Giáo án Địa lí 9 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

doc 4 trang minh70 3230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 9 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_9_bai_3_phan_bo_dan_cu_va_cac_loai_hinh_quan.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí 9 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

  1. Tiết 3 - Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNNH QUẦN CƯ Ngày soạn: 23/8/2014 Ngày học: 25/8/2014 I. Mục tiêu bài học: * Sau bài học, học sinh đạt được: 1.1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và quá trình đô thị hóa ở nước ta. 1.2. Kĩ năng: - Biết phân tích lược đồ (đọc bản đồ) phân bố dân cư và đô thị Việt Nam sách giáo khoa (năm 1999) hoặc Atlat Địa lý Việt Nam trang 13 (năm 2009), bảng số liệu về dân cư. 1.3. Thái độ: - Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước về phân bố dân cư. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán. - Năng lực riêng: năng lực sử dụng bản đồ, số liệu thống kê. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: * Thiết bị dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. Atlat Địa lý Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở Việt Nam - Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam. * Học liệu: - Tài liệu về dân cư Việt Nam. - Tư liệu địa lí 9 2.2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa, sưu tầm thêm tư liệu tham khảo, sách bài tập III. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh, kiểm tra hs làm bài tập ở nhà. 3.2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): - Dựa vào biểu đồ biến đổi dân số của nước ta, nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta? - Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? 3.3. Tiến trình bài học (35 phút): * GV giới thiệu bài: Là một quốc gia đông dân, dân số lại tăng nhanh nên nước ta có mật độ dân số cao. Sự phân bố dân cư, các hình thức quần cư cũng như quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ1: Cả lớp/Cá nhân (12/) I. Mật độ dân số và phân bố Bước 1: GV treo bảng số liệu về mật độ dân số của một số dân cư: nước trên thế giới (năm 2010) và so sánh với nước ta rồi nhận 1. Mật độ dân số: xét. Nước Mật độ (người/km2) Trung Quốc 140 LB Nga 08
  2. Inđônêxia 124 Campuchia 80 Việt Nam 263 Thế giới 14 - Nước ta có mật độ dân số vào - HS theo dõi, rút ra được nhận xét: MĐDS nước ta cao hơn loại cao trên thế giới: 263 các nước. ng/km2 (năm 2010) và ngày - Dựa vào số liệu SGK, so sánh MĐDS nước ta giữa các năm càng tăng. từ 1989 đến 2010 và nhận xét. - GV: cho số liệu: 1989 là 195 người/km2 1999 là 231 người/km2 2003 là 246 người/km2 2010 là 263 người/km2 → Rút ra nhận xét? - HS làm việc, rút ra được nhận xét: MĐ DS nước ta tăng lên liên tục theo các năm. - HS phát biểu, HS khác bổ sung Bước 2: Dựa vào số liệu sau, hãy so sánh mật độ dân số Quảng Bình với mức trung bình cả nước? - Năm 1990: 84 người/km2 - Năm 2000: 100 người/km2 - Năm 2010: 105 người/km2 - HS liên hệ so sánh, làm việc độc lập và rút ra được nhận xét: MĐDS Quảng Bình thấp hơn mức trung bình của cả nước. - HS phát biểu, HS khác bổ sung 2. Sự phân bố dân cư: Bước 3: HS quan sát hình 3.1 hoặc Atlat Địa lý Việt Nam và - Dân cư phân bố không đều: kết hợp với bản đồ, cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những Tập trung đông đúc ở đồng vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao có sự phân bố bằng, ven biển và các đô thị, như vậy? thưa thớt ở miền núi và cao - HS nêu dẫn chứng và rút ra được kết luận. nguyên. * GV hướng dẫn HS xem khu vực Quảng Bình, hãy: nhận xét sự phân bố dân cư ở Quảng Bình - HS quan sát và nhận xét được: Dân cư ở QB tập trung đông ở ven biển, đặc biệt ở Tp. Đồng Hới, huyện Quảng Trạch và Tx. Ba Đồn trên 100 người/km2. - Phần lớn dân cư sống ở nông Bước 4: GV hỏi: dân cư tập trung ở đồng bằng dẫn đến những thôn 74%. hậu quả nào? Liên hệ thực tế địa phương em. - HS trao đổi, phát biểu - HS khác bổ sung - HS liên hệ địa phương, bày tỏ được quan điểm của các em về những hậu quả do dân số đông ở nơi các em đang sống. Gv bổ sung thêm: * Nguyên nhân: Dân cư chỉ tập trung đông ở nơi có điều kiện thuận lợi. * Hâu quả: Đồng bằng cạn kiệt quỷ đất, môi trường ô nhiểm, thiếu việc làm GV chuyển ý: Con người luôn thích nghi với thiên nhiên, khai thác thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đa dạng trong sinh hoạt, sản xuất. Hiện nay nước ta có những loại hình quần cư nào, mỗi loại có những đặc điểm gì, chúng ta cùng tìm
