Giáo án Địa lí 9 - Tiết 12 - Bài học 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

doc 9 trang minh70 2640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 9 - Tiết 12 - Bài học 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_9_tiet_12_bai_hoc_12_su_phat_trien_va_phan_bo.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí 9 - Tiết 12 - Bài học 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

  1. Ngày soạn: 20/09/2017 Ngày dạy: Tuần: 06 Chương II: ĐỊA LÝ KINH TẾ Tiết 12. Bài 12. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp: Phát triển nhanh và cơ cấu đa dạng, hình thành nên một số ngành công nghiệp trọng điểm. - Biết được sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm và giải thích sự phân bố đó. 2. Kỹ năng: - Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. - Phân tích các bản đồ, lược đồ công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số ngành CN trọng điểm. - Xác định được trên bản đồ hai khu vực tập trung công nghiệp là ĐNB và ĐBSH; hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Thái độ: - Thói quen: Tiết kiệm điện, nước - Tính cách: nhận thức được việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip . II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - SGK, SGV Địa lý 9, Átlát địa lý VN. - Bản đồ (Lược đồ) Công nghiệp Việt Nam. - Nguồn học liệu mở (tranh ảnh hoặc video về các ngành công nghiệp VN). 2. Học sinh: - SGK, VBT Địa lý 9, Átlát địa lý VN. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định tổ chức. (1 phút) 2. Tổ chức các hoạt động học tập trên lớp. a. Hoạt động kiểm tra bài cũ (2 phút) Câu hỏi: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Trong các nhân tố đó, nhân tố nào giữ vai trò quan trọng nhất? b. Hoạt động khởi động (1 phút) Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, công nghiệp có vai trò to lớn với mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, quốc phòng và đời sống xã hội. Vậy hệ thống công nghiệp ở nước ta có cơ cấu giá trị sản xuất như thế nào, những ngành CN nào là trọng điểm, các trung tâm công nghiệp lớn phân bố ở đâu, đó là các vấn đề được đề cập trong nội dung bài học hôm nay. 1
  2. c. Hoạt động tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Học sinh hiểu và trình bày được cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta - Mục tiêu: Trình bày được cơ cấu ngành CN và hiểu thế nào là ngành CN trọng điểm - Hình thức tổ chức: Dạy học theo dự án. - Đồ dùng: + SGK, VBT, Biểu đồ H12.1 SGK/42, một số hình ảnh công nghiệp - Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát trực quan,đàm thoại, động não và thảo luận cá nhân/cặp. - Thời gian dự kiến: 8 - 10 phút - Học sinh phát triển năng lực: + Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ/giao tiếp. + Năng lực chuyên biệt: năng lực toán học, lôgic. - Tiến hành tổ chức: Tổ chức các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Sản phẩm * Bước 1: - Thầy: Yêu cầu học sinh nhắc lại ND bài 6:  I. CƠ CẤU Khám phá, + Em hãy nhắc lại đặc trưng của quá trình Đổi mới trong nền NGÀNH CÔNG phát hiện KT của nước ta? (Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 3 khía NGHIỆP cạnh: Chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành, theo lãnh thổ và theo  thành phần KT)  + Nêu sự thay đổi trong ngành công nghiệp của nước ta? (Giá trị sản xuất CN và tỷ trọng ngành CN trong cơ cấu của nước ta tăng mạnh)  - Thầy: Yêu cầu học sinh dựa vào SGK mục I, cho biết:  + Hệ thống CN nước ta bao gồm các thành phần kinh tế nào?  (Đầy đủ gồm có cơ sở Nhà nước, Ngoài Nhà nước, và cơ sở có  - Hệ thống CN vốn đầu tư nước ngoài) nước ta đầy đủ * Bước 2: - Thầy: Chiếu H12.1, biểu đồ cơ cấu các ngành CN trọng điểm ở gồm có cơ sở Nhà Bàn luận, nước ta năm 2002: nước, Ngoài Nhà nêu chính + Nhận xét cơ cấu các ngành công nghiệp ở nước ta năm 2002? nước, và cơ sở có kiến (Cơ cấu CN đa dạng) vốn đầu tư nước + Sắp xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm theo tỷ lệ từ ngoài. lớn đến nhỏ?