Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 8 trang Hương Liên 25/07/2023 2001
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 I. VĂN Phần văn bản gồm: Truyện Thánh Gióng, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Ếch ngồi đáy giếng, Treo biển, Cây bút thần, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. - Biết tên văn bản và nội dung, ý nghĩa câu chuyện (chú ý các ghi nhớ), thể loại, phương thức biểu đạt các văn bản. - Các khái niệm: Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười. Gợi ý: PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau và học sinh trả lời các câu bên dưới: “ Lạc Long Quân nói: - Ta vốn nồi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miềm núi, người miềm biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không thể thay đổi”. ( Ngữ văn 6- Tập 1) - Xác định đoạn trích thuộc văn bản nào. - Xác định thể loại - Xác định danh từ riêng, các nhân vật, đếm số câu - Xác định sự việc. - Chọn Đ, S ứng với nội dung văn bản - Ghép A và B cho phù hợp - Chọn từ có sẵn điền vào chỗ trống cho phù hợp (nội dung các khái niệm: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười; nội dung ghi nhớ các văn bản trên ) II. TIẾNG VIỆT 1/ Nghĩa của từ là gì?
  2. Giải thích nghĩa các từ sau: Mảng xà, lẫm liệt, hoảng hốt, tổ tiên, mĩ vị, chuyện gẫu, bà đỡ, thái y lệnh 2/ Thế nào là động từ? Đặt câu với các động từ sau: đi, chạy, học, ăn, múa, nói 3/ Số từ là gì? Lượng từ là gì? Cho ví dụ. Tìm số từ và lượng từ trong câu sau: “ Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai" 4/ Chỉ từ là gì? Tìm chỉ từ trong câu ca dao sau: “ Đấy vàng, đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ” (Ca dao) 5/ Danh từ là gì? Đặt câu với các danh từ sau: con trâu, viên quan, túp lều, sách vở, bàn ghế, xe máy 6/ Thế nào là tính từ? Tìm tính từ trong các câu sau: - Mẹ tôi còn trẻ lắm. - Ánh ấy rất hiền. - Rổ cá này còn tươi. - Con trăn ấy rất hung hãn. 7. Thế nào là cụm danh từ? Cho ví dụ 8. Thế nào là cụm tính từ? Cho ví dụ III. TẬP LÀM VĂN: Đề 1: Kể lại câu chuyện “Thánh Gióng” mà em đã học (Ngữ văn 6 - tập 1). Đề 2: Em hãy kể lại câu chuyện “Em bé thông minh” mà em đã học (Ngư văn 6 - tập 1). Đề 3: Kể về một người bạn thân của em. Đề 4: Kể chuyện về cô giáo cũ mà em yêu mến. Đề 5: Kể chuyện một chuyến về quê của em.
  3. Đề 6: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. GỢI Ý TRẢ LỜI I.VĂN: GV ôn cho học sinh II. TIẾNG VIỆT: Câu 1: - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị Giải thích nghĩa các từ sau: Mảng xà, lẫm liệt, hoảng hốt, tổ tiên, mĩ vị, chuyện gẫu, bà đỡ, thái y lệnh (GV bám vào SGK các văn bản đã học) Câu 2: Khái niệm động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. (Phần đặt câu GV tự hướng dẫn) Câu 3: - Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật( một, hai, ba ); còn lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật( những, cả thảy, mấy ) - Xác định: số từ: một; lượng từ: mấy. Câu 4: - Định nghĩa : Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. - Chỉ từ trong bài tập là: Đấy, đây Câu 5: Danh từ là từ chỉ người, vật, hiên tượng, khái niệm (Phần đặt câu GV tự hướng dẫn) Câu 6: Tính từ là những từ chỉ đặc diểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. (Phần tìm tính từ GV tự hướng dẫn) Câu 7: Khái niệm cụm danh từ (SGK ) (Phần nêu ví dụ -GV hướng dẫn): Một con trâu, một túp lều Câu 8: Khái niệm cụm tính từ (SGK )
  4. (Phần nêu ví dụ -GV hướng dẫn): còn trẻ lắm, rất nhanh III. TẬP LÀM VĂN: ĐỀ 1: I. Mở bài Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”. II. Thân bài 1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng - Hai ông bà đã già, chưa có con. - Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai. - Sinh đứa bé đến khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi. 2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi - Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài. - Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt. - Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú. 3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời - Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. - Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận. - Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ. - Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc. - Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời. - Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ. III. Kết bài - Dấu vết còn lại cho ngày hôm nay.
