Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen bạn mới (3 tiết)

doc 6 trang Hải Hòa 07/03/2024 2540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen bạn mới (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chu_de_lam_quen_ban_moi.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen bạn mới (3 tiết)

  1. Thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN – lớp 1 CHỦ ĐỀ : LÀM QUEN BẠN MỚI (3 tiết) I/ MỤC TIÊU Thực hiện xong chủ đề, HS: - Về kĩ năng nhận thức: Biết cách giới thiệu về bản thân mình với những người bạn mới; biết hỏi thăm, làm quen những người bạn mới; biết yêu quý bạn. - Về năng lực ngôn ngữ, giao tiếp: mạnh dạn trình bày trước nhiều người, biết nói lên nhận xét, suy nghĩ của bản thân. - Về năng lực ghi nhớ: ghi nhớ được tên các bạn trong lớp. - Năng lực hợp tác: biết phối hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp để thực hiện các hoạt động và giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bố trí phòng học (lựa chọn vị trí sân trường) phù hợp để tổ chức hiệu quả các hoạt động. - Phiếu tự đánh giá. - Phiếu đồng đẳng. 2. Học sinh: - Giấy A4, bút chì, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán. III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỢC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Khởi động – Kết nối chủ đề a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài. b. Cách thức thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đoàn kết” Bước 1: GV yêu cầu HS đứng lên xếp thành vòng tròn để bắt đầu chơi. Bước 2: GV phổ biết cách chơi: Khi GV hô “Đoàn kết, đoàn kết”, HS sẽ hỏi lại “Kết mấy, kết mấy?”
  2. GV yêu cầu “Kết ” (kèm theo 1 chữ số - nên chọn từ sồ 2 đến số 5). Sau khi nghe yêu cầu của GV, HS phải nhanh chóng tìm các bạn trong lớp sao cho đủ với số người mà GV yêu cầu kết và các bạn phải nắm lấy tay nhau. Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi 3 – 4 lần. Bước 4: GV tổng kết, trao đổi với cả lớp: + Các em cảm thấy như thế nào khi chơi trò chơi này? + Cô thấy các bạn lớp mình rất nhanh nhẹn và thông minh. GV trao đổi: Các em ạ! Trong cuộc sống của chúng ta rất cần có sự đoàn kết vì đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Trong học tập cũng vậy, chúng ta cần có những người bạn để chia sẻ những buồn vui, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập. + Các em có thích mình có nhiều bạn không? + Các em đã làm quen được với những ai trong lớp mình rồi? + Hôm nay, cô và các em sẽ cũng nhau làm quen với những người bạn mới trong lớp mình. Các em có đồng ý không nào? 2. Hoạt động 2: Chúng ta là bạn a. Mục tiêu: HS biết giới thiệu bản thân mình với người khác và biết hỏi thăm, làm quen với những người bạn mới. b. Cách thực hiện: sử dụng phương pháp hỏi – đáp, phỏng vấn, trình bày. Bước 1: Giới thiệu bản thân. + Các bạn hãy giới thiệu cho cô và cả lớp biết tên của mình nào (Gọi lần lượt từng HS). + GV khen ngợi: Cô thấy các bạn lớp mình tên bạn nào cũng hay. + Sau khi nghe các bạn giới thiệu tên, em nhớ được tên của những bạn nào? Bước 2: Làm quen với người bạn mới. + Theo em khi muốn làm quen với một người bạn mới chúng ta phải làm gì? - Chào hỏi - Hỏi tên của bạn - Hỏi về sở thích của bạn.
