Giáo án Địa lí lớp 7 - Tiết 26, Bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (Tiếp theo)

doc 6 trang Hương Liên 21/07/2023 1670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí lớp 7 - Tiết 26, Bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_26_bai_27_thien_nhien_chau_phi_tie.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí lớp 7 - Tiết 26, Bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (Tiếp theo)

  1. TUẦN 13 Tiết 26 – Bài 27: Ngày soạn: / /2020 THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (Tiếp theo) Ngày dạy: 7A: / /2020 (Tích hợp: HĐTNST: “Chủ đề khám phá thiên nhiên 7B: / /2020 châu Phi”) I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Nắm được châu Phi có khí hậu nóng khô, mưa ít và phân bố mưa không đều. Nắm được đặc điểm môi trường tự nhiênchâu Phi rất đa dạn. Giải thích được đặc điểm khí hậu châu Phi. 2. Năng lực: Đọc, mô tả và phân tích lược đồ, ảnh địa lí, nhận biết môi trường qua ảnh. 3. Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. * Mục tiêu HSKT: Bước đầu HS nhận biết kênh chữ và kênh hình để nhận biết kiến thức. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc sử dụng bảng tương tác thông minh. III. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A: / ; 7B: / . 2. Bài mới 2.1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: Tạo hứng thú tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: HS quan sát bản đồ, hình ảnh trong sgk (trên hình chiếu), nghiên cứu thêm tài liệu nội dung bài học trong SGK từ đó thu thập kiến thức chính cần nắm được trong bài học. c) Sản phẩm: HS biết được nội dung cần tìm hiểu trong bài. d) Cách thức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS và HS nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân/nhóm, đàm thoại gợi mở, từ kênh chữ và kênh hình HS giải quyết những vấn đề và trả lời, báo cáo những nhiệm vụ GV đã giao. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV: Ở bài trước chúng ta vừa tìm hiểu HS lắng nghe về vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Phi. Trong bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về khí hậu và các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên ở châu Phi. ? Em hãy cho biết những nội dung cần tìm hiểu trong bài học hôm nay? HS: trình bày những nội dung cần tìm GV dẫn dắt vào bài. hiểu trong bài.
  2. 2.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục đích: HS trình bày được những kiến thức chính cần nắm được trong bài học. b) Nội dung: HS quan sát bản đồ, hình ảnh trong sgk (trên hình chiếu), nghiên cứu thêm tài liệu nội dung bài học trong SGK từ đó thu thập kiến thức chính cần nắm được. c) Sản phẩm: HS nắm được châu Phi có khí hậu nóng khô, mưa ít và phân bố mưa không đều. Nắm được đặc điểm môi trường tự nhiênchâu Phi rất đa dạng. d) Cách thức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS và HS nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân/nhóm, đàm thoại gợi mở, từ kênh chữ và kênh hình HS giải quyết những vấn đề và trả lời, báo cáo những nhiệm vụ GV đã giao. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Y/c: HS quan sát H27.1 SGK và cho 3. Khí hậu biết: GV: Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai chí tuyến nên châu Phi là châu lục nóng. Bờ biển ít bị cắt xẻ; Lục địa hình khối; Kích thước lớn. ? Với đặc điểm trên ảnh hưởng của biển - Là châu lục có khí hậu nóng, khô bậc đối với phần nội địa châu lục như thế nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình trên nào? 200C, thời tiết ổn định. HS: Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô. Quan sát H27.1 SGK và dựa vào kiến thức đã học hãy: ? Với khí hậu khô, nóng châu Phi hình thành những hoang mạc lớn nào? HS: Sahara ở Bắc Phi, Na Míp và calahari ở Nam Phi. ? Giải thích tại sao Bắc Phi lại hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới? HS: + Chí tuyến Bắc qua chính giữa Bắc Phi nên quanh năm chịu ảnh hưởng - Khí hậu khô, hình thành những hoang áp cao cận chí tuyến nên không có mưa, mạc lớn: hoang mạc Sa-ha-ra có diện thời tiết ổn định. tích lớn nhất thế giới (8,6 triệu km2), + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip. Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.
