ học); Khám phá (từ một tình huống cụ thể nào đó trong thực tế, học sinh sẽ mô hình hóa rồi rút ra kết luận và kết luận đó chính là kiến thức mà các em được học); Luyện tập; Vận dụng (để học sinh biết kiến thức đó ứng dụng trong thực tế như thế nào). Như vậy, giáo viên chỉ là người đứng ra đạo diễn, còn người thực hiện chính, trung tâm của hoạt động là các học sinh. “Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động thì các em sẽ nắm được kiến thức rõ ràng hơn, hiểu được vì sao có và vì sao cần kiến thức đó. Chứ không phải mới vào "giảng ngay" 2+2=4 mà mơ hồ không biết ý nghĩa của phép cộng, phép trừ, ” Điểm mới thứ 2 là sách được kiến tạo rõ ràng, rành mạch từng bước, tránh những kỹ thuật lắt léo.
  15. Điểm mới thứ 3 là hướng cho học sinh việc học hợp tác với nhau. Trong sách thiết kế rất nhiều hoạt động theo nhóm, theo cặp và theo lớp. Học sinh có thêm tương tác với nhau, chứ không chỉ tương tác với giáo viên. Điểm mới thứ 4 là tích hợp nhiều hơn. Sách về toán không chỉ thuần túy có toán (tích hợp giữa hình học và đại số, đo lường và số học, ) mà tích hợp nhiều môn học khác. Ví dụ, ở phần vận dụng, có thể yêu cầu các học sinh sưu tầm các loại hoa có cùng số cánh hoa, Sách có cấu trúc nội dung và thiết kế qui trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Điểm mới cuối cùng là sách được thiết kế đẹp, bắt mắt; bố trí nhiều và hài hòa giữa kênh hình và chữ. Phân bổ mỗi trang là 1 tiết nên rất thuận tiện cho học sinh học. “Đối với học sinh nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ thì điều quan trọng đầu tiên là nhìn vào cuốn sách phải có sự thích thú. Bởi nếu nhìn vào chỉ toàn những con số chi chít thì sẽ dễ chán.Trong khi điều quan trọng là gây được hứng thú trong học tập”. Câu 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI: SỐ 10 I. MỤC TIÊU Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lươmgj đến 10. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10. - Đọc, viết được số 10 - Lập được các nhóm có số lượng đến 10 đồ vật - Nhận biết vị trí số 10 trong dãy các số từ 0 đến 10 - Phát triển các năng lực toán học. II. CHUẨN BỊ - Tranh tình huống - Một số chấm tròn, que tính, hình vuông, hình tam giác (trong bộ đồ dùng toán 1) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Hoạt động khởi động - HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì? - HS đếm số quả mỗi loại có trong cửa hàng và nói. Chẳng hạn “có 5 quả cam”, “có 6 quả cam”
  16. - Chia sẻ cặp đôi B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hình thành số 10 - HS quan sát khung kiến thức: HS đếm số quả táo và số chấm tròn. HS nói “Có 10 quả táo. Có 10 chấm tròn. Số 10” - HS lấy thẻ số trong bộ đồ dùng học toán gài số 10 lên thanh gài. - HS tự lấy ra 10 đồ vật (chấm tròn hoặc quae tính ) rồi đếm 2. Viết số 10 - HS nghe GV giới thiệu số 10. GV hướng dẫn cách viết số 10. - HS thực hành viết số 10 vào bảng con. C. Hoạt động thực hành luyện tập + Bài 1: GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi. HS thực hiện các thao tác: a. Đếm số lượng mỗi loại quả, đọc số tương ứng b. Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi quả đếm được, chẳng hạn: chỉ vào hình vẽ bên phải, nói: Có mười quả xoài, chọn số 10. *GV lưu ý rèn cho HS cách đếm, chỉ vào từng đối tượng cần đếm để tránh đếm lặp, khi nói kết quả đếm có thể làm động tác khoanh vào tất cả đối tượng cần đếm, nói: Có tất cả 10 quả xoài + Bài 2: GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4 em. HS thực hiện các thao tác: - Quan sát hình vẽ, đếm số hình vuông có trong mẫu. - Đọc số ghi dưới mỗi hình - Lấy hình cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại. - Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả. + Bài 3: GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi theo nhóm đôi. - Đếm tiếp các số theo thứ tự từ 0 đến 10, rồi đọc số còn thiếu trong các ô. - HS đếm lùi các số theo thứ tự từ 10 về 0, rồi đọc số còn thiếu trong các ô - Đếm tiếp từ 0 đến 10 và đếm lùi từ 10 về 0. D. Hoạt động vận dụng + Bài 4: GV tổ chức thành trò chơi: Ai nhanh ai đúng. - Tô màu vào 10 bông hoa, khoanh vào 10 chữ cái - Lấy ví dụ số 10 để nói về số lượng đồ vật, sự vật quanh em. Chẳng hạn: có 10 ngón tay, có 10 con gà E. Củng cố, dặn dò.
