Giáo án Lịch sử 8 Phương pháp mới (Bản đầy đủ) - Năm học 2020-2021

docx 203 trang Hải Hòa 11/03/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 Phương pháp mới (Bản đầy đủ) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_phuong_phap_moi_ban_day_du_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử 8 Phương pháp mới (Bản đầy đủ) - Năm học 2020-2021

  1. * Trắc nghiệm Câu 1: Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nổ ra cùng thời với phong trào Cần vương là: A. khởi nghĩa Phan Bá Vành. B. khởi nghĩa Yên Thế. C. khởi nghĩa Lê Văn Khôi. D. khởi nghĩa Trà Lũ. Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra bao nhiêu giai đoạn? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3: Hoàng Hoa Thám có biệt hiệu là: A. Hùm thiêng Yên Thế. B. Bình Tây đại nguyên soái. C. Ngũ linh Thiên hộ. D. Quận He. Câu 4: Tại sao cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế là phong trào nông dân? A. Lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa đều là nông dân. B. Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra ở thành thị nhưng được nông dân hưởng ứng tích cực. C. Vì cuộc khởi nghĩa này chỉ chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn. D. Vì cuộc khởi nghĩa này làm chậm quá trình bình định của Pháp. Câu 5: Tại sao phong trào nông dân Yên Thế thất bại? A. Phạm vi hoạt động bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập. B. So sánh lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiên câu kết đàn áp. C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. D. Hoàng Hoa Thám đầu hàng triều đình. * Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng - Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. ? Trình bày nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? - Thời gian: 5 phút - Dự kiến sản phẩm 1. Nguyên nhân bùng nổ - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, họ nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị vi phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh. 2. Diễn biến - Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. - Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. - Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã. 3. Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế. 4. Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. * Giao nhiệm vụ cho HS Trang 176
  2. - Về nhà học bài cũ. - Chuẩn bị bài sau "Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX”, trả lời các câu hỏi trong SGK. 3.3. Hoạt động luyện tập ( 5 phút ) - Mục tiêu: Hs củng cố những những kiến thức cơ bản về cuộc KN Yên Thế . Anh - Phương thức tiến hành: Hs trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1884 đến 1913. B. Từ năm 1885 đến 1895. C. Từ năm 1885 đến 1913. D. Từ năm 1884 đến 1895. Câu 2. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Các dân tộc sống ở miền núi. D. Nông dân và công nhân. Câu 3. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào? A. Bắc Giang. B. Bắc Ninh. C. Hưng Yên. D. Thanh Hóa. Câu 4. Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai? A. Đề Nắm. B. Đề Thám. C. Đề Thuật D. Đề Chung. Câu 5. Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào? A. Văn thân, sĩ phu. B. Võ quan C. Nông dân. D. Địa chủ Câu 6. Giai đoạn 1893-1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì? A. Xây dựng phòng tuyến B. Tìm cách giải hoà với quân Pháp C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở D. Tích luỹ lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ Câu 7. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. Trang 177
  3. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. Câu 8. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc. B. Là phong trào giải phóng dân tộc. C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc. D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng ( 3 phút ) - Mục tiêu: so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương - Phương thức tiến hành: Hs trả lời câu hỏi sau: có thể cho HS về nhà làm bài ? Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương ? - Dự kiến sản phẩm Giống nhau: đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. đều bị thất bại Khác nhau: + Lãnh đạo: phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương. phong trào nông dân Yên Thế Nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) + Mục tiêu: phong trào Cần Vương là chống pháp dành lại độc lập dan tộc khởi nghĩa Yên Thế là mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội. + Địa bàn hoạt động: phong trào Cần Vương hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ khởi nghĩa Yên Thế hoạt đông ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang + Tính chất: pt Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến kn Yên Thế là phong trào nông dan mang tính tự phát phong trà Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. 4. Dặn dò: - Học bài và làm các bài tập trong vở bài tập lịch sử - Xem trước bài 28 Trào lưu cải cách duy tân ở VN nửa cuối TK X I X: + Bối cảnh đưa đấn các đề nghị cải cách duy tân ra đời ở VN nửa cuối TK XIX? + Cho biết nội dung? Các nhà cải cách tiêu biểu? + Kết quả và hạn chế, ý nghĩa của các đề nghị cải cách? Trang 178
  4. Ngày soạn: 18/3/2021 Ngày dạy: 20/3/2021 Tiết 43 Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thứcHS cần nắm nước -Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX -Nội dung cải cách duy tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không được thực hiện. - Ý nghĩa cải cách duy tân 2.Thái độ: Giáo dục cho HS thấy rõ -Đây là một hiện tượng mới của lịch sử Việt Nam, thể hiện khía cạch của lòng yêu nước. -Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại xâm. 3.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, hướng dẫn các em liên hệ giữa lí luận và thực tiễn. 4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh: - Năng lực chung : giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ , sáng tạo . - Năng lự chuyên biệt : tái tạo kiến thức , xác định mối quan hệ giữa các sự kiện. II.Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Xây dưng giáo án điện tử. -Tài liệu về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ - Phiếu học tập. - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: 2. Bài cũ 3. Bài mới 3.1 Khởi động: Trang 179