(CN CBLTTP, cơ khí điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, điện, ) + Ba ngành CN có tỷ trọng lớn (>10%) phát triển dựa trên những thế mạnh gì của đất nước? (Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có và dựa trên thế mạnh lao động đông mà không cần trình - Cơ cấu các ngành độ chuyên môn cao ) CN đa dạng. + Thế nào là công nghiệp trọng điểm? (CNTĐ là ngành CN chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất CN, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác) 2
  3. + Nêu vai trò của các ngành CNTĐ trong cơ cấu giá trị sản xuất - Ngành CNTĐ: công nghiệp (Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu) + Khái niệm: * Bước 3: - Trò: Học sinh trình bày, HS khác nhận xét. sgk/153 Thống nhất, - Thầy: Chiếu sơ đồ. + Các ngành: CN kết luận SƠ ĐỒ CÁC NGÀNH CNTĐ Ở NƯỚC TA (mục lục 1) CBLTTP, cơ khí - Thầy: Nhận xét hoạt động của học sinh và kết luận. điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu => Chuyển ý: Vậy các ngành CNTĐ ở nước ta phát triển và có xây dựng . sự phân bố như nào, chúng ta cùng tìm hiểu sang mục II. Hoạt động 2: Học sinh hiểu và trình bày được sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta - Mục tiêu: Biết được đặc điểm của các ngành CN trọng điểm: Cơ cấu, sản phẩm, tình hình phát triển và phân bố. Hiểu và liên hệ với ngành công nghiệp của thành phố Hải Phòng và tích hợp với việc phát triển công nghiệp có ảnh hưởng gì đến nguồn tài nguyên và môi trường. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo dự án. - Đồ dùng: + SGK, VBT, Atlat Địa lý Việt Nam. + Lược đồ Công nghiệp chung Việt Nam, Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, + Các hình ảnh, video về các ngành công nghiệp trọng điểm, - Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm; đàm thoại; thuyết trình. - Thời gian dự kiến: 13 – 15 phút - Học sinh phát triển năng lực: + Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; hợp tác; năng lực ngôn ngữ/giao tiếp. + Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bảng số liệu, năng lực sử dụng biểu đồ. - Tiến hành tổ chức: Tổ chức các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Sản phẩm * Bước 1: - Thầy: Tổ chức cho học sinh báo cáo nội dung thảo luận nhóm: II. CÁC Khám phá, Yêu cầu: đọc lại nội dung đã yêu cầu chuẩn bị trước. NGÀNH phát hiện + N1: Tìm hiểu ngành Công nghiệp Khai thác nhiên liệu CÔNG + N2: Tìm hiểu ngành Công nghiệp Điện + N3: Tìm hiểu ngành CN Chế biến lương thực thực phẩm NGHIỆP + N4: Tìm hiểu ngành Công nghiệp Dệt may TRỌNG ĐIỂM - Trò: Nhận nhiệm vụ, tiến hành thực hiện. * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến - Thầy: Yêu cầu học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. - Trò: Học sinh lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi phản biện. 3
  4. + Nhóm 1: Trong quá trình khai thác nhiên liệu ta cần chú ý đến Bảng mục lục điều gì?(ATLĐ, BVMT: Khai thác than, dầu mỏ ảnh hưởng đến * Bước 2: 3. môi trường đặc biệt là nguồn nước. Khai thác dầu mỏ, hiện Bàn luận, tượng tràn dầu ) nêu chính + Nhóm 2: Sản lượng điện của nước ta hiện nay như thế nào? kiến (Sản lượng điện vượt 50 tỷ KWh) Những điểm chung của sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta? (các nhà máy điện phân bố gần nơi nhiên liệu) +N1,2: Cho HS xem video: Câu chuyện Năng lượng. - Em có suy nghĩ gì về vấn đề năng lượng của Việt Nam? Theo em thì chúng ta cần làm gì để đảm bảo vấn đề năng lượng cho tương lai? + Nhóm 3: Tại sao ngành CN CBLTTP lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành CN? (Ngành phát triển dựa trên nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào từ ngành nông nghiệp, ngành không đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao và cần nhiều nhân công lao động) Ngành CB LTTP có vai trò gì trong phát triển kinh tế ở nước ta? (ngành nâng cao giá