Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 7 - Đề số 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 7 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_7_de_so_2_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 7 - Đề số 2 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 07-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút ĐỀ 02 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1. Nhà Trần khuyến khích đối tượng nào dưới đây đi khai hoang? A. Qúy tộc, vương hầu. B. Nông dân. C. Dân nghèo. D. Những người mắc tội đồ. Câu 2. Chức quan chăm lo việc đắp đê ở thời Trần là A. Hà đê sứ. B. Tể tướng. C. Khuyến nông sứ. D. Thái uý. Câu 3. Đâu là nơi diễn ra trận đụng độ đầu tiên của quân Mông Cổ với quân dân nhà Trần? A. Đông Bộ Đầu. B. Chương Dương. C. Bạch Đằng. D. Bình Lệ Nguyên. Câu 4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh tan quân Mông- Nguyên giành độc lập hoàn toàn. B. Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của quân Mông- Nguyên. C. Dập tắt mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống. D. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Câu 5. Kế sách được nhà Trần thực hiện nhuần nhuyễn trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là A. “tiên phát chế nhân” B. “vườn không nhà trống” C. “ngụ binh ư nông”. D. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Câu 6. Công trình kiến trúc nào sau đây được xây dựng dưới thời Trần? A. Tháp Báo Thiên. B. Tháp Phổ Minh. C. Chùa Một Cột. D. Chuông chùa Trùng Quang. Câu 7. Hãy kể tên các thương cảng dưới thời nhà Trần? A. Thuận An, Vân Đồn, Hội An. B. Hội Thống, Vân Đồn, Hội Triều. C. Hội Thống, Hội Thiên, Hội An. D. Hội Triều, Vân Đồn, Hội An. Câu 8. Tác phẩm nào sau đây là của Trương Hán Siêu? A. Bình Ngô đại cáo. B. Phú sông Bạch Đằng. C. Nam quốc sơn hà. D. Hịch tướng sĩ. Câu 9. Một trong những nội dung cải cách xã hội của Hồ Quý Lý? A. Cải tổ hàng ngũ quan lại. B. Đổi tên một số đơn vị hành chính. C. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. D. Thực hiện chính sách hạn nô.
- Câu 10. Một trong những nội dung cải cách văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Lý? A. Cải tổ hàng ngũ quan lại. B. Đổi tên một số đơn vị hành chính. C. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. D. Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Câu 11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ .” và theo chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không ”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập và luyện tập thường xuyên. A. ngụ binh ư nông, cốt đông, binh pháp, võ nghệ. B. ngụ binh u nông, cốt đông, binh pháp, võ nghệ. C. Cấm quân, cốt đông, binh pháp, võ nghệ. D. ngụ binh ư nông, cốt đông, võ nghệ, binh pháp Câu 12. Những ai được chọn vào cấm quân dưới thời Trần? A. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu. B. Trai tráng con em quan lại trong triều. C. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần. D. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi. Câu 13. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? A. Phong kiến phân quyền. B. Quân chủ trung ương tập quyền. C. Quân chủ trung ương phân quyền. D. Nhà nước chuyên chế. Câu 14. Cho các dữ liệu sau: Đâu là những chiến thắng tiêu biểu trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? 1. Hàm Tử
- 2. Sông Bạch Đằng 3. Đống Đa D. Đông Bộ Đầu A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 2,3,4. D. 1,3,4. Câu 15. Một trong những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. A. Thắng lợi này đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. B. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác trên. C. Cuộc kháng chiến đã tập hợp được tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc. D. Thắng lợi này đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên. Câu 16. “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” Hàm ý của Trần Quốc Tuấn trong câu nói là gì? A. Tướng là cha, quân là con, tướng lệnh là quân phải vâng mệnh. B. Tướng và quân nghĩa như cha con, gian khó đồng lòng. C. Tướng và quân phải đồng lòng đánh giặc. D. Tướng và quân là cha và con, sướng khổ đồng tâm Câu 17. Nghề thủ công truyền thống của cư dân Đại Việt dưới thời Trần là A. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, ươm tơ dệt lụa. B. làm vũ khí, đúc đồng, thuộc da. C. chế tạo đồ thuỷ tinh, làm đồ trang sức, vàng bac. D. làm gốm, chế biến thực phẩm, thuộc da. Câu 18. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly để lại ý nghĩa như thế nào?
- A. Giải quyết một số khó khăn, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. B. Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất. C. Làm suy yếu thế lực của quý tộc nhà Trần. D. Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân. Câu 19. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì khác so với thời Lý? A. Triều đình trung ương do vua đứng đầu. B. Các đơn vị hành chính trung gian. C. Cấp hành chính cơ sở là xã. D. Đặt thêm một số cơ quan và chức quan. Câu 20. Điểm giống nhau trong nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII? A. Lãnh đạo. B. Tinh thần đoàn kết. C. Nghệ thuật quân sự. C. Yếu tố chủ quan. Câu 21. Nhận xét nào sau đây không đúng về biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm1285? A. Trần Quốc Toản bóp nát quả cam B. Quân sĩ thích vào tay “Sát Thát”. C. Hội nghị Diên Hồng, các phụ lão đồng thanh nói “nên đánh”. D. Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Câu 22. So với thời Lý giáo dục thi cử dưới thời Trần có điểm gì nổi bật? A. Quốc tử giám được mở rộng. B. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. C. Tổ chức các kì thi tuyển quan lại. D. Các kì thi quy định ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Câu 23. Nhận xét nào không đúng về mặt tích cực của cưộc cải cách Hồ Quý Ly?
- A. Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất. B. Làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần C. Tăng nguồn thu nhập của nhà nước. D. Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế. Câu 24. Đánh giá nào sao đây đúng về quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại dưới thời Trần A. Cứ 10 năm nếu không có lỗi nặng thì thăng một bậc chức vụ. B. Cứ 10 năm nếu không có lỗi nặng thì thăng hai bậc chức vụ. C. Cứ 15 năm nếu không có lỗi nặng thì thăng một bậc chức vụ. D. Cứ 15 năm nếu không có lỗi nặng thì thăng hai bậc chức vụ. Câu 25. Đánh giá nào sau đây không đúng về vai trò của Trần Quốc Tuấn trong hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên? A. Nghĩ ra cách đánh giặc sáng tạo, độc đáo. B. Tổng chỉ huy quân đội, nhà quân sự tài ba. C. Tác giả của bài “Hịch tướng sĩ”. D. Dùng chiến thuật “tiên phát chế nhân”. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)