  5. - Mục tiêu: Sự xuất hiện các đề nghị cải cách trong hoàn cảnh nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. - Phương pháp – kĩ thuật: Cho HS quan sát hai hình trên và nêu vấn đề. - Thời gian: 3 phút - Tổ chức hoạt động: Cho HS nhắc lại hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XIX - Dự kiến sản phẩm: Nửa cuối TK XI X , tình hình nước ta có nhiều biến động lớn: Khủng hoảng KT- chính trị- XH . trầm trọng. TD Pháp xâm lược hòng biến nước ta thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột dân ta. Trong hoàn cảnh LS đầy biến động ấy, xuất hiện nhiều để nghị cải cách nhằm cải thiện tình hình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những cải cách này ra sao nhé. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm: I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ Mục tiêu: Tình hình Việt Nam nửa XIX: cuối thế kỉ XIX 1. Chính trị: Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm 2.Kinh tế: SGK Phương tiện: Bảng nhóm 3. Xã hội: Thời gian: 4 phút => Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào Tổ chức hoạt động: lưu cải cách duy tân ra đời. B1: Các nhóm trong lớp : Tìm hiểu về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ? B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành. B3: Cho lần lượt 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả 2 nhóm trên đã trình bày. GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ Trang 180
  6. học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. (-Chính trị: Nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng. -Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ -Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.) => Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào lưu cải cách duy tân ra đời. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: Mục tiêu: Động cơ, những sĩ phu tiêu II.Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào biểu, nội dung chính của cải cách. Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nửa cuối thế kỉ XIX nhóm 1. Động cơ Phương tiện: Bảng nhóm -Trước tình trạng đất nước ngày càng khốn Thời gian: 4 phút đốn. Tổ chức hoạt động: B1: - Xuất phát từ lòng yêu nuớc thương dân, - Nhóm chẵn: Động cơ dẫn tới cải muốn cho nước nhà giàu mạnh. cách. 2. Nội dung: SGK - Nhóm lẽ: Những sĩ phu tiêu biểu, nội dung chính của cải cách. B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành. B3: Cho nhóm chẵn- lẽ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày. GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. ( - 1868: Trần đình Túc và Ng Huy Tế -1872: Viện thương bạc - 1863 -> 1871: Ng Trường Tộ với 30 Trang 181
  7. bản điều trần. - 1877 và 1882: Ng Lộ Trạch dâng 02 bản “Thời vụ sách” lên vua.) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: Mục tiêu: Kết cục và ý nghĩa của các đề III. Kết cục của các đề nghị cải cách nghị cải cách 1. Kết cục Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận - Những đề nghi cải cách không thực hiện nhóm được. Vì: Phương tiện: Bảng nhóm Thời gian: 4 phút + Các cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, Tổ chức hoạt động: chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. B1: + Do triều đình nhà nguyễn bảo thủ. - Nhóm chẵn: Kết cục của các đề nghị 2. Ý nghĩa cải cách. - Nhóm lẽ: Ý nghĩa của các đề nghị cải - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ cách - Phản ánh trình độ nhận thức mới của những B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác người việt nam hiểu biết thức thời. với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm - Góp phần cho sự ra đời của trào lưu Duy tân vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành. đầu thế kỉ XX B3: Cho nhóm chẵn- lẽ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày. GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 3.3. Hoạt động luyện tập ( 5 phút ) - Mục tiêu: Hs củng cố những những kiến thức cơ bản về các đề nghị cải cách - Phương thức tiến hành: Hs trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào? A. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ. C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ. D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt. Câu 2. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? A. Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội. B. Thực hiện chính sách cải cách duy tân. C. Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa. Trang 182