trị ngành NN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho LĐ ) Nêu những khó khăn trong phát triển ngành CB LTTP ở nước ta hiện nay? (Nguồn vốn eo hẹp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, thị trường còn nhiều biến động và cạnh tranh khốc liệt, kết hợp nguồn nguyên liệu bấp bênh ) + Nhóm 4: Tại sao các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nam Định là các trung tâm dệt may lớn? (Các TP lớn là nơi tập trung lao động và LĐ có trình độ khoa học kỹ thuật; Là nơi có cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, ) Kể tên các cơ sở, thương hiệu dệt may, da giày của Hải Phòng mà bạn biết? (May 10, may Hai, may Việt Tiến, da giày Sao Vàng, Đỉnh Vàng, ) - GV mở rộng cho từng nhóm: * Bước 3: + Nhóm 1: Trữ lượng than khoảng 6,6 tỷ tấn, đứng đầu ở ĐNA, Thống nhất, gồm 4 loại than chính. Trong đó 90% than tập trung ở QN với kết luận loại than Antraxit có chất lượng tốt. Khai thác hàng năm là 8,9 triệu tấn và trong đó 60% là khai thác lộ thiên. Than là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, 4
  5. Khai thác dầu khí là ngành CN non trẻ (năm 1986, những tấn dầu đầu tiên mới được khai thác, ngày càng trở thành CN trọng điểm, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu. Trữ lượng khoảng vài tỷ tấn dầu và hàng tỷ m 3 khí. Việt Nam trở thành một trong 44 nước trên thế thế giới có khai thác dầu. Kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Nhóm 2: Vai trò của Điện được Lênin khẳng định: “Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kĩ thuật hiện đại hóa và có khả năng cải tạo nông nghiệp, đó là điện khí hóa”. Như vậy, CN điện có vai trò vô cùng to lớn, giữ tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điện luôn đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Sản lượng điện tăng liên tục trên 50 tỷ KWh. Bình quân điện đầu người là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển và văn minh của các quốc gia, ở Việt Nam chỉ tiêu tăng nhanh đạt 510 KWh (năm 2003) nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với TB của TG (2.156 KWh). Nhóm 3: Giá trị xuất khẩu của ngành tăng nhanh (40% kim ngạch xuất khẩu). Hàng thủy sản tăng lên gần 2,2 tỷ USD; thịt chế biến tăng vượt mức 27 tỷ USD (2002) và rau quả hộp lên đến 151 tỷ USD(2003) - GV mở rộng công nghiệp địa phương Hải Phòng: Theo em thì HP của chúng ta có những ngành Công nghiệp nào? (Ngành sx vật liệu xây dựng, ngành chế biến thủy sản, ngành da giày, ngành cơ khí và ngành luyện kim) - GV củng cố và đưa ra kết luận: Hoạt động 3: Học sinh hiểu và trình bày các trung tâm công nghiệp lớn. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo dự án. - Đồ dùng: + SGK, VBT. + Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam. - Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm; đàm thoại; thuyết trình. - Thời gian dự kiến: 3 - 5phút - Học sinh phát triển năng lực: + Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; hợp tác; năng lực ngôn ngữ/giao tiếp. + Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng lược đồ địa lý. - Tiến hành tổ chức: 5
  6. Tổ chức các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Sản phẩm * Bước 1: * Bước 1: Khám phá, phát hiện III. CÁC TRUNG Khám phá, - Thầy: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm cặp: TÂM CÔNG phát hiện Yêu cầu: Học sinh dựa vào lược đồ các trung tâm CN tiêu biểu NGHIỆP LỚN Việt Nam trong SGK để hoàn thành câu hỏi thảo luận sau: + Vùng nào có mức độ tập trung CN cao nhất cả nước? + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? Cơ cấu CN - Vùng Đồng bằng của hai trung tâm như nào? sông Hồng và Đông - Trò: Nhận nhiệm vụ, tiến hành thực hiện. Nam Bộ là hai vùng * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến tập trung CN. * Bước 2: - Thầy: Yêu cầu học sinh lên trình bày trên lược đồ. - Hà Nội và Thành Bàn luận, - Trò: Học sinh lên trình bày, các nhóm khác nhận xét. phố Hồ Chí Minh là nêu