Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 9 - Đề số 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 9 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_9_de_so_1_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 9 - Đề số 1 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 09-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút ĐỀ 01 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1. Trong khoảng nửa sau những năm 40 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới? A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Đức. D. Nhật Bản. Câu 2. Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây? A. Trì trệ kéo dài. B. Phát triển “thần kì”. C. Suy thoái trầm trọng. D. Khủng hoảng nặng nề. Câu 3. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế Tây Âu A. phát triển chậm chạp. B. cơ bản được phục hồi. C. phát triển nhanh chóng. D. cơ bản có sự tăng trưởng. Câu 4. Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945) đã quyết định A. giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. B. không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực trong tranh chấp. C. đưa quân Đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương. D. thỏa thuận khu vực đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng. Câu 5. Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
- A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực trong tranh chấp. D. bình đẳng chủ quyền và quyền dân tộc tự quyết của các quốc gia. Câu 6. Năm 1969 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây? A. Liên Xô phóng tàu “Phương Đông”, đưa Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất. B. Mĩ phóng thành công tàu vũ trụ Apollo, đưa con người vào Mặt Trăng. C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ. D. Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5” vào không gian vũ trụ. Câu 7. Tháng 3/1997 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây? A. Tiến sĩ Cô-lin công bố Bản đồ gen người. B. Cừu Đô-li được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính. C. Bản đồ gen người được mã hoá hoàn chỉnh. D. “Máy tính mô phỏng thế giới” được Nhật Bản đưa vào sử dụng. Câu 8. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Giao thông vận tải. Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là A. công nhân. B. nông dân. C. tiểu tư sản. D. tư sản dân tộc. Câu 10. Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập nên trong những năm 1919-1925?
- A. Đảng Lập hiến. B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Hội Liên hiệp thuộc địa. D. Hội Phục Việt. Câu 11. Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì? A. Thiết lập sự thống trị của Mĩ trên toàn thế giới. B. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh trên toàn thế giới. C. Cản trở sự phát triển kinh tế của Tây Âu, Nhật Bản. D. Can thiệp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới. Câu 12. Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. truyền thống văn hoá tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động. B. các công ti Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao. C. vai trò điều tiết, quản lí của nhà nước. D. tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài. Câu 13. Liên minh châu Âu (EU) ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực A. chính trị và an ninh chung. B. đối ngoại và an ninh chung. C. chính trị và đối ngoại chung. D. chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Câu 14. Quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì A. góp phần vào việc đánh bại phát xít Nhật của phe đồng minh. B. đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam. C. đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
- D. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới. Câu 15. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989) là A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. B. sự suy giảm thế mạnh của hai nước trên nhiều mặt. C. phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp. D. trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn. Câu 16. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là gì? A. Tạo ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ. B. Đưa nhân loại chuyển sang nền “văn minh công nghiệp”. C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. Câu 17. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài vào Đông Dương vì muốn A. xây dựng Đông Dương thành thị trường trọng điểm. B. độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương. C. tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển. D. tạo sự cạnh tranh hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương. Câu 18. Mục tiêu đấu tranh chính của phong trào yêu nước dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1925 là A. đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, giành độc lập dân tộc. B. đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà cách mạng Phan Bội Châu. C. đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ. D. chống lại chính sách độc quyền xuất cảng lúa gạo của Pháp. Câu 19. So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì? A. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc. B. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.
- C. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài. D. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế. Câu 20. Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng. B. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự. C. Chiến tranh lạnh chỉ chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mĩ và Liên Xô. D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co không phân thắng bại giữa Liên Xô và Mĩ. Câu 21. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX) và cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) là A. đưa nhân loại chuyển từ nền “văn minh nông nghiệp” sang “văn minh trí tuệ”. B. có nguồn gốc sâu xa từ những đòi hỏi về vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người. C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn gốc của mọi phát minh kĩ thuật. D. đặc trưng cơ bản là sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Câu 22. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam? A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập và vững mạnh. B. Nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa. C. Nền kinh tế có sự chuyển biến, nhưng chỉ mang tính cục bộ. D.Nền kinh tế Việt Nam phát triển và cạnh tranh với kinh tế Pháp. Câu 23. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 mang tính chất A. dân tộc công khai. B. giải phóng dân tộc. C. dân tộc dân chủ công khai.
- D. dân chủ nhân dân. Câu 24. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm. C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. D. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. Câu 25. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta? A. Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc. B. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới. C. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập. D. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)