Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

doc 29 trang Hương Liên 15/07/2023 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_11_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

  1. TUẦN 11 Soạn ngày 10/ 11/ 2018 Giảng: Thứ hai ngày 12/ 11 / 2018 Chào cờ: Tập trung toàn trường Tập đọc:(Tiết 31+32) Bà cháu I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu. 2. Kĩ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. - Xác nhận giá trị tự nhận thức về bản thân. Thực hiện sự cảm thông. Giải quyết vấn đề. 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hình minh hoạ (SGK), bảng phụ ghi câu luyện đọc. HS: Hình minh hoạ (SGK). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 em đọc và trả lời câu hỏi bài: - GV nhận xét. Bưu thiếp 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh, giới thiệu, ghi - HS quan sát tranh SGK đầu bài lên bảng 3.2. Luyện đọc: - Đọc mẫu, tóm tắt ND hướng dẫn giọng đọc - Đọc từng câu: - HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết - Theo dõi chỉnh sửa phát âm cho HS. hợp luyện đọc phát âm tiếng khó. - Đọc từng đoạn trước lớp. - GV treo bảng phụ HD đọc ngắt nghỉ - 2HS đọc Bà cháu rau cháo nuôi nhau,/ tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.// - Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm,/ ra lá, / đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, / trái bạc. // - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 1
  2. - Đọc từng đoạn trong nhóm. trong bài, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc giữa các nhóm. - HS đọc theo nhóm 2 - Cho HS đọc đồng thanh - Đại diện các nhóm đọc - HS đọc đồng thanh Tiết 2 3.3. Tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc câu hỏi SGK - 1HS đọc câu hỏi SGK - HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời Câu : Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu Sống rất nghèo khổ, rau cháo nuôi sống như thế nào ? nhau, nhưng cảnh nhà lúc nào cũng * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông: Em đầm ấm. nghĩ gì khi ba bà cháu rau cháo nuôi nhau? Câu 2: Cô tiên cho hạt đào và nói gì ? - Cô tiên cho hạt đào và dặn: Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng. Câu 3: Sau khi bà mất, hai anh em sống - HS đọc thầm đoạn 2 trả lời ra sao ? - Hai anh em trở nên giàu có. * Thái độ của hai anh em thế nào sau khi trở nên giàu có ? - Ngày càng buồn bã Câu 4: Vì sao hai anh em trở nên giàu - HS đọc thầm đoạn 3 trả lời mà không thấy vui? -Vì không còn bà( vì nhớ bà) + Em có bà không? Hằng ngày em đối xử với bà như thế nào? - Liên hệ nêu + Câu chuyện kết thúc như thế nào ? + Qua câu câu chuyện em thấy tình cảm bà cháu như thế nào? - Cô tiên hiện lên, . bà hiện ra Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tình cảm dang tay ôm hai cháu vào lòng. bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu. - HS nêu 3.4. Luyện đọc lại: - Cho HS đọc bài theo phân vai - GV nhận xét, tuyên dương - Các nhóm tự phân vai, đọc lại 4. Củng cố: toàn truyện - Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? Tình cảm bà cháu quý hơn vàng - GDKNS: Xác nhận giá trị tự nhận thức bạc, quý hơn mọi của cải trên đời về bản thân: Em cần làm gì để giữ được tình cảm bà cháu như trong câu chuyện? Giải quyết vấn đề: Nếu là em, em sẽ chọn bà hay chọn vàng bạc châu báu. 5. Dặn dò: - Dặn đọclại bài, đọc trước bài Cây xoài - Nghe và thực hiện của ông em. 2
  3. Toán: (Tiết 51) Luyện tập I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Thuộc bảng 11 trừ đi một số.Thực hiện được phép trừ dạng 51- 15 Biết tìm số hạng của một tổng. Biết giải toán có một phép trừ dạng 31- 5 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 và làm toán giải 3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ BT4. HS: Bảng con, nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính: - HS làm bài vào bảng con 51 - 22 31 - 18 51 31 - - _ 22 18 - Nhận xét 29 13 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1. Tính nhẩm: - Gọi HS nêu yêu cầu BT - Nêu yêu cầu bài tập - Từng cặp nhẩm và nêu miệng kết quả - Đại diện nêu miệng kết quả trước lớp 11 - 2 = 9 11 - 6 = 5 11 - 3 = 8 11 - 7 = 4 - GV cùng HS nhận xét, sửa sai 11 - 4 = 7 11 - 8 = 3 11 - 5 = 6 11 - 9 = 2 Em có nhận xét gì về các phép tính - 1 HS đọc lại bài này? Bài 2. Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu BT - 1HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài vào bảng con, HS - HS làm bài vào bảng con. làm cột 1,2 em nào xong trước làm a. 41 - 25 51 - 35 tiếp cột 3 _ 41 - 51 25 - 35 16 16 - Nhận xét, chốt kết quả đúng. b, 71 – 9 = 62 - Em có nhận xét gì về các phép cộng, trừ trong BT này? 38 + 47 = 85 3
