Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Năm học 2019-2020

ppt 30 trang thuongnguyen 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_7_bai_21_on_tap_chuong_iv_nam_hoc_2019.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Năm học 2019-2020

  1. LỊCH SỬ LỚP 7 – HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019 – 2020 NỘI QUY LỚP HỌC ONLINE 1- Đặt đúng tên và lớp học. Nghiêm túc, đúng giờ, ngồi vào bàn học, nên dùng tai nghe. 2- Chuẩn bị SGK, vở ghi chép, giấy nháp, máy tính (với môn học cần tính toán) 3- Chú ý nghe giảng, phát biểu khi được yêu cầu và tự giác làm bài tập vào vở. 4- Không chat, vẽ, nói tự do 5- Tắt mic, chỉ khi cô giáo gọi phát biểu thì bật mic để trả lời.
  2. LỊCH SỬ LỚP 7 – HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019 – 2020 Giảm tải theo Hướng dẫn 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT PHẦN I- ÔN TẬP Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nước Đại Việt thời Lê sơ
  3. I- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 1- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa -Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi dốc hết tài sản chiêu tập binh sĩ, hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa. -Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
  4. 2- Diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn: Thời gian Sự kiện tiêu biểu 1418-1423 Đây là thời kỳ khó khăn, gian khổ ở miền Tây Thanh Hóa: - 3 lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh - Đặc biệt là sự hy sinh cao cả của Lê Lai 1424 Giải phóng Nghệ An 1425 Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa 9-1426 Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động 11-1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động (Chương Mỹ - Hà Nội) 10-1427 Chiến thắng Chi Lăng (Lạng Sơn) – Xương Giang (Bắc Giang) 3-1-1428 Toán quân cuối cùng của giặc Minh rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
  5. THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418-1423)
  6. Trong một buổi họp bàn với các tướng, Nguyễn Chích nói : “ Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rất thông thuộc đất ấy. Nay hãy trước hết thu lấy Trà Lân, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và của cải đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ.” (Đại cương lịch sử Việt Nam)
  7. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA
  8. ĐÁNH TAN HAI ĐẠO VIỆN BINH CỦA GIẶC VÂN NAM QUẢNG TÂY MỘC THẠNH LIỄU THĂNG HÀ GIANG 9
  9. 3- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử a- Nguyên nhân thắng lợi - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giành lại độc lập. Toàn dân đoàn kết chiến đấu. - Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Nguyễn Trãi. b- Ý nghĩa lịch sử - Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
  10. - Tháng 2- 1425 , Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi ( Nam Đàn - Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến khao quân. Họ nói : không ngờ ngày nay lại trông thấy uy nghi của nước cũ. Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng, là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ ” - Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên – Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy; hoặc cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông Lòng dân muôn người như một!
  11. Lê Lợi bàn với các tướng rằng : “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh vào thành vững, hàng năm, hàng tháng không hạ được, quân ta sức mỏi khí nhụt. Nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt sau lưng đều có giặc. Đó là con đường nguy! Sao bằng dưỡng sức, chứa uy để đợi viện binh giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải đầu hàng. Thế là làm một mà được hai. Đấy là kế vẹn toàn vậy.” Theo “Đại Việt sử kí toàn thư” Trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, ẩn sau những chi tiết kì ảo về một thanh gươm mà Lạc Long Quân cho Lê Lợi mượn là một sự thật lịch sử: Người chủ tướng thông minh đã hiểu được dụng ý của Long Quân nên đã quy tụ hiền tài, đoàn kết toàn dân tạo thành sức mạnh đánh thắng giặc. Sự anh minh, mưu trí, sáng tạo của người cầm quân!
