Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 9 - Đề số 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 9 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_9_de_so_2_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 9 - Đề số 2 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 09-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút ĐỀ 02 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1. Nét nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. vươn lên vị trí thứ hai thế giới tư bản. B. bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá. C. trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới. D. phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Câu 2. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành A. cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, sau Mĩ. B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. D. siêu cường tài chính số một thế giới, là chủ nợ của thế giới. Câu 3. Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ. B. Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. C. Để hàng hoá Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu, giữ nguyên những người cộng sản trong chính phủ. D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động, giữ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ. Câu 4. Các nước tham dự hội nghị Ianta (2/1945) gồm A. Anh, Mĩ, Liên Xô. B. Ấn Độ, Ba Lan, Canađa.
- C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. D. Anh, Mĩ, Pháp. Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào? A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp. D. Từ đồng minh chuyển sang đối đầu và dẫn tới chiến tranh lạnh. Câu 6. Thành tựu y học nào dưới đây gây nên những lo ngại về mặt pháp lí và đạo đức xã hội (sao chép con người, thương mai hoá công nghệ gen, )? A. Các phát hiện về tổ chức cấu trúc và chức năng của tế bào. B. Các phát hiện về kích hoạt hệ miễn dịch bẩm sinh. C. Phương pháp sinh sản vô tính. D. Khám phá về các tế bào tạo thành hệ thống định vị trong não. Câu 7. Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại A. năng lượng mặt trời. B. năng lượng điện. C. năng lượng dầu mỏ. D. năng lượng than đá. Câu 8. Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần hai ở Đông Dương (1919-1929) là A. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương. C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương. D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương. Câu 9. Giai cấp nào đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Nông dân.
- B. Công nhân. C. Tư sản dân tộc. D. Tiểu tư sản. Câu 10. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây? A. Hội Phục Việt. B. Đảng Lập hiến. C. Đảng Thanh niên. D. Việt Nam nghĩa đoàn. Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ trong giai đoạn từu năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX? A. Áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. B. Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1% ngân sách quốc gia). C. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước. D. Các công ti, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất lớn, cạnh tranh hiệu quả. Câu 12. Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình nhằm A. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Liên Xô. B. tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách dân chủ. C. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. D. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng. Câu 13. Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu? A. Các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich (Hà Lan). B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập. C. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu được hình thành.
- Câu 14. Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của A. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mĩ. B. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động. C. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới. D. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu. Câu 15. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do A. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế. B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế. C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị. D. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế. Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại? A. Tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ. B. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. C. Giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số. D. Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá. Câu 17. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giữa địa chủ phong kiến và nông dân. B. giữa tư sản người Pháp và tư sản người Việt Nam. C. giữa địa chủ phong kiến, nông dân Việt Nam với thực dân Pháp. D. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Câu 18. Cuộc đấu tranh của thợ máy Ba Son (tháng 8/1925) được coi là mốc đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam, vì có A. mục tiêu kinh tế, chính trị và có quy mô rộng lớn. B. mục tiêu kinh tế, chính trị rõ ràng, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế. C. quy mô rộng lớn, tinh thần đấu tranh quyết liệt.
- D. tổ chức, buộc Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi về kinh tế. Câu 19. Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của hai tổ chức: Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì? A. Các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô. B. Chịu tác động trực tiếp từ các quyết định của Hội nghị I-an-ta. C. Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển. D. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực. Câu 20. Những quyết định của hội nghị I-an-ta (2/1945) đã có tác động tích cực như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô-Mĩ. B. Tiêu diệt phát xít Nhật tạo thời cơ để nhân dân châu Á nổi dậy giành chính quyền. C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên hợp quốc. D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Câu 21. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học-công nghệ. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. Câu 22. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu-Mĩ là A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam. C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam. D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam. Câu 23. Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là A. phong trào thể hiện ý thức chính trị. B. phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
- C. phong trào chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế và chính trị, mang tính tự giác. D. phong trào đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, mang tính tự phát. Câu 24. Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)? A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp. B. Anh rời khỏi EU. C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu. D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu. Câu 25. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào của tổ chức Liên hợp quốc trong việc giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)