  3. + Hãy đứng cạnh một người bạn mà em chưa biết tên trong lớp mình. + Các em hãy hỏi thăm người bạn đang đứng cạnh mình xem bạn ấy tên gì và có sở thích như thế nào nhé. + Các cặp trao đổi. + GV gọi 2-3 cặp trình bày kết quả. GV nhận xét: sự tự tin của HS khi trình bày và kết quả HS đạt được sau khi trao đổi với bạn. 3. Hoạt động 3: Chúng ta là bạn của nhau a. Mục tiêu: Giúp HS thân thiết hơn, gần gũi hơn với nhau, biết được tên của một số bạn gần giống với tên của mình, ghi nhớ tên của các bạn nhóm khác. b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đoàn tàu siêu tốc” Bước 1: GV phổ biến cách chơi: GV sẽ chia lớp thành các toa tàu mang tên các chữ cái: VD toa A là gồm các bạn có tên bắt đầu bằng chữ A và chữ Â; Toa B gồm những bạn có tên bắt đầu bằng chữ B, . Các bạn cùng một toa sẽ xếp thành một hàng dọc, 2 tay bạn đứng sau để lên vai bạn đứng trước. Các toa tàu đứng cách nhau khoảng 2m. Khi GV hô “Tàu đi” thì HS đáp “xình xịch, xình xịch ” HS ở toa A sẽ di chuyển đến toa B, HS toa B sẽ nối vào với toa A; Tiếp tục đi đến toa C, HS toa C sẽ nối vào phía sau toa B, cứ thế cho đến khi cả lớp xếp đươc thành một hàng dọc. GV hô “Tàu vào bến”, HS đáp “Tu tu Tu tu” và nhanh chóng xếp thành một vòng tròn (tay bạn phía sau vẫn để lên vai bạn phía trước) và tiếp tục di chuyển theo vòng tròn. GV hô “Đến ga”, HS đáp “Kít!” và thu hẹp vòng tròn, ngồi lên đùi bạn phía sau sao cho ko bị đứt quãng. Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 2-3 lần. Bước 3: GV tổng kết, trao đổi. + Các em có thích trò chơi này không? + Ai có thể gọi đúng tên của 2 bạn thuộc toa A? (thay đổi câu hỏi bằng cách thay đổi tên các toa) 4. Hoạt động 4: Xây dựng tình bạn đẹp
  4. a. Mục tiêu: HS biết quý trọng tình bạn. b. Cách thực hiện: hỏi đáp, trao đổi. + GV giữ nguyên nhóm đã chia như ở hoạt động 3. + Tổ chức thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Theo các em, khi chúng ta đã làm quen được với những người bạn mới, chúng ta nên làm gì để giúp tình bạn đó trở nên thân thiết hơn? + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận + GV tổng kết, trao đổi: Để có được tình bạn ban đầu chúng ta phải làm quen với nhau. Sau đó chũng ta nên thực hiện những điều sau để tình bạn thêm thân thiết: - Cùng nhau chơi các trò chơi bổ ích trong giờ ra chơi. - Kể cho nhau nghe những chuyện vui, chia sẻ những chuyện buồn. - Giúp nhau học tập . - Yêu quý bạn. 5. Hoạt động 5: Người bạn đặc biệt a. Mục tiêu: HS ghi nhớ và tái hiện lại những đặc điểm nổi bật của một người bạn mới. b. Cách thực hiện: vẽ tranh Bước 1: GV nêu nhiệm vụ Mỗi bạn sẽ vẽ 1 bức tranh về người bạn mới mà em ấn tượng nhất trên tờ giấy A4. Bước 2: Học tiến hành vẽ tranh. Bước 3: GV tổng kết, trao đổi + Các em hãy giơ cao bức tranh của mình lên nào. + Chọn một bức tranh của 1 HS và cho cả lớp cùng quan sát. Mời “tác giả” nói những đặc điểm nổi bật của người bạn đã vẽ (không nói tên bạn được vẽ). Yêu cầu lớp đoán thử xem đó là bạn nào – Tác giả sẽ xác nhận câu trả lời là đúng hay sai. + HS tặng tranh cho nhau. 6. Hoạt động 6: Cây tình bạn. a. Mục tiêu: Củng cố bài học.
  5. b. Cách thực hiện: Xé dán Bước 1: GV nêu nhiệm vụ: GV chia lớp theo nhóm ở hoạt động 3. Các nhóm có nhiệm vụ xé dán hình một cái cây, mỗi quả trên cây viết tên của 1 bạn trong nhóm. Bước 2: HS tiến hành xé dán (GV tới hỗ trợ các nhóm, hướng dẫn các nhóm cách xé dán các bộ phận của cây và viết tên các bạn cho đúng chính tả) Bước 3: Triển lãm, trưng bày cây tình bạn của các nhóm. Bước 4: Các nhóm nhận xét về cây tình bạn của nhóm khác. Bước 5: GV tổng kết, trao đổi. + Muốn cho 1 cái cây tươi tốt thì chúng ta phải làm gì? + Muốn cây xanh tươi thì phải thường xuyên chăm sóc. Tình bạn cũng vậy đó các em ạ! Muốn tình bạn đẹp thì chúng ta phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau, yêu thương và quý mến lẫn nhau. Cô hi vọng cây tình bạn của chúng ta sẽ được chăm sóc cẩn thận để ngày càng tươi tốt nhé! IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1. HS tự đánh giá + GV phát phiếu tự đánh giá và hướng dẫn HS cách đánh giá. + HS tiến hành tự đánh giá. + GV thu phiếu. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ Họ và tên: . Mức độ tham gia các hoạt động tích cực, hiệu quả : Tốt Khá Trung bình 2. HS đánh giá bạn trong nhóm thông qua phiếu đồng đẳng. + GV phát phiếu đồng đẳng và hướng dẫn HS cách đánh giá. + HS tiến hành đánh giá.
  6. + GV thu phiếu. PHIẾU ĐỒNG ĐẲNG Mức độ tham gia các hoạt động tích cực, hiệu quả Họ và tên Tốt Khá Trung bình Bạn A Bạn B . 3. GV đánh giá.