  12. II- Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) 1- Tổ chức bộ máy chính quyền: Vua Trung ương Lại Hộ Lễ Binh Hình Công Địa phương Vua trực tiếp chỉ đạo 13 đạo Mỗi đạo có 3 Ti Đô ti - Thừa ti - Hiến ti Tự Viện Quốc Ngự Hàn Sử Sử Phủ Lâm Viện Đài Huyện (Châu) Các cơ quan giúp việc các bộ Xã
  13. Vua Trung ương Lại Hộ Lễ Binh Hình Công Địa phương Vua trực tiếp chỉ đạo 13 đạo Mỗi đạo có 3 Ti Đô ti - Thừa ti - Hiến ti Tự Viện Quốc Ngự Hàn Sử Sử Phủ Lâm Viện Đài Huyện (Châu) Các cơ quan giúp việc các bộ Xã Quyền lực Vua nắm mọi quyền hành Nhà nước của vua quân chủ ngày càng được Vua trực tiếp làm tổng chỉ chuyên củng cố huy quân đội chế
  14. Các đời vua triều Lê sơ đã trải qua: 1. Lê Thái Tổ (1428 - 1433) 2. Lê Thái tông (1434 - 1442) 3. Lê Nhân Tông (1443 - 1459) 4. Lê Nghi Dân (1549 – 1640) 5. Lê Thánh Tông (1460 - 1497) 6. Lê Hiến Tông (1497 - 1504) 7. Lê Túc Tông (1504) 8. Lê Uy Mục (1505 - 1509) 9. Lê Tương Dực (1510 - 1516) 10. Lê Chiêu Tông (1516 – 1522) 11. Lê cung Hoàng (1522 - 1527)
  15. 2 - Tổ chức quân đội - Quân đội tổ chức theo chế độ “ ngụ binh ư nông”. - Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình, quân địa phương. Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. - Vũ khí có đao kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là nơi hiểm yếu.
  16. 3- Luật pháp: - Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) - Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ. Là một bộ luật có nhiều nội dung tiến bộ
  17. 4- Xã hội: Phân chia sâu sắc giữa các giai cấp, tầng lớp Địa chủ là giai cấp bóc lột, có nhiều đặc quyền, đặc lợi. Quan lại chiếm đại đa số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong XH Nông dân (họ có ít hoặc không có ruộng đất, phải cày thuê cho địa chủ, quan lại, phải nộp tô, thuế, đi lao dịch ) Thương nhân ngày càng đông, họ phải nộp thuế cho nhà nước. Thợ thủ công là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, số lượng Nô tì giảm dần.
  18. 5- Tình hình giáo dục và khoa cử: - Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long. - Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. -Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. - Phật giáo , Đạo giáo bị hạn chế. - Thời Lê sơ (1428-1527). Tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
  19. 6- Văn học, khoa học, nghệ thuật: a. Văn học Văn học chữ Hán chiếm ưu thế , văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn học thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. b. Khoa học + Sử học: có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư . +Địa lí: có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí + Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu + Toán học: có tác phẩm Đại thành toán pháp c. Nghệ thuật + Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng đều phát triển. + Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
  20. Đồ ngự dụng dành riêng cho Vua thời Lê Sơ (Di tích Hoàng thành Thăng Long)
  21. Đồ gốm Bát Tràng (thời Lê Sơ) Đồ gốm (di tích hoang thành Thăng Long)
  22. Chuông đồng thời Lê sơ Rồng thời Lê sơ
  23. B- BÀI TẬP Bài 1: Trả lời bằng cách ghi lại chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng: Câu 1: Lê Lợi người ở vùng nào? A. Nghệ An B. Quảng Nam C. Lam Sơn D. Thăng Long. Câu 2: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào? A. 7-2-1418 B . 2-5-1418 C. 7-5-1418 D . 17-7-1416 Câu 3: Người đã cải trang Lê Lợi, cảm tử đánh lừa giặc để giải vây cho nghĩa quân lam Sơn vào giữa năm 1418? A. Lê Thận B. Nguyễn Trãi C. Lê Thánh Tông D. Lê Lai Câu 4: Ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn? A. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. B. Mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ. C. Kết thúc sự đô hộ của nhà Nguyên đối với nước ta. D. Gồm A và B.