  5. - Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước. Đề 2: 1. Mở Bài Giới thiệu câu chuyện"Em bé thông minh" 2. Thân Bài - Diễn biến câu chuyện: + Nhà vua cho người đi khắp nơi để tìm người tài giúp nước + Đến làng nọ gặp được cậu bé thông minh + Cuộc đối đáp của viên quan và cậu bé + Viên quan đã khẳng định tìm được người tài + Về tâu với nhà vua + Nhà vua thử cậu bé bằng cách cho làng ba con trâu đực và làm sao để ba con trâu ấy đẻ được chín con nghé. + Hai cha con lên đường vào kinh để gặp nhà vua, cuộc đối đáp giữa hai người cậu bé vượt qua hết thử thách của nhà vua. + Cậu bé giúp nhà vua và triều đình câu đố khó của sứ giả nước láng giềng 3. Kết Bài Nhà vua khâm phục tài năng của cậu bé phong cậu là trạng nguyên Đề 3: 1. Mở bài – Em là người ít bạn và chỉ có một số người bạn thân. – Trong học tập cũng như trong cuộc sống em rất thân với bạn Bạn ấy là người giúp đỡ em rất nhiều, chúng em đã chơi thân với nhau từ khi còn nhỏ. 2. Thân bài – Ngoại hình + Dáng người, chân tay + Mái tóc, khuôn mặt + Đôi mắt,Vầng trán
  6. – Tính nết, tài năng: + Hiền lành và dễ mến với người khác, giúp đỡ bạn bè. Khi có bạn cần giúp việc gì, đều tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em. + Trong học tập bạn ấy rất siêng năng, hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ học tập. Khi chơi nhiệt tình và thoải mái với bạn bè. + Người bạn thân của em giỏi Toán nhất lớp. Bạn rất thích sưu tầm và tập giải những bài Toán khó. Có những khi gặp bài quá khó, bạn ấy hướng dẫn em giải toán và giải thích cho em hiểu. + Đá bóng rất giỏi, bạn ấy là chân sút số một của đội bóng. + Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ, hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú. + Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao. – Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn Bạn ấy giúp em ( tập bơi, khắc phục tật sợ nước với em và giúp em bơi rất giỏi, ) .Chính bạn ấy là người luôn giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống. 3. Kết bài – Tình cảm của em và bạn ấy sẽ luôn vững bền cho dù sau này hai đứa có học khác lớp. – Vun đắp và trân trọng tình bạn bè, mong tình cảm mãi mãi bền chặt. Đề 4: 1. Mở bài: Giới thiệu cô giáo mà em yêu mến 2. Thân bài: * Kể về cô giáp em yêu mến * Khái quát về cô giáo mà em mến: tuổi tác, chỗ ở
  7. * Kể chi tiết về cô giáo mà em yêu mến a. Ngoại hình: • Cô giáo có thân hình rất cân đối • Cô thường mặc áo dài, nhìn cô rất thướt tha • Cô có gương mặt xinh đẹp và phúc hậu • Mái tóc của cô dài và óng mượt • Cô có đôi mắt long lanh • Đôi môi của cô chúm chím • Cô có cái mũi xinh xinh b. Kể về tính tình: • Cô rát thân thiện • Cô hiền hòa • Cô rất yêu thương học sinh • Cô quý mến tất cả mọi người c. Kể về hành động: • Cô luôn giúp đỡ mọi người • Cô quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tí • Cô hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sống • Đôi khi cô trách mắng tụi em nhưng do cô thương chúng em 3. Kết bài: Em rất yêu và quý mến cô. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô. Đề 5: 1/ Mở bài: Lý do về thăm quê, về quê với ai? 2/ Thân bài: + Cảm xúc khi được về quê + Quang cảnh chung của quê hương + Gặp họ hàng ruột thịt
  8. + Thăm mộ tổ tiên + Gặp bạn bè cùng tuổi + Dưới mái nhà người thân + Phút chia tay 3/ Kết bài: Cảm nghĩ về chuyến về quê ĐỀ 6 1. MỞ BÀI: - Mười năm nữa là năm nào? Năm ấy em bao nhiêu tuổi? Em vẫn đang đi học hay đã đi làm. - Em về thăm trường cũ vào dịp nào? 2. THÂN BÀI: - Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn, sốt ruột, lo lắng - Cảnh trường, lớp sau mười năm xa cách có gì đổi thay. - Cảnh các khu nhà, vườn hoa, sân tập, lớp học cũ - Gặp gỡ với thầy, cô giáo cũ, mới như thế nào? Thầy dạy bộ môn, thầy chủ nhiệm, cô Hiệu trưởng, bác bảo vệ - Gặp gỡ các bạn cũ, những kỷ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm cuộc sống hiện nay, những hứa hẹn. 3. KẾT BÀI: - Phút chia tay lưu luyến - Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy? Lưu ý: ( Đáp án trên chỉ mang tính gợi ý tham khảo khi ôn tập giáo viên cần ôn kĩ hơn, để giúp học sinh làm bài đạt kết quả tốt.)