  8. D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. Câu 3. Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, một yêu cầu đặt ra đó là: A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp. B. Cải cách duy tân đất nước. C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước. D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước. Câu4. Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bao nhiêu bản điều trần? A. 25 bản. B. 30 bản. C. 35 bản. D. 40 bản. Câu 5. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Dức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ. C. phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. Câu 6. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương? A. Cửa biển Hải Phòng. B. Cửa biển Trà Lí (Nam Định). C. Cửa biển Thuận An (Huế). D. Cửa biển Đà Nẵng. Câu 7. Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? A. Chưa hợp thời thế. B. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài. C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt. D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi. Câu 8. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX? A. Đã gây được tiếng vang lớn. B. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. C. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở, bước tiến hoá của dân tộc. D. Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX. Câu 9. “Bộ máy chính quyền TW đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt”. Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XVIII B. Đầu thế kỉ XIX C. Giữa thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX Câu 10. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến? A. Đổi mới công việc nội trị B. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá. C. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá. D. Đổi mới chính sách đối ngoại. 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng ( 3 phút ) - Mục tiêu: HS tìm hiểu cải cách cuối thế kỉ XIX ở nước ta lại thất bại, nhưng công cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản năm 1868 lại thành công - Phương thức tiến hành: Hs trả lời câu hỏi sau: có thể cho HS về nhà làm bài: Vì sao cải cách cuối thế kỉ XIX ở nước ta lại thất bại, nhưng công cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản năm 1868 lại thành công? - Dự kiến sản phẩm: 5. Dặn dò: Hs về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong sách GK và học từ bài 24 đến bài 28 để tuần sau làm kiểm tra một tiết. Trang 183
  9. Ngày soạn: 08/4/2021 Ngày dạy: 10/4/2021 CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918 Tiết 46: Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp. - Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trang 184
  10. 2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ 3. Thái độ: Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp và lòng căm thù giặc Pháp. 4. Định hướng năng lực cần hình thành: -Năng lực chung: tự học,hợp tác,giải quyết vấn đề, giao tiếp. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện lại sự kiện khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam. Năng lực thực hành bộ môn:Khai thác kênh hình,, tư liệu.sử dụng sơ đồ Phân tích, so sánh . liên hệ thực tiễn . II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan ,phát vấn,phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, máy chiếu, - Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương IV.CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Máy móc, phương tiện có liên quan. 2. Chuẩn bị của học sinh: -Chuẩn bị bài mới - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX? - Nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối TK XIX? 3. Bài mới: 3.1 Hoạt động khởi động/ tình huống xuất phát Mục tiêu:Kích thích sự tìm hiểu bài mới cho học sinh. Phương pháp tiến hành: GV cho học sinh xem hình ảnh hình 98,99, 100 SGK Đặt câu hỏi, HS trả lời dẫn vào bài mới. Dự kiến sản phẩm: HS sẽ hứng thú và tò mò muốn tìm tìm hiểu chính sách khai thác của TDP và sự biến chuyển của kinh tế, xã hội Việt Nam 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản -Hoạt động 1: I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ Mục 1: Cuộc khai thác lần thứ nhất- Tổ chức bộ máy nhất của Thực dân Pháp: nhà nước 1. Tổ chức bộ máy nhà nước. • Mục tiêu:Nắm Được bộ máy của Pháp đặt ở - TD Pháp thành lập Liên bang Đông Đông Dương và VN Dương gốm: Việt Nam, Lào, Cam-pu- • Phương thức : Hoạt động nhóm chia đứng đầu là viên Toàn quyền người • Tổ chúc hoạt động Pháp. B1: GV chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ - Chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ, thực hiện các yêu cầu sau Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam-pu-chia và Lào -Nhóm 1,2 Bộ máy cai trị của TDP ở Việt Nam được tổ - Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ chức như thế nào? khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ -Nhóm 3,4:Tổ chưc bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ X I X đầu thế kỷ X X có đặc điểm gì? Trang 185
  11. - Nhóm 5,6: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đông Dương đầu thế kỷ XX và rút ra hệ thống chính quyền của Pháp B2. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi. B3. HS báo cáo thảo luận B4. HS nhận xét , đánh giá kết quả của bạn. -GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả phần thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh - Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh GV giới thiệu chuyển ý Hoạt động 2 2. Chính sách kinh tế. Mục 2: Chính sách kinh tế - Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập • Mục tiêu:HS nắm được Pháp áp dụng chính sách đồn điền khai thác . Mục đích chính sách đó. - Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim Phương thức: Hoạt động nhóm loại) và đầu tư một số ngành như xi- Tổ chức hoạt động: măng, điện, chế biến gỗ B1. Chia cả lớp thành 6 nhóm - Thương nghiệp độc chiếm thị trường, Nhóm 1,2:Nêu chính sách khai thác của TDP trong các tăng cường các loại thuế. ngành nông nghiệp,công thương nghiệp, giao thong vận - Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống tải và tài chính đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc Nhóm 3,4:Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích lột kinh tế và phục vụ quân sự. gì? * Mục đích khai thác:Vơ vét sức người, Nhóm 5,6:Tác hại của chính sách khai thác của TDP sức của của nhân dân Đông Dương. đối với kinh tế VN như thế nào? B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi HS thực hiện B 3: HS báo cáo , thảo luận B4 HS đânh giá, nhận xét kết quả của bạn GV bổ sung phần phân tích nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hoạt động 3 3. Chính sách văn hóa, giáo dục: Mục 3: Chính sách văn hóa giáo dục - Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ Mục tiêu:HS nắm được chính sách văn hóa giáo dục mà giáo dục của thời phong kiến P thực hiện ở VN - +Về sau, Pháp mở một số cơ sở y tế, Phương thức: Hoạt động nhóm văn hoá, trường học mới. Tổ chức hoạt động * Nhằm tạo nên tầng lớp tay sai phục vụ Chia cả lớp thành 4 nhóm cho công việc cai trị, kìm hãm nhân dân Nhóm 1,2 Nêu những chính sách VH - GD của thực ta trong vòng ngu dốt . dân Pháp ở Việt Nam? Nhóm 3,4- Chính sách VH - GD của Pháp nhằm mục đích gì? -HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm Trang 186