  17. - Bài học hôm nay các em biết thêm được điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần phải chú ý? - Về nhà hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. Câu 3. Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS, tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các năng lực chung và năng lực toán học. Đối với bài dạy SỐ 10, GV sử dụng phương pháp trực quan (que tính, mô hình ) nhằm hình thành số 10 cho các em. Ngoài ra GV còn sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức cho các em. Hình thức, kĩ thuật dạy học: GV cho HS sử dụng bộ đồ dùng học Toán, tự thao tác để tìm ra kiến thức mới; GV nêu câu hỏi, HS trả lời; GV tổ chức cho HS tự tìm và trả lời các câu hỏi theo cá nhân, nhóm để luyện tập, củng cố số 10. Đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học như sau: Trong bài này, giáo viên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hoạt động. Cụ thể: - Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS trong quá trình học tập. - Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Toán. - Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân. Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng,
  18. tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và xã hội 1( Cánh Diều). Câu 2: Thầy (cô) hãy lựa chọn một đơn vị nội dung trong SGK Tự nhiên xã hội 1 (Cánh Diều) và thiết kế kế hoạch bài học cho nội dung đó? Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học cách đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2? Trả lời: Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và xã hội 1(Cánh diều). Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều được xây dựng trên cơ sở tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình môn học. Đó là: Dựa vào các quan điểm xây dựng chương trình; Dựa vào mục tiêu chương trình; Dựa vào nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Bên cạnh đó, Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều có những điểm mới cơ bản sau: Điểm mới về lựa chọn nội dung - Tích hợp Giáo dục giá trị và Kĩ năng sống cho học sinh: Phần khởi động có bài hát gắn với nội dung bài học. – Nội dung của các bài học không cung cấp quá nhiều kiến thức mô tả cần phải ghi nhớ. Nội dung các bài học trong SGK được thiết kế theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy với việc khắc sâu kiến thức cốt lõi, những vấn đề liên quan đến giáo dục kĩ năng sống, giũ gìn sức khỏe, giữ gìn sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, đều được chú trọng. Đặc biệt các nội dung trong các bài học đều chú trọng đến việc mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống. Một số nội dung bài học tích hợp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống - Giáo dục sức khỏe. - Giáo dục an toàn cho học sinh. - Một số bài học có nội dung, hình ảnh gắn kết với các vùng, vùng miền của đất nước.
  19. Điểm mới về cấu trúc và cách trình bày cuốn sách, chủ đề bài học + Cấu trúc và cách trình bày cuốn sách Ngoài bìa gồm 3 phần chính: - Hướng dẫn sử dụng sách - Nội dung chính - Bảng tra cứu từ ngữ và mục lục * Phần hướng dẫn sử dụng sách: Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình là chủ yếu, kết hợp với kênh chữ; tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên. * Phần nội dung chính: Trong phần này có các chủ đề và các bài học, bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề. Tất cả những nội dung này đều được trình bày kết hợp kênh chữ và kênh hình. – Sách thiết kế nhiều hoạt động học tập đa dạng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. – Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức. – Cách sử dụng ngôn ngữ: + Ngôn ngữ trong sáng + Diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi, thân thiện tạo sự hưng phấn tìm tòi khám phá bài học. + Sử dụng nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa nội dung đối với những kiến thức khó, trừu tượng và nhiều logo/icon thay vì dùng các lệnh khô khan. + Để thể hiện tốt nội dung và cấu trúc SGK như đã nêu ở trên nên cuốn sách này đặc biệt coi trọng việc thiết kế, minh họa. + Trình bày rõ ràng, khoa học; kênh hình phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1. - Nội dung bài học tường minh. Sau 1 hoặc 2 chủ đề có bài thực hành. + Cấu trúc và cách trình bày chủ đề Mỗi chủ đề gồm 3 phần: - Giới thiệu chủ đề - Các bài học * Phần Giới thiệu chủ đề được trình bày trên 2 trang mở với những hình ảnh thể hiện được nội dung cốt lõi của chủ đề. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó. Giữa các chủ đề khác nhau được phân biệt bằng màu sắc và số thứ tự. Có 6 chủ đề là:
  20. * Các bài học: Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 2 đến 6 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2 – 4 tiết tùy thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Cả cuốn sách có 21 bài học được dạy trong 58 tiết (xem gợi ý phân phối Chương trình ở phần Phụ lục). ￿ Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề. Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết. + Cấu trúc và cách trình bày bài học: Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 đều có cấu trúc gồm 3 phần: Tên bài học Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?) Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?) Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 bao gồm 3 dạng bài học chủ yếu. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó. - Dạng bài học mới: Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau: + Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi, + Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận, + Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân, + Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK. Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS.
