Câu hỏi bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí

doc 6 trang minh70 2730
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_boi_duong_thuong_xuyen_mon_dia_li.doc

Nội dung text: Câu hỏi bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí

  1. CÂU HỎI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2015-2016 Họ và tên: Bùi Văn Mậu Đơn vị: Phòng Giáo dục huyên Lạc Sơn 1. Kiến thức: Câu 1: Anh (Chị): Nêu hiện trạng ? Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? Trả lời: * Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm như nước sông, nước biển, nước ngầm. * Nguyên nhân – Hậu quả: - Nguyên nhân: + Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại đưa ra ngoài biển + Ô nhiễm sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp. - Hậu quả: + Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước + Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. + Ảnh hưởng đến đời sống con người. Câu 2: Anh (Chị): Giải thích tại sao ngành du lịch ở châu Âu lại có khả năng phát triển tốt? Trả lời Ngành du lịch của các nước châu Âu phát triển tốt vì : - Có nhiều thắng cảnh đẹp. - Các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng. - Có nhiều hoạt động thể thao lớn. - Nền kinh tế phát triển , mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt . - Các trung tâm du lịch lớn của châu Âu: Các nước vung ven Đại Tây dương, Địa Trung hải Câu 3: Anh (Chị): a, Nêu đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở châu Âu? b, Giải thích vì sao sản xuất nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao ? Trả lời: a. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp - Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp: + Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh; + Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. - Quy mô sản xuất không lớn; - Nền nông nghiệp tiên tiến, có hiệu quả cao. - Tỉ trọng chăn nuôi cao hơn trồng trọt. b. Sản xuất nông nghiệp đạt hiêu quả cao do: - Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao; - Áp dụng các tiến bộ khoa học-kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất; - Gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
  2. Câu 4: Ngành công nghiệp châu Âu có đặc điểm gì nổi bật? Trả lời: - Nền công nghiệp châu Âu phát triển rất sớm, là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới. - Nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng - Các vùng công nghiệp truyền thống (Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan ) đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi về công nghệ và cơ cấu, - Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại đang được phát triển ở các trung tâm công nghệ cao, với các ngành công nghiệp mũi nhọn: điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không Câu 5: Anh (Chị): Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp ở các nước châu Á? Trả lời: - Lúa gạo, lúa mì, là những cây lương thực quan trọng ở châu Á + Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, chủ yếu được trồng ở các đồng bằng màu mỡ. Châu Á chiếm khoảng gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mà của toàn thế giới (2003) + Châu Á nổi tiếng với các loại cây công nghiệp như chè, bông, cà phê, cao su, dừa, cọ dầu. Ấn Độ , Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, là những nước đạt được kết quả vượt bậc về sản xuất lương thực - Các vật nuôi của châu Á rất đa dạng: + Trâu, bò, lơn, gà, vịt được nuôi nhiều ở vùng ẩm ướt + Dê, bò, ngựa, cừu, được nuôi ở vùng khí hậu tương đối khô hạn + Ở vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc Câu 6: Anh (Chị) hãy: a, Trình bày mục tiêu chung, nguyên tắc hoạt động của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ? b, Các nước ASEAN có những điều kiện thuận lợi nào để hợp tác cùng phát triển? c, Cho biết những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập ASEAN? Trả lời: a, Mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á qua thời gian: - Mục tiêu chung: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, cùng nhau phát triển kinh tế xã hội -Nguyên tắc hoạt động: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi nước b. Những điều kiện thuận lợi để cùng hợp tác phát triển các nước ASEAN: + Vị trí địa lí gần gũi, giao thông thuận lợi +Có nhiều nét tương đồng về sinh hoạt, sản xuất +Lịch sử đấu tranh, xây dựng nước có những đặc điểm giống nhau,con người dễ hợp tác với nhau c, Thuận lợi – Khó khăn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: *Thuận lợi: - Quan hệ mậu dịch : + Từ năm 1990 đến nay , tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng 26,8% + Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế. + Mặt hàng xuất khẩu chính là gạo + Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.
  3. - Hợp tác để phát triển kinh tế : dự án phát triển hành lang đông – tây tạo điều kiện khai thác tài nguyên , nhân công ở vùng khó khăn, giúp xoá đói giảm nghèo. * Khó khăn: - Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - Khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữ - Nhiều mặt hàng giống nhau , dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu. 2. Kỹ năng: Câu 7: Cho bảng số liệu trung bình về nhiệt độ và lượng mưa dưới đây: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 27 28 28 28 27 26 25 25 26 26 27 27 (0C) Lượng mưa 40 55 100 125 360 495 215 55 70 170 200 80 (mm) Anh (Chị) hãy: a, Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm trên ? b, Xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên Trái Đất ?Vì sao? Trả lời: a, Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường - Biểu đồ lượng mưa: Hình cột - Biểu đồ nhiệt độ: Đường biểu diễn b, Địa điểm này thuộc môi trường xích đạo ẩm Vì: + Có nhiệt độ trung bình cả năm > 250C + Biên độ nhiệt năm thấp (30C) + Mưa quanh năm và lượng mưa trung bình cả năm trên 1.500mm (1.965mm) Câu 8: Quan sát hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới dưới đây. Anh (Chị) cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu . Anh (Chị) giải thích tại sao?
  4. Biểu đồ A Biểu đồ B Trả lời: - Biểu đồ A: + Đường biểu diễn nhiệt độ hai lần tăng cao/ năm + Nhiệt độ các tháng trong năm > 200C + Mưa tập trung vào một mùa (từ tháng 4 – tháng 10)  Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ở Bắc bán cầu - Biểu đồ B: + Nhiệt độ các tháng trên 20 0C + Biên độ nhiệt năm > 150C + Có 6 tháng khô hạn + Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau trái ngược với biểu đồ A  Đặc điểm khí hậu Nam bán cầu. Câu 9: Cho biểu đồ nhiệt độ, lương mưa dưới đây:
  5. Cho biết biểu đồ trên thuộc đới , kiểu môi trường nào trên Trái Đất ? giải thích sự lựa chọn đó ? Trả lời: - Biểu đồ trên thuộc biểu đồ đới nóng và kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa - Vì : Nhiệt độ TB cao > 200C, nóng quanh năm, trong năm 2 lần nhiệt độ cao, mưa nhiều vào mùa hè Hết Rừng cao su vào mùa khô