  4. Đây là các phép cộng, trừ số có hai chữ số (có nhớ) trong phạm vi 100; dạng 29+ 5, 38+ 25, 31 – 5, 51 – 15 Bài 3. Tìm x: - GV Gọi HS nêu yêu cầu bài tập x là - HS nêu yêu cầu bài tập số hạng, muốn tìm x ta làm thế nào? - Yêu cầu cả lớp làm ý a em nào xong - HS nêu trước làm tiếp ý c. (không dạy ý b) - HS làm bài nháp; HS lên bảng chữa - GV nhận xét, chữa bài. bài ý a, HS chữa ý c a. x + 18 = 61 *c. x + 44 = 81 x = 81 – 44 x = 61 – 18 x = 37 x = 43 - Muốn tìm một số hạng trong một - HS nêu tổng ta làm thế nào? Bài 4:(Kết hợp làm bài 5) - Gọi HS đọc bài toán 4 và yêu cầu BT5, hướng dẫn HS phân tích đề. - 2 HS đọc bài toán và yêu cầu BT5 - Yêu cầu HS làm BT4 vào vở, em nào làm xong làm tiếp BT5 ra nháp - Làm bài vào vở; 1em làm bài trên bảng phụ Tóm tắt : Có : 51 kg táo Đã bán : 26 kg táo Còn lại : . . .kg táo ? Bài giải: Cửa hàng còn lại số táo là : - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 51 - 26 = 25 ( kg) GD: Trong những bữa ăn chính hằng Đáp số : 25 kg táo ngày ta cần ăn thêm quả để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có như vậy cơ - Nghe thể mới khoẻ mạnh. *Bài 5: - Gọi 1HS nêu dấu cho từng phép - HS nêu dấu cho từng phép tính tính 9 + 6 = 15, 16 – 10 = 6, 11 – 8 = 3 11 – 6 = 5 , 10 – 5 = 5, 8 + 8 = 16 11 – 2 = 9 , 8 + 6 = 14, 7 + 5 = 12 Các phép tính cộng, trừ trong phạm - HS nêu vi bao nhiêu? 4. Củng cố: - Cùng HS củng cố nội dung kiến - Nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn thức đã ôn Bảng trừ 11 trừ đi một số, thực hiện cộng, trừ số có hai chữ số có nhớ, tìm số hạng trong một tổng, giải toán có 4
  5. lời văn dạng 51 – 15, cách dùng dấu trong những số cho trước 5. Dặn dò: - Nghe và thực hiện - Làm bài tập1,2,3,4,*5,*6 trongVBT Giáo dục lối sống: (Tiết 11) Những gì em nhận được STK trang 56, VBT trang 27 Soạn ngày 11/ 11/ 2018 Giảng: Thứ ba ngày 13 / 11 /2018 Toán: (Tiết 52) 12 trừ đi một số 12 - 8 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8, lập được bảng 12 trừ đi một số. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 – 8. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán. 3. Thái độ: tích cực tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng nhóm BT4, que tính. - HS: que tính, nháp, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức : - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính - HS làm bảng con _ 70 _ 61 8 15 - GV nhận xét. 62 46 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: 3.2 Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 12 - 8 và lập bảng trừ (12 trừ đi một số). - Nêu bài toán dẫn đến phép tính 12 - 8 ; 12 - 8 = ? và hướng dẫn HS thao tác trên que tính - Thao tác trên que tính để tìm kết quả để tìm kết quả. phép tính 12 - 8. 12 - 8 = 4. - Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. _ 12 2 không trừ được 8, 5
  6. 8 lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 4 - Theo dõi, đọc lại phép tính. - Sử dụng bộ que tính để lập bảng trừ - Hướng dẫn HS tự lập bảng 12 trừ đi 12 trừ đi một số. một số. bảng trừ : 12 - 3 = 9 12 - 7 = 5 12 - 4 = 8 12 - 8 = 4 12 - 5 = 7 12 - 9 = 3 12 - 6 = 6 - Học thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi - Hướng dẫn HS học thuộc lòng một số (theo lớp, bàn, cá nhân). 