  3. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền. + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền. GV: Nhận xét và bổ xung: ? Vậy theo em, với các điều kiện trên khí hậu châu Phi hình thành môi trường gì? HS: Môi trường hoang mạc GV: Nhận xét và giới thiệu về hoang mạc Xahara ? Quan sát H27.1 SGK em hãy nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi? HS:trả lời ? Lượng mưa lớn nhất (2000mm) phân bố ở đâu? HS: Tây Phi – Vịnh Ghinê ? Lượng mưa 1000 – 2000 mm phân bố ở đâu? HS: Hai bên đường xích đạo ? Lượng mưa từ 200 – 1000 mm phân bố ở đâu? HS: Trả lời GV: Nhận xét: Ở miền giới hạn bởi hoang mạc Xahara, bờ biển Ấn Độ Dương, hoang mạc Calahari, ở ven biển Địa Trung Hải, ở cực Nam châu Phi. + Lượng mưa nhỏ <200 mm phân bố ở đâu? HS: Hoang mạc ? Qua phân tích trên, em có kết luận gì về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi? HS: Phân bố không đều GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức ? Em hãy cho biết, các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa của vùng duyên hải châu Phi? - Lượng mưa phân bố không đều: mưa HS: Trả lời nhiều ở trung Phi, khô hạn ở Bắc Phi và
  4. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản GV: bổ sung: + Dòng biển lạnh với tính Nam Phi chất lạnh và khô làm cho lượng mưa nơi chúng đi qua Châu Phi nhỏ hơn 200 mm/năm. + Dòng biển nóng với tính chất ấm và ẩm gây lượng mưa lớn nơi chúng đi qua. ? Em hãy xác định trên bản đồ các dòng biển nóng? HS: xác định GV nhận xét ? Em hãy xác định trên bản đồ các dòng biển lạnh? HS: xác định GV nhận xét Chuyển ý: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về khí hậu châu Phi, vậy các đặc điểm khác của môi trường châu Phi ra sao, chúng ta tìm hiểu sang mục 4. HSKT: GV yêu cầu HS đọc bài. 4. Các đặc điểm khác của môi trường GV nhận xét, động viên tự nhiên Y/c: Quan sát H27.2 SGK, cho biết: ? Nhận xét sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi có đặc điểm gì? - Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng HS trả lời - GV nhận xét qua đường xích đạo. ? Vì sao có sự phân bố các môi trường như vậy? (gợi ý: Vị trí châu Phi và phân bố mưa, ) HS: Xích đạo qua chính giữa châu lục, chí tuyến Bắc ở chính giữa Bắc Phi, chí tuyến Nam ở giữa Nam Phi, GV: Nhận xét ? Gồm những môi trường tự nhiên nào? - Gồm: HS trả lời - GV nhận xét + Môi trường xích đạo ẩm ? Xác định vị trí các môi trường tự nhiên châu Phi? + 2 Môi trường nhiệt đới
  5. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản HS xác định trên lược đồ + 2 môi trường hoang mạc GV nhận xét + 2 môi trường Địa trung hải GV chia 4 nhóm, thảo luận nhanh 2 phút, hết thời gian các nhóm cử đại diện trình bày: - Nhóm 1: Nêu đặc điểm khí hậu và hệ thực động vật của môi trường xích đạo ẩm? - Nhóm 2: Nêu đặc điểm khí hậu và hệ thực động vật của 2 Môi trường nhiệt đới? - Nhóm 3: Nêu đặc điểm khí hậu và hệ thực động vật của 2 môi trường hoang mạc? - Nhóm 4: Nêu đặc điểm khí hậu và hệ thực động vật của 2 môi trường Địa trung hải? HS: các nhóm trình bày, GV nhận xét ? Môi trường tự nhiên nào là điển hình - Xa van và hoang mạc là hai môi của châu Phi? trường tự nhiên điển hình của châu Phi HS: Trả lời và thế giới, chiếm diện tích lớn. GV: Nhận xét Bổ sung: Đặc điểm môi trường xavan, hoang mạc ? Dựa vào H27.1 và H27.2 SGK nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thảm thực vật ở châu Phi? HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh: Mối quan hệ giữa ranh giới phân bố lượng mưa và ranh giới phân bố môi trường tự nhiên châu Phi. GV chốt lại kiến thức bài học 2.3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: Biết cách áp dụng các kiến thức vào bài học. Sau khi đã tìm hiểu xong nội dung bài học. b) Nội dung: HS quan sát bản đồ, hình ảnh trong sgk, nghiên cứu thêm tài liệu nội dung bài học trong SGK từ đó thu thập kiến thức chính cần nắm được. c) Sản phẩm: HS áp dụng dược vào trả lời câu hỏi, bài tập.
  6. d) Cách thức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS và HS nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân/nhóm, đàm thoại gợi mở, từ kênh chữ và kênh hình HS giải quyết những vấn đề và trả lời, báo cáo những nhiệm vụ GV đã giao. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV yêu cầu HSKT đọc nội dung ghi nhớ HSKT: đọc nội dung phần ghi nhớ GV nhận xét, động viên HS lắng nghe ? Em hãy xác định trên bản đồ/lược đồ tự nhiên châu Phi các dòng biển nóng và dòng HS: Nghiên cứu và trả lời biển lạnh? Vị trí, ranh giới các môi trường tự nhiên châu Phi? GV nhận xét 2.4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: HS vận dụng được các kiến thức vùa nắm được áp dụng làm bài tập. b) Nội dung: HS quan sát bản đồ, hình ảnh trong sgk, nghiên cứu thêm tài liệu nội dung bài học trong SGK từ đó thu thập kiến thức chính cần nắm được. c) Sản phẩm: HS khắc sâu được kiến thức bài học, nắm được những đặc điểm của khí hậu và các đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu phi. d) Cách thức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS và HS nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân/nhóm, đàm thoại gợi mở, từ kênh chữ và kênh hình HS giải quyết những vấn đề và trả lời, báo cáo những nhiệm vụ GV đã giao. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tích hợp: HĐ TNST: “Chủ đề khám phá thiên nhiên châu Phi” - GV yêu cầu HS quan sát video HS nhận nhiệm vụ ? Qua quan sát video nêu nhận xét của HS suy nghĩ và trả lời em về thiên nhiên châu Phi? GV nhận xét