  12. HS báo cáo thảo luận HS phân tích ,đánh giá, nhận xét kết quả của bạn GV bổ sung phân tích nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh. VI. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa , hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về : Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp và biến chuyển về kinh tế, xã hội Việt Nam 2. Phương thức:GV giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy cô giáo Câu 1. Tổ chức bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ XI X đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì? Câu.2.Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào? Câu 3. Nêu chính sách văn hóa giáo dục mà Pháp đã thực hiện ở VN 3.VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: HS biết nhận xét , đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm khi các nước đến xâm lược nước ta 2.Phương thức: a.Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố,mở rộng, liên hệ) -Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nhằm mục đích gì? -.Ảnh hưởng của chính sách văn hóa giáo dục của Pháp đối với VN Hiện nay chính sách khai thác của Pháp có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế nước ta? b. GV giao nhiệm vụ cho HS -Học bài cũ, nắm kiến thức bài vừa học -Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét tuyên dương, khen ngợi 3. Dự kiến sản phẩm Bộ sưu tập hình ảnh nông dân, công nhân nước ta thời Pháp thuộc Qua việc chuẩn bị bài mới . HS có được một số kiến thức về bài mới Ngày soạn: 15/4/2021 Ngày dạy: 17/4/2021 Tiết 47: Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (TT) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa . - Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc 2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ 3. Thái độ: Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học,phát triển và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác . _ Năng lực chuyên biệt: + Năng lực thực hành bộ môn : sưu tầm tư liệu, tranh ảnh + Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn Trang 187
  13. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích , kể chuyện , mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề . III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính tranh ảnh , lược đồ - Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương - Tài liệu văn học, sử học liên quan IV. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án, - Máy móc, phương tiện có liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh: -Chuẩn bị bài mới Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài mới V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu TK XIX - Ảnh hưởng của chính sách đó đến kinh tế, văn hoá của nước ta như thế nào? 3. Bài mới: 3.1 Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát 1. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác. 2. Phương thức: GV cho học sinh xem các hình ảnh 99,100,101 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây: Chính sách khai thác, bóc lột của TDP làm cho xã hội VN có những biến đổi như thế nào? Cuối thế kỷ XI X các đô thị VN phát triển ra sao? HS quan sát trả lời 3.Dự kiến sản phẩm: Học sinh quan sát hình ảnh trao đổi thảo luận với nhau để trả lời GV nhận xét và vào bài mới. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu qua bài 29 tiết 2 Bài 29 II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM 3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: II. Những chuyển biến của Mục 1.Các vùng nông thôn. xã hội Việt Nam: Mục tiêu:HS nắm được chính sách khai thác của Pháp đã làm xã 1. Các vùng nông thôn: hội VN thay đổi - Quan lại địa chủ ngày càng Phương thức: Hoạt động nhóm đông thêm, trở thành tay sai Tổ chức hoạt động: của thực dân Pháp. B1:GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau Nhóm 1,2 - Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX - Nông dân bị bần cùng hoá, có thay đổi như thế nào? Vì sao? sống cơ cực, sẵn sàng tham Nhóm 3,4 gia cách mạng. - Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao? B2: Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khich HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đến các Trang 188
