Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 10 - Đề số 2 (Có đáp án)

pdf 6 trang Hải Hòa 12/03/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 10 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_10_de_so_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 10 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 10-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút ĐỀ 02 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi được gọi là gì? A. Bầy người nguyên thủy. B. Thị tộc. C. Bộ lạc. D. Công xã. Câu 2. Loại hình chữ viết nào ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Chữ tượng ý. B. Chữ tượng thanh. C. Chữ La tinh. D. Chữ tượng hình. Câu 3. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây thuận lợi cho những hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. B. Nông nghiệp và chăn nuôi. C. Nông nghiệp và dịch vụ. D. Khai thác lâm sản và chăn nuôi. Câu 4. Chính sách lấy ruộng đất công, ruộng đất hoang chia cho nông dân dưới thời Đường được gọi là chế độ gì? A. Quân điền. B. Lộc điền. C. Phát canh.
  2. D. Tô, dung, điệu. Câu 5. Vào thế kỉ XIV, dưới thời kì vương triều nào sau đây, kinh đô của Ấn Độ đã trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”? A. Gúp-ta (319 – 606). B. Hác-sa (606 – 647). C. Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526). D. Mô-gôn (1526 –1707). Câu 6. Công trình kiến trúc Phật giáo nào sau đây là của Vương quốc Lào thời phong kiến? A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua. B. Chùa Vàng. C. Thạt Luổng. D. Ăng-co Vát. Câu 7. Những công trình kiến trúc nổi tiếng của Vương quốc Cam-pu-chia là A. tháp Thạt Luổng. B. Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. C. đô thị cổ Pa- gan. D. khu đền tháp Bô-rô-bu-đua. Câu 8. Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa A. lãnh chúa-nông nô. B. chủ nô-nô lệ. C. địa chủ-nông dân. D. tư bản-công nhân. Câu 9. Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của thành thị Tây Âu trung đại? A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa. B. Góp phần sự phát triển kinh tế nông nghiệp. C. Góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp.
  3. D. Góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền. Câu 10. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là A. nhu cầu cao về vàng bạc, hương liệu, thị trường. B. do sự phát triển của thủ công nghiệp. C. do nhu cầu phát triển kinh tế của lãnh chúa. D. yêu cầu phát triển của thủ công nghiệp. Câu 11. Quá trình chuyển biến nào được coi là bước nhảy vọt lần thứ hai trong quá trình tiến hóa của loài người? A. Từ người tối cổ thành người tinh khôn. B. Từ vượn cổ thành người tối cổ. C. Từ vượn cổ thành người tinh khôn. D. Từ thời đá cũ sang thời đại kim khí. Câu 12. Ý nào sau đây không thể hiện được giá trị của các công trình kiến trúc phương Đông cổ đại? A. Tài năng lao động của con người cổ đại. B. Thể hiện uy quyền của các vị vua. C. Thể hiện tài năng của các nghệ nhân. D. Thể hiện sự giàu có của con người. Câu 13. Trong các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra nhiều của cải nhất cho xã hội? A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Nông dân. D. Quý tộc. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách của Vương triều Mô-gôn (1526- 1707) dưới thời vua A-cơ-ba? A. Áp đặt Hồi giáo vào cư dân theo Phật giáo và Hin-đu giáo.
  4. B. Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị chính trị. C. Những người không theo đạo Hồi, phải nộp “thuế ngoại đạo”. D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo. Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII? A. Xây dựng được một nền văn hóa riêng và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại. B. Đánh bại cuộc xâm lược của các nước tư bản phương Tây. C. Kinh tế phát triển thịnh vượng, buôn bán với nhiều nước trên thế giới. D. Xuất hiện nhiều quốc gia hùng mạnh ở In-đô-nê-xi-a, bán đảo Đông Dương. Câu 16. Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là quần thể kiến trúc phản ánh những tôn giáo nào của Vương quốc Cam-pu-chia? A. Hin-đu giáo và Phật giáo. B. Hồi giáo và Nho giáo. C. Đạo giáo và Thiên chúa giáo. D. Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Câu 17. Nét nổi bật trong hoạt động kinh tế của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là gì? A. Sản xuất nông nghiệp là chính. B. Giao thương, buôn bán phát triển. C. Sản xuất thủ công nghiệp là chính. D. Đóng kín, tự cung tự cấp. Câu 18. Nội dung nào dưới đây phản ánh hệ quả tiêu cực của những cuộc phát kiến địa lí? A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. D. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. Câu 19. Nhận xét nào đúng về vai trò của Nho giáo trong xã hội phong kiến Trung Quốc? A. Trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.
  5. B. Phù hợp với tư tưởng, đạo đức, truyền thống của người phương Đông. C. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn. D. Có tác dụng giáo dục đạo đức con người. Câu 20. Vương triều Đê-li khác với Vương triều Mô-gôn ở nội dung nào dưới đây? A. Là vương triều ngoại tộc. B. Có nguồn gốc Hồi giáo. C. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo. D. Xây dựng công trình kiến trúc Hồi giáo. Câu 21. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào? A. Nền văn hóa phong phú, được truyền bá ra bên ngoài. B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược. C. Tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến. D. Là những quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực Câu 22. Yếu tố nào dưới đây đã tác động tới sự chuyển biến từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền ở Tây Âu? A. Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại. B. Sự ra đời của lãnh địa phong kiến. C. Sự phát triển của nền kinh tế tự cung tự cấp. D. Do các cuộc đấu tranh của nông nô. Câu 23. Nhận xét nào sau đây không đúng cho luận điểm: Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người? A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới. B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải phát triển. C. Đánh dấu mốc chấm dứt hoàn toàn của quan hệ phong kiến. D. Tìm ra những dân tộc mới, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
  6. Câu 24. Đánh giá nào sau đây đúng với vai trò của Vương triều Đê-li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ? A. Truyền bá Phật giáo trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và ra các khu vực lân cận như Đông Nam Á. B. Truyền bá Hồi giáo vào Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Đông-Tây. C. Thống nhất được miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, chống lại sự xâm lấn của các tộc người ở Trung Á. D. Có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, văn học làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu. Câu 25. Đánh giá nào không đúng nét nổi bật của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX – XV)? A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định. B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa. C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh. D. Không ngừng mở rộng quyền lực. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)