  24. Bài 1: Trả lời bằng cách ghi lại chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng: Câu 5: Người thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô Đại cáo? A. Ngô Sĩ Liên B. Nguyễn Trãi C. Lê Thánh Tông D. Lương Thế Vinh Câu 6: Xã hội nước ta thời Lê Sơ có các giai cấp và tầng lớp nào? A. Địa chủ, quan lại; nông dân; thương nhân; thợ thủ công; nô tì. B. Địa chủ, quan lại; nông dân; thương nhân; thợ thủ công. C. Địa chủ, quan lại; nông dân; thương nhân; thợ thủ công; công nhân. D. Địa chủ, quan lại; thương nhân; thợ thủ công; nô tì. Bài 2: Trả lời bằng cách viết chữ Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào vở: 1- Năm 1424, giải phóng Nghệ An. 2- Năm 1425, chiến thắng Tốt Động – Chúc Động. 3- Năm 1426, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. 4- Ngày 3 -1- 1428, đất nước sạch bóng quân thù.
  25. GỢI Ý BÀI TẬP Bài 1: Trả lời bằng cách ghi lại chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng: Câu 1: Lê Lợi người ở vùng nào? A. Nghệ An B. Quảng Nam C. Lam Sơn D. Thăng Long. Câu 2: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào? A. 7-2-1418 B . 2-5-1418 C. 7-5-1418 D . 17-7-1416 Câu 3: Người đã cải trang Lê Lợi, cảm tử đánh lừa giặc để giải vây cho nghĩa quân lam Sơn vào giữa năm 1418? A. Lê Thận B. Nguyễn Trãi C. Lê Thánh Tông D. Lê Lai Câu 4: Ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn? A. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. B. Mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ. C. Kết thúc sự đô hộ của nhà Nguyên đối với nước ta. D. Gồm A và B.
  26. Câu 5: Người thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô Đại cáo? A. Ngô Sĩ Liên B. Nguyễn Trãi C. Lê Thánh Tông D. Lương Thế Vinh Câu 6: Xã hội nước ta thời Lê Sơ có các giai cấp và tầng lớp nào? A. Địa chủ, quan lại; nông dân; thương nhân; thợ thủ công; nô tì. B. Địa chủ, quan lại; nông dân; thương nhân; thợ thủ công. C. Địa chủ, quan lại; nông dân; thương nhân; thợ thủ công; công nhân. D. Địa chủ, quan lại; thương nhân; thợ thủ công; nô tì. Bài 2: Viết chữ Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào vở: 1- Năm 1424, giải phóng Nghệ An. Đ 2- Năm 1425, chiến thắng Tốt Động – Chúc Động. S 3- Năm 1426, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. S 4- Ngày 3 -1- 1428, đất nước sạch bóng quân thù. Đ
  27. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1- Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đão đã thắng lợi, lập ra nhà Lê (“Lê sơ” để phân biệt với nhà Tiền Lê, Hậu Lê) 2- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ là Nhà nước quân chủ chuyên chế, có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý- Trần 3- Luật pháp hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ 4- Xã hội: Phân chia giai cấp sâu sắc. 5- Văn hóa, giáo dục, khoa học phát triển, nhiều công trình khoa học, nghệ thuật có giá trị.
  28. 1- Học thuộc bài trên cơ sở nắm các sự kiện chính, hoàn thành các bài tập (có thể lấy trên trang Web của nhà trường) 2- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến bài học. 3- Chuẩn bị cho Phần II: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (Từ Bài 22 đến Bài 25 của Chương V): a/ Những nét chính về văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII b/ Nguyên nhân nổ ra phong trào Tây Sơn c/ Lập niên biểu các sự kiện tiêu biểu của phong trào Tây Sơn. d/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.