  14. nhóm theo dõi B3: HS báo cáo thảo luận B4 HS nhận xét đánh giá kết quả của bạn HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi. Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS 2. Đô thị phát triển, sự xuất GV chuyển ý hiện các giai cấp, tầng lớp Hoạt động 2: mới: Mục tiêu: HS nắm được Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai - Nhiều đô thị mới xuất hiện cấp, tầng lớp mới và phát triển nhanh. Phương thức: Hoạt động nhóm B1:Gv chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu - Nhóm 1,2: Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng? Nhóm 3,4 : Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào? - Nhóm 5,6: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân - Một số giai cấp và tầng lớp ta cuối thế kỉ XIX? mới xuất hiện: B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh + Tư sản hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiểu tư sản thành thị. GV đến các nhóm theo dõi + Công nhân. B3: HS báo cáo thảo luận B4. HS nhận xét kết quả của bạn GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho HS 3. Xu hướng mới trong GV giới thiệu chuyển ý cuộc vận động giải phóng Hoạt động 3: dân tộc: Mục tiêu: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc - Đầu thế kỷ XX, các tư Phương thức: Hoạt động nhóm tưởng dân chủ tư sản châu B1. Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu Âu, truyền vào nước ta qua sau sách báo của Trung Quốc và Nhóm 1,2:Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta con đường TBCN ở Nhật cuối thế kỷ 19? Bản đã tác động vào Việt Nhóm 3,4:Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó Nhóm 5,6 Nam. Vì sao đầu TK XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới? Nhóm 7,8: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản? - Các trí thức Nho học tiến bộ B2 HS đọc SGK thực hiện yêu cầu muốn đi theo con đường dân GV đến các nhóm theo dõi chủ tự sản để cứu nước. B3 HS báo cáo thảo luận * Xuất hiện xu hướng mới B4.HS nhận xét, đánh giá kết quả của bạn trong cuộc vận động giải GV bổ sung phần nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phóng dân tộc. của HS Trang 189
  15. Chính xá hóa kiến thức đã hình thành cho HS. 3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố , hệ thống hóa hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về -Các vùng nông thôn Đô thị phát triển, sự xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới Xu hướng mới trong cuộc vận đông giải phóng dân tộc 2. Phương thức: GV đặt lại một số câu hỏi để HS nắm vững bài học -Giai cấp địa chủ và nông dân thay đổi như thế nào? Cuối thế kỷ XI X đô thị VN phát triển như thế nào? -Sự phát triển của đô thị,các giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện? 3.4 VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:HS nhận biết, đánh giá , rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 2. Phương thức: a. Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố mở rộng, liên hệ) -Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn? Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân? b.Gv giao nhiệm vụ cho HS + Học bài cũ,nắm kiến thức bài vừa học + Chuẩn bị nội dung, tranh ảnh cho bài học sau + GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét,tuyên dương, khen ngợi 3. Dự kiến sản phẩm: -Chân dung Phan Bội Châu, vua Duy Tân, Trịnh Văn Cấn Qua việc chuẩn bị bài mới , HS có một số kiến thức nhất định về bài mới Ngày soạn: 01/01/2021 Ngày dạy: 4/4/2021 Tiết 48: Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nắm được: - Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam - xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú. - Phong trào Đông Du 1905-1909 - Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907 - Cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì 1908. 2. Thái độ - Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới. - Các sĩ phu tiến bộ muốn tìm con đường mới cứu dân tộc ra khỏi vòng nô lệ. - Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc 3. Kĩ năng: Trang 190
  16. - Học sinh hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. - Biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử. 4. Định hướng các năng lực hình thành: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. Nhận thức được những hạn chế của các phong trào. + Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh + Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay. II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh III. PHƯƠNG TIỆN: - Tranh ảnh, máy chiếu, - Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX.Chân dung: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh - Những hình ảnh về phong trào duy tân chống thuế ở Trung Kì. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh, tư liệu có liên quan. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước sách giáo khoa. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và thái độ chính trị của từng giai cấp. 3. Bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam - xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú. - Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn. - Thời gian: 2 phút * Phương thức: GV cho HS quan sát chân dung các nhà yêu nước tiền bối trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, trả lời câu hỏi nhanh - Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng * Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án - Phan Bội Châu với phong trào Đông Du. Trang 191
  17. - Lương Văn Can với Đông Kinh nghĩa thục. - Phan Châu Trinh với cuộc vận động Duy Tân. - Huỳnh Thúc Kháng với phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. → GV vào bài mới. 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Phần I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất: * Mục tiêu: - Học sinh nắm và trình bày được nét chính về phong trào Đông du, những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì . - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm - Phương tiện: lược đồ nước Nhật, bản đồ chính trị thế giới từ sau đại chiến thứ nhất . - Thời gian: 20 phút * Phương thức: cho HS thảo lận nhóm Hoạt động của GV và HS * GV cho học sinh nhận thức về xu hướng dân chủ tư sản - Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX giúp vua cứu nước thất bại. - Đầu TK XX,cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt Nam chuyển biến. Các đô thị phát triển sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: tư sản,tiểu tư sản => Xu thế cứu nước mới đi theo dân chủ tư sản. - Hoàn cảnh Việt Nam đầu TK XX như thế nào? + Đầu TK XX, một trào lưu dân chủ tư sản đã tràn vào Việt Nam qua các tân thư của Trung Quốc và sự duy tân tự cường của Nhật Bản. + Trong xã hội Việt Nam, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật, vì Nhật cùng màu da, cùng văn hoá hán học đi theo con đường TBCN đã có thế lực đánh thắng đế quốc Nga 1905, cho nên có thể nhờ cậy được. * Sau khi cho HS nắm được hoàn cảnh nước ta đầu thế kỷ XX và GV phân công HS thực hiện nhiệm vụ:(hoàn thành nội trong bảng) - Nhóm 1. Phong trào Đông Du (1905-1909) - Nhóm 2. Đông Kinh nghĩa Thục(1907) - Nhóm 3. Cuộc vận động Duy Tân - Nhóm 4. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ 1908 * HS tập trung thảo luận và trình bày sản phẩm. Nội dung ( Dự kiến sản phẩm) Các Phong trào Đông Kinh nghĩa Cuộc vận động Duy Phong trào phong Đông du thục tân chống thuế ở trào Trung Kỳ Người Phan Bội Lương Văn Can Phan Châu Trinh, Phan Châu Trinh, lãnh đạo Châu Nguyễn Quyền Huỳnh Thúc Kháng Huỳnh Thúc Kháng Chủ - Cứu nước .- 3- 1907 thành - Vận động, cải cách - Chống sưu thuế. Trang 192
  18. trương bằng khởi lập trường Đông KT-VH-XH làm cho nghĩa vũ Kinh nghĩa thục Việt Nam phát triển trang, khôi thành lập tại Hà giàu mạnh tiến tới phục nước Nội. giành ĐLDT, cứu Việt Nam nươc bằng con độc lập. đường hoà bình thông qua cải cách XH. Biện - Đưa thanh - Thực hiện cuộc - Mở trường học. - Đấu tranh trực pháp niên đi du vận động cải cách - Xuất bản sách báo. diện với Pháp, học ở Nhật, văn hoá, xã hội - Đả phá hủ tục lạc yêu sách cụ thể, nhờ Nhật theo lối tư sản hậu. quần chúng tham giúp đỡ về vũ - Lúc đầu hoạt - Tuyên truyền, vận gia đông, mạnh khí, lương động chủ yếu ở động lối sống mới. mẽ. thực để Hà Nội, sau lan - Mở mang công - Diễn ra sôi nổi, chống Pháp. rộng ra các tỉnh thương nghiệp, bắt đầu từ Quảng Bắc Kì, lôi cuốn - Đả kích hủ tục Nam, sau lan ra hàng ngàn người phong kiến. khắp Trung Kì. tham gia. Kết quả Pháp – Nhật - 11/1907 Pháp - Thực dân Pháp đàn Thực dân Pháp cấu kết, trục giải tán Đông áp. thẳng tay đàn áp. xuất những Kinh nghĩa thục. người Việt Nam yêu nước ra khỏi đất Nhật, phong trào tan rã. * HS nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần cách mạng, yêu nước chống Pháp của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng cũng thể hiện rõ thiếu một giai cấp lãnh đạo có năng lực. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP: * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. * Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu hỏi: Câu 1. Thành phần tham gia chính của phong trào Đông Du là A. Nông dân B. Thanh niên yêu nước. C. Phong kiến. D. Tư sản. Câu 2. Phong trào yêu nước nào sau đây diễn ra mạnh mẽ ở Trung Kỳ? A. Đông du. B. Đông Kinh nghĩa nghĩa thục. C. Duy tân. D. Chống thuế. Câu 3. Nhận xét phong trào yêu nước đầu TK XX. Trang 193
  19. - Ưu điểm: + Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ làm cho Pháp lo lắng đối phó. + Nhiều hình thức phong phú, người lao độngtiép thu được những giá tri tiến bộ của trào lưu tư tưởng Dân chủ tư sản. - Nguyên nhân thất bại: + Những người lãnh đạo phong trào cách mạng chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và chưa xác định được đầy đủ kẻ thù cơ bản của Việt Nam là Thực dân Pháp và địa chủ phong kiến. + Thiếu phương pháp cách mạng đúng đắn, không đề ra được đường lối cách mạng phù hợp. + Đường lối còn nhiều thiếu sót, sai lầm: → Phan Bội Châu dựa vào đế quốc để đánh đế quốc chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. → Phan Châu Trinh: Dựa vào đế quốc để đánh phong kiến thì chẳng khác gì “Cầu xin đế quốc rủ lòng thương”. + Các phong trào chưa lôi kéo được đông đảo quần chúng và các giai cấp tham gia. + Các phong trào sôi nổi, nhưng cuối cùng thất bại. Vì vậy có thể nói: các phong trào yêu nước đầu TK XX mang màu sắc Dân chủ tư sản đã lỗi thời, muốn Cách mạng Việt Nam thắng lợi trước hết phải tiến hành Cách mạng vô sản. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG: * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay. * Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận. Những nét mới của phong trào yêu nước đầu TK XX ở Việt Namlà gì? - Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản tiến bộ. - Về mục tiêu: không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống phong kiến, tay sai, đồng thời canh tân đất nước. - Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới. - Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân. - Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản. 4. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 30 - phần II - Bài tập: Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX. - Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.(theo mẫu ở sách giáo khoa) Trang 194
  20. Ngày soạn: 06/5/2021 Ngày dạy: 08/5/2021 Tiết 49: Bài 30. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 (TT) I MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 2. Tư tưởng: - Nêu gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 3. Kỹ năng: - Quan sát, nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử. 4. Định hướng các năng lực hình thành: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh + Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay + Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh + So sánh, phân tích, nhận xét và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong tình hình nước ta hiện nay. II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh III. PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu Trang 195
