Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016

doc 6 trang Hương Liên 24/07/2023 1850
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2015_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Văn: Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” tác giả là ai? Trích từ tác phẩm nào? Trong đoạn trích trên tác giả miêu tả Dế Mèn là một chàng dế ra sao? Câu 2: Đoạn trích "Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả ? Qua văn bản này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc? Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng văn bản“Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh. Câu 4: Hãy nêu cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua bài văn “Vượt thác” của Võ Quảng? Câu 5: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh cảm nghĩ của anh đối với Bác Hồ trong hai lần đó. Câu 6: Em hãy viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu? Hãy cho biết hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào? Câu 7: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ấy? Câu 8: Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” tác giả đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Qua đó gợi cho em liên tưởng đến đức tính gì của con người Việt Nam. II. TIẾNG VIỆT: Câu 1: Phó từ là gì? Hãy đặt câu có phó từ? Câu 2: So sánh là gì? Xác định kiểu so sánh trong khổ thơ sau: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. Câu 3: Hãy xác định phép nhân hóa trong câu ca dao sau: Vì sương nên núi bạc đầu 1
  2. Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa. Hãy cho biết nhân hoá là gì? Câu 4: Ẩn dụ là gì? Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép ẩn dụ được sử dụng trong hai câu thơ sau? Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Viễn Phương ) Câu 5: Hoán dụ là gì? T ừ “bóng dài, vai, lá ngụy trang” trong những câu thơ sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì? Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo. Câu 6: Trong câu có mấy thành phần chính ? Hãy xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Lan đang học bài. Câu 7: Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ minh họa. III.Tập làm văn: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả lại người thân mà em yêu quý nhất (ông, bà, cha, mẹ ) Đề 2: Hằng tháng, trường em đều tổ chức lao động tập thể. Hãy tả lại một buổi lao động gần đây nhất mà em có tham gia. Đề 3: Hãy tả lại cảnh sân trường trong giờ ra chơi. Đề 4: Em hãy tả lại một tiết học mà em yêu thích. HẾT 2
  3. GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6 I. VĂN: Câu 1: Đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên”. - Trích từ tác phẩm: “ Dế Mèn phiêu lưu kí”. - Tác giả: Tô Hoài. - Nội dung: Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi Câu 2: Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”. - Trích từ tác phẩm: Đất rừng phương Nam. - Tác giả: Đoàn Giỏi. - Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã, sinh hoạt độc đáo và hấp dẫn. Câu 3: Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét, đố kị. - Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn tình cảm ghen ghét, đố kị. Câu 4: Cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua văn bản“ Vượt thác” của Võ Quảng. - Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ - Con người có vẻ đẹp hùng dũng, khoẻ mạnh Câu 5: Tâm trạng của anh đội viên qua hai lần thức giấc: - Lần thứ nhất: anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi bên bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm. Anh hiểu Bác ngồi đó đốt lửa để sưởi ấm cho các chiến sỹ. Trong trạng thái mơ màng anh thấy Bác đi nhẹ nhàng dém chăncho các anh -> Anh cảm nhận được sự chăm lo, gần gũi của vị lãnh tụ, anh nằm không yên vì lo cho Bác. - Lần thứ hai ( Lần thứ ba thức giấc) trời đã sắp sáng anh vẫn thấy Bác ngồi đó,m sự lo lắng của anh đã thật sự hoảng hốt, anh nằng nặc mời Bác đi ngủ, và khi nhận được câu trả lời của Bác đã làm cho anh cảm nhận một lần nữa tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác đối với nhân dân. Câu 6: Bài thơ “ Lượm” của tác giả Tố Hữu. - Hai khổ thơ đầu của bài thơ: Ngày Huế đổ máu Nhảy trên đường vàng. - Hình ảnh chú bé Lượm: Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái. Câu 7: 3
