Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)

doc 4 trang Hương Liên 25/07/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2019_2020_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2019 – 2020 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử trong học kì 1 lớp 9 so với yêu cầu của trương trình. 1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh - Những kiến thức của chương trình lịch sử thế giới từ bài 1 đến bài 13. - Nêu được tình hình chung các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Giải thích vì sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc. - Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra từ Nhật Bản để áp dụng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày nay. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày sự kiện lịch sử, vận dụng kiến thức để giải thích vấn đề. 3. Về tư tưởng, tình cảm, thái độ: Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm 30%, tự luận 70%. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Chủ đề thấp cao Nội dung TN TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL KQ 1. Liên Xô Thời gian Nguyên và các nước Liên Xô nhân sâu Đông Âu. phóng vệ xa dẫn tinh nhân đến sự tạo; Nhiệm sụp đổ vụ của các của Liên nước Đông Xô. Âu; Viết tắt của cộng đồng quốc gia độc lập; Người đề ra cải cách ở Liên Xô. Số câu 4 1 5 câu Số điểm 1 0,25 1.25 điểm Tỉ lệ % 12,5% 2. Các nước Năm 1917 Nêu Chế độ Hình Á, Phi, Mĩ được gọi là tình A-pác- thức La-Tinh. “Năm châu hình thai. cách Phi”. chung mạng các Cu Ba nước năm châu Á 1959. sau
  2. chiến tranh thế giới thứ hai. Số câu 1 1 1 1 4 câu Số điểm 0,25 3 0,25 0,25 3,75 điểm Tỉ lệ % 37,5% 3. Mĩ, Nhật Nội dung Vận Bản, Tây không dụng Âu. phải kiến đã nguyên học, nhân những phát kinh triển nhiệm kinh tế mà Việt của Mĩ Nam có sau chiến thể rút tranh. ra từ Nhật Bản. Số câu 1 1 2 câu Số điểm 0.25 2 2,25 điểm Tỉ lệ % 22,5% 4. Quan hệ Đồng tiền Giải thích quốc tế, chung của vì sao nói cách mạng châu Âu; “Hoà KHKT. Nước khởi bình, ổn đầu cuộc định và cách mạng hợp tác KH-KT lần phát 2; Thời gian triển” vừa Việt Nam là thời cơ gia nhập vừa là Liên hợp thách thức quốc. đối với các dân tộc. 3 1 4 câu 0,75 2 2,75 điểm 27,5% Tổng số câu 4+1+1+3 1+1+1+1 1+1 15 câu Tổng số điểm 5 2,75 2,25 10 điểm Tỉ lệ % 50 27,5 22,5 100%
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I, Năm học: 2019-2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn thi: Lịch sử 9 ĐỀ CHẴN CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm a. 1947. b. 1957. c. 1967. d. 1977. Câu 2: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu tiến hành nhiệm vụ gì? a. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. b. Xây dựng chủ nghĩa tư bản. c. Đưa nông dân vào làm ăn tập thể. d. Thực hiện chế độ trung lập. Câu 3: Cộng đồng các quốc gia độc lập của 11 nước cộng hoà Liên bang Xô viết được viết tắt là a. UN. b. SNG. c. AU. d. EEC. Câu 4: Người đề ra đường lối cải tổ ở Liên Xô vào tháng 3-1985 là a. Sớc-sin. b. Xta-lin. c. Goóc-ba-chốp. d. Lê-nin. Câu 5: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu? a. Thực hiện đa nguyên chính trị. b. Tệ nạn xã hội tăng lên. c. Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ. d. Mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều khuyết tật và thiếu sót. Câu 6: Năm 1960 được gọi là vì có 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. a. “Năm châu Phi” b. “sân sau” c. “Lục địa bùng cháy” d. “Đại hội dân tộc Phi” Câu 7: Sau cách mạng Cu Ba năm 1959, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh dưới hình thức a. bãi công của công nhân. b. nổi dậy của nông dân. c. đấu tranh vũ trang. d. đấu tranh nghị trường. Câu 8: Nội dung nào sau đây không là nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? a. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. b. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. c. Sau chiến tranh xâm chiếm và khác thác thuộc địa ở Á, Phi. d. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá, thu lợi nhuận qua việc bán vũ khí. Câu 9: Đồng tiền chung châu Âu là: a. Frăng. b. Đô la. c. Mac. d. Ơrô. Câu 10: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ 2 được khởi đầu ở nước a. Nhật Bản. b. Anh. c. Mĩ. d. Liên Xô. Câu 11: Việt Nam gia gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào? a. 9-1945 b. 9-1977. c. 7-1992. d. 7-1995. Câu 12: A-pác-thai là một chế độ a. quân chủ. b. lập hiến. c. khủng bố. d. phân biệt chủng tộc. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu tình hình chung các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2: (2 điểm) Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc? Câu 3: (2 điểm) Việt Nam có thể rút ra những kinh nhiệm gì ở Nhật Bản để áp dụng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày nay? Hết
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đáp án đề kiểm tra học kì I HUYỆN VĨNH THUẬN Năm học: 2019-20220 ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử 9 I. Trắc nghiệm (3 điểm): mỗi câu đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 b a b c d a c c d c b d II. Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Tình hình chung các nước châu Á: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã 0,75 đ diễn ra ở châu Á. Cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. - Nửa sau thế kỉ XX trở về sau tình hình Châu Á không ổn định do 0,75 đ nhiều nguyên nhân: nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế 1 quốc nhất là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Một số vụ tranh chấp (3 điểm) biên giới và li khai xảy ra - Cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt sự tăng 0,75 đ trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po từ sự phát triển đó nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. - Tiêu biểu là Ấn Độ thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông 0,75 đ nghiệp và đang vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, hạt nhân, vũ trụ. *Thời cơ: - Tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. 0,5 đ - Lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế, lúc 0,5 đ đó thế giới sẽ hình thành thị trường mới – thị trường thế giới, hàng hoá vào các nước sẽ nhiều hơn, chất lượng cao và giá cả hợp lí hơn. 2 *Thách thức: (2 điểm) - Đòi hỏi các nước phải có chính sách đầu tư hợp lí nếu không hàng 0,5 đ nhập khẩu sẽ làm cho sản xuất trong nước gặp khó khăn, công nghiệp cổ truyền không phát triển. - Mặc dù chiến tranh bị đẩy lùi nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe 0,5 đ dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai. Việt Nam rút kinh nghiệm từ Nhật Bản: - Tiếp thu, áp dụng thành tựu tiến bộ KHKT hiện đại vào các ngành 0,5 đ kinh tế 3 - Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, đảm bảo chất 0,5 đ (2 điểm) lượng nguồn lao động - Nhà nước luôn mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ 0,5 đ - Hòa nhập chứ không hòa tan 0,5 đ