  21. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh có liên quan: + Chân dung của Nguyễn Ái Quốc. + Tài liệu nói về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. - Phiếu học tập. - Tư liệu có liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: GV nêu câu hỏi: * Những nét mới của phong trào yêu nước đầu TK XX ở Việt Namlà gì? * Dự kiến sản phẩm: HS sẽ trả lời - Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản tiến bộ. - Về mục tiêu: không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống phong kiến, tay sai, đồng thời canh tân đất nước. - Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới. - Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân. - Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản. * GV nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là Chiến tranh Thế giới I bùng nổ, Pháp tham gia chiến tranh và tăng cường bóc lột, vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương. - Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn. - Thời gian: 2 phút * Phương thức: GV cho HS quan sát chân dung các nhà yêu nước tiền bối trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, trả lời câu hỏi nhanh - Nguyễn Ái Quốc. * Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án - Nguyễn Ái Quốc với hành trình cứu nước → GV vào bài mới. 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Phần I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất: * Mục tiêu: Trang 196
  22. - Học sinh nắm và trình bày được nét chính về chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đặc biệt, những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm - Phương tiện: Tranh ảnh, tư liệu - Thời gian: 20 phút * Phương thức: cho HS thảo lận nhóm Hoạt động của GV và HS Nội dung Phần 1. 1. Chính sách của thực dân Pháp ở * GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận Đông Dương trong thời chiến: (tất cả các nhóm đều thảo luận chung ) + Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến - Nêu những thay đổi trong chính sách tranh. kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam + Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ thác mỏ, bắt mua công trái. nhất ? Vì sao có sự thay đổi đó? → Mâu thuẫn dân tộc thêm sâu sắc. * HS tập trung thảo luận và trình bày sản phẩm. * HS nhận xét, bổ sung. * GV nhận xét, kết luận. + TDP vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho chiến tranh đế quốc + Những thay đổi về KT và XH, làm cho mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với TDP ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là sự nổi dậy của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Phần 2: 2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Tìm hiểu nội dung để tham khảo Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên( 1917) (không dạy) Phần 3: Tìm hiểu nội dung mục 3. 3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước: - Nêu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất a. Tiểu sử: Thành ? - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng. - Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm b. Hoàn cảnh: đường cứu nước mới? - Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay + Đất nước bị rơ vào tay Pháp. Nhiều Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra Trang 197
  23. cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất nhưng đều bị thất bại. bại, Cách mạng Việt Nam bị bế tắc về - CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối đường lối. - Hành trình cứu nước của Người diễn c. Hoạt động: ra như thế nào? - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành - GV giới thiệu H107: Tàu La-tu-sơ Tơ- chọn con đường sang các nước phương rê-vin con tàu đưa Người sang Pháp tìm Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng đường cứu nước. cảnh ngộ. - Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp - Kết quả những hoạt động của Nguyễn hoạt động trong phong trào công nhân Tất Thành ở nước ngoài? Pháp. * HS thảo luận nhóm: Hướng đi của - Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng Người có gì mới so với những nhà yêu tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin nước chống Pháp trước đó? là cơ sở để xác định con đường chân * GV kết luận: Nguyễn Tất thành là vị chính cho cách mạngViệt Nam. cứu tinh của dân tộc, bước đầu hoạt động của Người đã mở ra một chân trời mới cho CMVN. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP: * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. * Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu hỏi: Câu 1. Việc làm nào sau đây của thực dân Pháp không thực hiện trong chính sách cai trị ở Đông Dương? A. Bắt lính để cung cấp cho chiến tranh. B. Miễn giảm sưu thuế. C. Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái. D. Chính sách văn hoá lừa bịp 2. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh A. nước ta hoàn toàn độc lập. B. nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực. C. các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại. D. cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG: * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay. * Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận Trang 198
  24. Đánh giá những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ này? * Dự kiến sản phẩm: Hoạt động này tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. 4. Dặn dò: - Học bài thật kỹ, chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập Ngày soạn: 01/01/2021 Ngày dạy: / /2021 Tiết 50: Bài 31 ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản: - Lịch sử dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất. - Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang từ 1895 - 1896. - Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. 2. Tư tưởng: Giúp HS - Giáo dục lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc. - Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân vì nước, noi gương học tập cha anh. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp trong việc học tập bộ môn lịch sử. 4. Định hướng các năng lực hình thành: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam tù giữa thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh + Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay + Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh + So sánh, phân tích, nhận xét và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong tình hình nước ta hiện nay. II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh III. PHƯƠNG TIỆN: - Máy chiếu. - Bản đồ Việt Nam và tranh ảnh có liên quan IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh, tư liệu có liên quan - Phiếu học tập. Trang 199