  21. Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS. Dạng bài thực hành Ngoài các yêu cầu HS thực hành để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng được tích hợp, lồng ghép ngay trong các bài học mới, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có 2 bài thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường và Quan sát cây xanh và các con vật xung quanh. Phần nội dung chính của các bài học này bao gồm ba nhóm hoạt động: + Hoạt động chuẩn bị bao gồm việc yêu cầu HS chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi đi quan sát ngoài hiện trường và các đồ dùng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ quan sát; chỉ dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, ghi chép (bằng cách đánh dấu vào phiếu quan sát, ). + Hoạt động quan sát ngoài hiện trường: Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy khi đi quan sát để giữ an toàn và thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát đã được phân công. + Hoạt động báo cáo kết quả: Đưa ra gợi ý các hình thức tổ chức báo cáo và các sản phẩm cần báo cáo. Dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề Phần nội dung chính của bài ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 nhóm hoạt động: + Hoạt động ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề. Ở hoạt động này, thông qua các câu hỏi ôn tập mang tính tổng quát, yêu cầu HS hoàn thiện tiếp các sơ đồ hoặc biểu bảng trong SGK sẽ giúp HS phát triển tư duy logic, tư duy tổng hợp và khái quát hoá. + Hoạt động thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Ở nhóm hoạt động này thường đưa ra các tình huống đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, Câu 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI 16. ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: – Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: – Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
  22. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: – Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Các hình trong SGK. - HS và GV cùng sưu tầm một số hình ảnh, một số mẫu thức ăn, một số rau, quả và bao bì đựng thức ăn. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 1. KHỞI ĐỘNG Hoạt động cả lớp HS thảo luận lời con ong ở trang 108 (SGK): “Tất cả chúng ta đều ăn uống hằng ngày. Vì sao?” HS đưa ra các ý kiến của mình có thể là: để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khoẻ, để học tập, 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh *Mục tiêu: Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi: Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống: + Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh. + Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ. Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đổ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn, đổ uống không nên sử dụng thường xuyên. – Cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể *Mục tiêu: Xác định được những loại thức ăn không an toàn với cơ thể cần loại bỏ * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát các hình vẽ ở cuối trang 109 (SGK) và thảo luận:
  23. Điều gì sẽ sảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng? HS trả lời: Em có thể bị đau bụng/bị tiêu chảy/bị ngộ độc Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác góp ý bổ sung. – Kết thúc hoạt động, GV giúp HS nêu được: Để cơ thể khoẻ mạnh và an toàn, tuyệt đối không sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc. Tiết 2 2. Các bữa ăn trong ngày Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hằng ngày *Mục tiêu: Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát hình trang 100 (SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của bạn trong hình. Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một cặp xung phong nói số bữa ăn mà em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống em thường sử dụng trong mỗi bữa. Kết thúc hoạt động này dẫn đến giá trị lời con ong trang 110 (SGK). Đồng thời GV cũng khuyên thêm HS: – Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt bữa sáng, để có đủ sức khoẻ học tập tốt và chóng lớn. – Trong mỗi bữa ăn cần ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún, ; thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa, .; các loại rau xanh, quả chín, – Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát. Mỗi ngày các em cần uống từ 4 - 6 cốc nước. 3. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4. Chơi trò chơi “Đi chợ” * Mục tiêu – Tập lựa chọn những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày. – Quan sát, so sánh một số mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