chính * Bước 3: Thống nhất, kết luận hai trung tâm công kiến - GV mở rộng: dải khu CN ở vùng ĐBSH và ĐNB. nghiệp lớn nhất * Vùng ĐBSH: có mức độ tập trung CN vào loại cao nhất cả * Bước 3: nước ta nước, có hình nan quạt. Từ HN tỏa đi các hướng có chuyên Thống môn hóa khác nhau: HN – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả; nhất, kết Hà Nội – Bắc Giang; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Việt luận Trì – Phú Thọ; Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa. Trong đó HN có quy mô rất lớn, trên 120 nghìn tỷ đồng, cơ cấu đa dạng. Hải Phòng có quy mô lớn còn lại các trung tâm có quy mô trung bình và nhỏ. * Vùng Đông Nam Bộ: Tứ giác CN mạnh với các trung tâm: TP.HCM quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỷ đồng. Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một có quy mô lớn. - GV củng cố và đưa ra kết luận: IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC (3- 5 phút) * Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức cơ bản bằng sơ đồ tư duy: 6
  7. * Bước 2: Rèn luyện kĩ năng trình bày cách làm các dạng bài tập địa lí. Tổ chức cho HS chơi trò: BÔNG HOA MAY MẮN Luật chơi: HS lựa chọn bông hoa mà bản thân yêu thích và trả lời các câu hỏi. 1. Cơ sở nhiên liệu và năng lượng nào giúp công nghiệp điện ở các tỉnh phía Bắc phát triển ổn định và vững chắc? A. Than đá, dầu mỏ B. Thủy năng, than đá C. Than đá, thủy năng và dầu mỏ D. Sức gió, tuabin khí 2. Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp là: A. Ngành CN chế biến lương thực thực phẩm B. Ngành CN điện C. Ngành CN dệt may D. Ngành CN khai thác nhiên liệu 3. Điền vào chỗ Đồng bằng sông Hồng và . là hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất của cả nước. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là và . 4. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là: A. Xây dựng một cơ cấu linh hoạt, đa dạng. B. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành. D. Tất cả các phương hướng trên. 5. Đường dây điện 500kV xuyên Việt được xây dựng nhằm: A. Cung cấp năng lượng từ Bắc vào miền Trung và Nam Bộ B. Điều hòa nguồn năng lượng giữa ba miền C. Tải điện từ các tỉnh phía Nam ra các tỉnh phía Bắc D. Giúp các nhà máy điện hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. (2 phút) - Điền tên các nhà máy Nhiệt điện, thủy điện và nhà máy thủy điện đang xây dựng vào lược đồ trống. - Chuẩn bị bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố dịch vụ. +Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế + Đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ Nhóm 1 (tổ 1+2): Đặc điểm phát triển dịch vụ Nhóm 2 (tổ 3+4): Đặc điểm phân bố dịch vụ 7
  8. VI. MỤC LỤC Mục lục 1: SƠ ĐỒ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Mụ lục 2: NỘI DUNG GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ Nhóm Ngành Thế mạnh Tình hình phát triển Phân bố Tổ 1 Công nghiệp khai thác nhiên liệu Tổ 2 Công nghiệp điện Tổ 3 CN chế biến lương thực, thực phẩm Tổ 4 Công nghiệp dệt may 8
  9. Mục lục 3: NỘI DUNG CHỐT KIẾN THỨC (phần II: Các ngành CNTĐ) Ngành Thế mạnh Tình hình phát triển Phân bố Công nghiệp Các mỏ than và dầu Sản xuất: 15-20 triệu tấn Khai thác than: Quảng khai thác nhiên khí than/năm Ninh liệu Khai thác hàng trăm triệu tấn dầu - Dầu khí: Thềm lục và hàng tỷ m3 khí địa phía Nam Công nghiệp Nguồn năng lượng và Gồm nhiệt điện và thuỷ điện -Nhiệt điện: Uông Bí, điện thuỷ năng dồi dào Phả Lại Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và - Thuỷ điện: Hoà Bình, đời sống Trị An CN chế biến Sản phẩm trồng trọt, Gồm: Cơ cấu đa dạng Hà Nội, TP Hồ Chí lương thực, thực chăn nuôi, nuôi trồng Minh, Hải Phòng. Chế biến sản phẩm trồng trọt, phẩm thủy sản tăng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Đạt kim ngạch xuất khẩu cao Công nghiệp dệt Nguồn lao động rẻ Sản phẩm dệt, may được xuất TP Hồ Chí Minh, Hà may khẩu đi nhiều nước Nội, Nam Định, Đà Nẵng 9