  25. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? 3. Bài mới : 3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: Giúp học sinh hình dung được Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn. - Thời gian: 2 phút * Phương thức: GV cho HS quan sát một số hình ảnh đã học xếp theo thứ tự thời gian và nêu câu hỏi để HS trả lời nhanh * Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án → GV vào bài mới. 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: * Mục tiêu: - Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm - Phương tiện: Tranh ảnh, tư liệu - Thời gian: 15 phút * Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách lập bảng hệ thống kiến thức Bảng 1: Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta. Thời Quá trình xâm lược của TD Pháp Cuộc đấu tranh của nhân gian dân ta 1-9-1858 Pháp đánh Sơn Trà. Mở màn cuộc Quân ta đánh trả quyết liệt xâm lược Việt Nam 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định Quân dân ta chặn địch ở đây 2-1862 Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Nhân dân căm phẫn, tiếp tục Biên Hoà, Vĩnh Long kháng chiến 6-1862 Hiệp ước nhâm tuất Pháp chiếm 3 Nhân dân độc lập kháng tỉnh miền Đông Nam Kì chiến 6-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa 20-11- Pháp đánh thành Hà Nội Nhân dân tiếp tục chống 1873 Pháp Trang 200
  26. 18-8- Pháp đánh Huế, điều ước Hác măng, Triều đình đầu hàng nhưng 1883 Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của phong trào kháng chiến của Pháp nhân dân ta không chấm dứt. Bảng 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương. Thời gian Sự Kiện 5-7-1885 Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế 13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. 1886-1887 Khởi nghĩa Ba Dình 1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy 1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê Bảng 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đến năm 1918: Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia Phong trào Lập ra một nước Bạo động vũ trang giành Nhiều thành phần chủ Đông Du VN độc lập. độc lập, cầu viện Nhật yếu là thanh niên yêu (1905-1909) Bản nước Đông Kinh Giành độc lập Truyền bá tư tưởng mới, Đông đảo nhân dân nghĩa thục xây dựng xã hội vận động chấn hưng đất tham gia nhiều tầng (1907) tiến bộ nước lớp xã hội Cuộc vận Đổi mới đất Mở trường học dạy theo Đông đảo các tầng lớp động Duy Tân nước. lối mới, đả kích hủ tục nhân dân tham gia (1908) PK, mở mang công thương nghiệp. Phong trào Chống đi phu, Từ đấu tranh hoà bình PT Đông đảo các tầng lớp chống thuế ở chống sưu thuế. dần thiên về xu hướng nhân dân tham gia,chủ Trung Kì bạo động. yếu là nông dân 3.2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: * Mục tiêu: - Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm - Thời gian: 20 phút * Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách trả lời các câu hỏi sau: 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? 2. Nguyên nhân làm cho nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp. 3. Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của phong trào. 4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX. 5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX . * Dự kiến sản phẩm: Trang 201
  27. 1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam : Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam giàu sức người, sức của. 2. Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp : - Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. - Bối cảnh quốc tế bất lợi. 3. Về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX : - Nguyên nhân bùng nổ : + Âm mưu thống trị của thực dân Pháp. + Lòng yêu nước, ý chí bất khuất của quần chúng nhân dân. + Thái độ kiến quyết chống Pháp của phái chủ chiến 4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX : - Quy mô : diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì. - Thành phần tham gia gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. - Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc). - Tính chất : là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt. 5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nguyên nhân: tác động từ cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tư tưởng tiến bộ trên thế giới, nhất là tấm gương tự cường của Nhật Bản. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG: * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay. * Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận các câu hỏi sau: 1. Nhận xét chung về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. 2. So sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế 3. Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào?Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì khác với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? GV tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản 4. Dăn dò: - Học ôn tất cả các bài đã học từ Học kỳ II để kiểm tra. * Rút kinh nghiệm: Trang 202
  28. Trang 203