  4. - Những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. - Những hình ảnh miêu tả làm nổi bất cảnh sắc một vùng biển đảo tươi đẹp, giàu sức sống. Câu 8: Vẻ đẹp và những phẩm chất của tre: - Tre mọc xanh tốt ở mọi nơi. - Dáng tre vươn, mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. - Mầm non mọc thẳng. - Tre cứng cáp dẻo dai và vững chắc. - Tre gắn bó và làm bạn với con người trong mọi hoàn cảnh, tre thẳng thắn, bất khuất, tre anh dũng chiến đấu cùng con người, tre giữ làng, giữ nước, tre còn giúp con người biểu lộ tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre. II- TIẾNG VIỆT: Câu 1: Phó từ: - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. - Đặt câu: Nam đang học bài. Câu 2: So sánh: - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Xác định kiểu so sánh: + Từ “ như”(so sánh ngang bằng) + Từ “hơn” ( so sánh không ngang bằng) Câu 3: Nhân hoá: - Xác định phép nhân hoá trong câu ca dao sau: núi mà bạc đầu, hoa mà biết sầu. - Nhân hoá: là gọi hoặc tà cây cối Câu 4: Ẩn dụ: - Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - “Trời xanh” là phép ẩn dụ chỉ Bác Hồ -> Tác dụng: Bác Hồ như trời xanh còn mãi trên đầu. Bác đã hóa thân vào sự trường cửu và vĩnh hằng của thiên nhiên, đất nước và dân tộc. Đồng thời thể hiện nỗi đau, tiếc nuối, nhớ thương da diết trước sự ra đi của Bác. Câu 5: Hoán dụ: - Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm - Chỉ hình ảnh anh bộ đội . Câu 6: Các thành phần chính của câu: - Chủ ngữ và vị ngữ. - Xác định: Lan- chủ ngữ; đang đi học- vị ngữ. 4
  5. Câu 7: Câu trần thuật đơn: - Là loại câu do m,ột cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc hay để nêu một ý kiến. - Ví dụ: (CN + phó từ + VN) III- TẬP LÀM VĂN: ĐỀ 1: A. MỞ BÀI: Giới thiệu về người thân được tả. B. THÂN BÀI: + Miêu tả ngoại hình: Vóc dáng, khuôn mặt, đầu tóc, nước da, trang phục + Miêu tả tính cách: cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm, sở thích + Kỉ niệm đáng nhớ về người thân. C. KẾT BÀI: Tình cảm của em dành cho người thân. ĐỀ 2 : A. MỞ BÀI: - Giới thiệu chung về buổi lao động (thời gian, thành phần ) B. THÂN BÀI: - Tả lại cảnh trước buổi lao động (chuẩn bị chu đáo, ai cũng háo hức ) - Tả lại cảnh khi buổi lao động đã diễn ra ( cả khu vực náo động bởi tiếng dao, chổi ) - Tả lại cảnh cuối buổi lao động: kết quả C. KẾT BÀI: - Nhận xét chung về buổi lao động . - Cảm nghĩ của em qua buổi lao động. ĐỀ 3 : A. MỞ BÀI: - Giới thiệu chung về trường lớp của em. - Giới thiệu giờ ra chơi em muốn tả B. THÂN BÀI: - Trước giờ ra chơi : không khí trong lớp, trong sân trường - Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, giờ ra chơi diễn ra như thế nào? + Cảnh buổi tập thể dục giữa giờ + Các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi (những trò chơi dân gian : đá cầu, nhẩy dây; các bạn chuẩn bị cho tiết học sau. ) 5
  6. - Kết thúc giờ ra chơi C. KẾT BÀI - Nhận xét chung về giờ ra chơi - Tình cảm của em. ĐỀ 4: A. MỞ BÀI: - Giới thiệu chung về lớp học. - Giới thiệu tiết học em muốn tả. B. THÂN BÀI: - Tả lớp học trong những phút bắt đầu tiết học (kiểm tra bài cũ: Thầy, cô và học sinh như thế nào? Không khí lớp học ra sao? ) - Tả lại cảnh khi tiết học đã diễn ra: Hoạt động của học sinh, hoạt động của thầy, cô giáo? - Tả lại cảnh cuối tiết học: kết quả sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và sự tiếp thu kiến thức của học sinh. - Kỉ niệm với người thầy, cô dạy tiết học đó. C. KẾT BÀI: - Nhận xét chung về tiết học . - Tình cảm của em đối với môn học Hết Giáo viên ra đề cương hướng dẫn ôn tập: Nguyễn Thị Bích Nhi. Mail. ntbnhi@vinhthuan.edu.vn. ĐT: 0986197678 mọi thắc mắc GV liên hệ địa chỉ trên. Lưu ý: Nội dung trên chỉ là đáp án gợi ý, khi hướng dẫn ôn tập cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể chi tiết theo thực tế giảng dạy ở đơn vị. 6