  3. hiểu mục II? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm/cặp (13/) II. Các loại hình quần cư: Bước 1: HS dựa vào hình 3.1, kênh chữ SGK. Nhóm 1: Nhóm nông thôn 1. Quần cư nông thôn: - Tìm đặc điểm chung của quần cư nông thôn? Giải thích? * GV nêu rõ hoạt động kinh tế chính của loại hình này, từ đó - Sống tập trung thành các điểm các em sẽ rõ hơn vì sao các làng bản ở nông thôn thường cách dân cư với quy mô dân số khác xa nhau. Đó chính là sự thích nghi của con người với thiên nhau. nhiên và hoạt động kinh tế. - Phân bố trải rộng theo lãnh - Quần cư nông thôn ngày nay có gì thay đổi? Em hãy cho một thổ. vài ví dụ về sự thay đổi ở nông thôn quê em? - HS trao đổi, đưa ra được dẫn chứng về sự thay đổi nông thôn ở quê em: nhà cửa ở gần nhau hơn, đất nông nghiệp ngày càng giảm dần, - HS trao đổi, đưa ra được dẫn chứng về sự thay đổi nông thôn ở quê em: nhà cửa ở gần nhau hơn, đất nông nghiệp ngày càng giảm dần, - HS quan sát tranh, đưa ra được nhận xét cần thiết: ở nông - Tỉ lệ người không làm nông thôn thiếu việc làm nên lao động ra thành thị để tìm kiếm việc nghiệp ở nông thôn ngày càng làm. tăng. Nhóm 2: Nhóm thành thị - Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị. Giải thích. 2. Quần cư thành thị: - HS dựa vào SGK để nêu đặc điểm. - Mật độ dân số rất cao - Nêu sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và nông thôn? - Các đô thị có nhiều chức - HS nêu được: kiểu nhà ống, chung cư cao tầng khá phổ biến. năng, các thành phố lớn là Hoạt động kinh tế chính là công nghiệp, dịch vụ. trung tâm kinh tế chính trị, văn - Nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích hoá, khoa học kĩ thuật quan vì sao? trọng. - HS dựa vào hình 3.1 để trình bày được: các đô thị phần lớn - Phân bố tập trung ven biển. tập trung ở ven biển, cửa sông. Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. * GV chốt kiến thức, chuyển ý. Hoạt động 3: Cả lớp/Cặp bàn (10/) III. Đô thị hoá: Bước 1: HS dựa bảng 3.1: - Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? - Quá trình đô thị hoá gắn liền - HS làm việc với bảng 3.1 để hoàn thành câu hỏi. với công nghiệp hoá. - Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hoá của nước ta (Nguyên nhân, quy mô, tỉ lệ dân số, tốc độ đô thị hoá, một số vấn đề tồn tại). - HS trả lời, HS khác bổ sung. Bước 2: Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nuớc ta như thế nào? - Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày GV gợi ý: Số dân thành thị và tỉ lệ thành thị tăng liên tục càng cao, tuy nhiên trình độ đô nhưng không đều giữa các giai đoạn (tăng nhanh 1995 -2003) thị hoá còn thấp. Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta đang ở trình độ đô thị hoá thấp. Kinh tế NN vẫn còn vị trí cao
  4. Bước 3: Cho HS thảo luận về vấn đề đặt ra cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố. - HS thảo luận để đưa ra câu trả lời. * GV bổ sung, chốt kiến thức. IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút): 4.1. Tổng kết bài học (3p): - Xây dựng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học. - Câu hỏi kiểm tra: * Câu hỏi tự luận: Quan sát bản đồ, trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? - Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư của nước ta? * Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: HS chọn ý đúng trong các câu: 1. Dân cư nước ta tập trung ở đồng bằng, ven biển và đô thị do: a. Điều kiện tự nhiên thuận lợi b. Giao thông đi lại dễ dàng c. Được khai thác từ rất sớm d. Tất cả các ý trên * 2. Tình trang dân cư tập trung ở vùng nông thôn đã không dẫn đến kết quả nào dưới đây: a. Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người giảm b. Mức sông dân cư nông thôn tiến gần đến mức sống thành thị.* c. Tình trạng dư thừa lao động. d. Nhu cầu giáo dục y tế căng thẳng. 4.2. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút): - Làm bài tập 3/ tr 14 SGK vào vở bài tập. Làm các bài tập ở tập bản đồ. - Tập phân tích và nhận xét biểu đồ h 4.1. - Chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài 04. Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống. - Sưu tầm tranh ảnh về phân bố dân cư, chất lượng cuộc sống.