  24. – Bước đầu hình thành kĩ năng ra quyết định. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp Chuẩn bị: – GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả sẵn có ở địa phương, một số vỏ hộp bánh) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bán hàng trong “chợ”. – Một số HS xung phong làm người bán hàng. Những HS còn lại được chia thành các “gia đình”. Mỗi gia đình khoảng 3- 4 người. Mỗi gia đình cần có làn (giỏ) hoặc rổ để đi mua hàng (lưu ý: không sử dụng túi nilon dùng 1 lần). GV phổ biến cách chơi cho các nhóm: – Nhóm các “gia đình” sẽ bàn nhau nên mua thức ăn cho bữa nào trong ngày và dự kiến trước những thức ăn đồ uống sẽ mua trong “chợ”. – Nhóm “người bán hàng” cũng bàn xem nên quảng cáo giảm giá một số mặt hàng. Ví dụ: một số rau quả không còn tươi hoặc một số thức ăn, đồ uống, gia vị sắp hết hạn sử dụng, Bước 2: Làm việc theo nhóm – Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp: Các “gia đình” sẽ đi quanh các gian hàng trong chợ để tìm đúng thứ cần mua. Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn hàng các “gia đình” cần quan sát, so sánh để chọn ra thức ăn tươi ngon, đọc kĩ thời hạn ghi trên bao bì để tránh mua phải những thức ăn sắp hết hạn hoặc đã quá hạn sử dụng, Người bán hàng có thể dùng “loa” để giới thiệu một số mặt hàng giảm giá, Bước 4: Làm việc theo nhóm: Sau khi “mua hàng”, các “gia đình” về vị trí của mình để trình bày, giới thiệu những thứ của nhóm mình đã mua được với cả lớp. Đồng thời nói rõ những thức ăn này được mua cho bữa ăn nào trong ngày. Các nhóm có thể giới thiệu tên những thức ăn mà “gia đình” mình dự định mua nhưng trong “chợ” không có hoặc có nhưng không tươi ngon, khi đó các em đã quyết định thay thế bằng thức ăn nào. Hoặc một “gia đình” khác định không mua loại thức ăn này, nhưng thấy được giảm giá thì lại mua thức ăn đó, Bước 5: Làm việc cả lớp: GV tổ chức cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quả nhóm mình đã mua được như gợi ý ở bước 4. Các nhóm nhận xét lẫn nhau xem đã chọn được thức ăn đảm bảo cho một bữa ăn hay chưa. GV: nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khoẻ và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên
  25. vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ độc. Lợi ích của các thức ăn như cơm, bánh mì; thịt, cá, trứng, sữa; các loại rau. Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học cách đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2? BÀI: ĂN UỐNG HẰNG NGÀY 1.Phần khởi động: - GV sử dụng phương pháp đàm thoại nhằm đưa cuộc sống vào bài học. - Hình thức tổ chức: GV nêu câu hỏi, nhiều HS trả lời. - Kĩ thuật tổ chức: GV nâng cao kĩ năng đàm thoại, giao tiếp trước lớp. 2. Khám phá kiến thức mới: - GV sử dụng Phương pháp trực quan, đàm thoại: quan sát tranh ở sách giáo khoa để trả lời, nêu nhận xét về nội dung của mỗi tranh. - Hình thức, kĩ thuật tổ chức: GV tổ chức cho HS tự tìm và trả lời các câu hỏi theo cá nhân, nhóm để phát triển ngôn ngữ và tạo sự tự tin trong giao tiếp cho HS. 3. Bước Luyện tập vận dụng - GV kết hợp sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, gợi mở, đặt vấn đề cho HS lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Thông qua các hoạt động thực hành – luyện tập giúp HS nắm được các kiến thức và kĩ năng mới để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. - Hình thức, kĩ thuật tổ chức: + Hình thức, kĩ thuật tổ chức: Cho HS tham gia theo nhóm thảo luận, thực hành. Sau đó cho các nhóm lần lượt trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV. 4. Cách đánh giá: Trong bài học này, GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong hoạt động 3. ___