3.3 Thực hành. - 1 HS đọc yêu cầu. Bài 1: Tính nhẩm - Lần lượt nêu miệng kết quả phép - Gọi HS đọc yêu cầu tính. - Ghi bảng các phép tính a. 9 + 3 = 12 8 + 4 = 12 - Hướng dẫn HS làm ý a, em nào làm 3 + 9 = 12 4 + 8 = 12 xong trước làm tiếp ý b. 12 - 9 = 3 12 - 8 = 4 12 - 3 = 9 12 - 4 = 8 * b. 12 - 2 - 7 = 3 12 - 2 - 5 = 5 12 - 9 = 3 12 - 7 = 5 - HS : đọc lại bài 1 lần. Bài 2 : Tính - Gọi HS đọc yêu cầu BT2, BT3 - 1 em đọc yêu cầu bài 2 - Hướng dẫn HS làm bài BT2, kết hợp - HS làm vào vở HD BT3 - Một số em chữa bài bảng lớp - Yêu cầu HS làm BT2 vào vở, em nào làm xong trước làm tiếpBT*3 ra nháp. _ 12 12 12 12 _ _ _ - Nhận xét, sửa sai. 5 6 8 7 * Bài 3 : Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị 7 6 4 5 trừ, số trừ lần lượt là: - HS nêu miệng a. 12 và 7 b. 12 và 3 12 12 _ - _ - Nhận xét 7 _ 3 Bài 4 : - Gọi HS đọc bài toán 5 9 - Hướng dẫn HS phân tích đề toán làm bài. - 1 em đọc bài toán. Tóm tắt Có : 12 quyển - Chia 4 nhóm giao nhiệm vụ Trong đó bìa đỏ: 6 quyển 6
  7. Bìa xanh quyển - Hoạt động nhóm (bảng nhóm) - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét Bài giải: - Nhận xét, chữa bài Số vở bìa xanh có là : GDHS ý thức giữ vở sạch chữ đẹp 12 - 6 = 6 (quyển) 4. Củng cố: Đáp số : 6 quyển vở - Cho HS nhắc lại bảng 12 trừ đi một số. - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - 2 em đọc lại bảng 12 trừ đi một số. - Dặn HS về làm bài 1,2,4,*3 VBT; xem trước bài : 32 - 8. trang 53 - HS nghe - thực hiện Kể chuyện: (Tiết 11) Bà cháu I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Dựa vào tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Bà cháu. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Kể tự nhiên bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn. 3. Thái độ: HS biết trân trọng tình cảm giữa những người thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: GV: Hình minh họa SGK. HS: Hình minh họa SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện: Sáng kiến của bé - 2 HS kể Hà - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu, nêu mục tiêu. - Nghe 3.2. HD kể chuyện: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: - 1HS đọc yêu cầu của bài - Kể mẫu đoạn 1 theo tranh. - Cả lớp theo dõi SGK. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Trong tranh có những nhân vật nào ? - Ba bà cháu và cô Tiên. Cô Tiên đưa cho cậu bé quả đào. + Ba bà cháu sống với nhau như thế - Ba bà cháu sống vất vả rau cháo nào ? nuôi nhau, nhưng rất yêu thương 7
  8. nhau + Cô Tiên nói gì ? - Khi bà mất gieo hạt đào này lên mộ các cháu sẽ giàu sang. - Mời một HS kể đoạn 1. - HS nghe kể - GV nhận xét khen ngợi. - Lớp nghe, nhận xét. Kể chuyện theo nhóm: - GV chia nhóm, yêu cầu HS dựa vào gợi ý và tranh minh họa tiếp nối nhau kể lại từng đoạn truyện và toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - GV đi tới các nhóm nghe HS kể giúp - HS kể trong nhóm. đỡ. Kể chuyện trước lớp: - Gọi đại diện nhóm tiếp nối kể 4 đoạn - HS kể chuyện trước lớp. của câu chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương - Cả lớp nghe, nhận xét. - Cho HS bình chọn nhóm, cá nhân kể hay hấp dẫn nhất - HS bình chọn. - Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện 4. Củng cố: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS nghe. 5. Dặn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện cho người - HS nghe và thực hiện. thân nghe Thể dục: Đ/c Hoàng dạy Chính tả: Nghe – Viết (Tiết 21) Bà cháu I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong bài Bà cháu. Làm được BT2, BT3, BT4a. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ngồi viết, chữ viết cho HS. 3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế, rèn luyện viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ BT4. - HS: Bảng con, vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ôn định lớp: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: 8
  9. - Viết : gói kẹo, cái kéo - HS viết bảng con : gói kẹo, cái kéo - Nhận xét, sửa sai 3. Bài mới : 3.1 Giới thiệu bài: - Giới thiệu đoạn bài viết 3.2 Hướng dẫn nghe- viết: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị : - Đọc bài chính tả - Nghe - 2 em đọc lại bài + Tìm lời nói của hai anh em trong bài - HS trả lời chính tả ? “ Chúng cháu chỉ cần bà sống lại” + Lời nói ấy được viết với dấu câu nào ? Lời nói ấy được đặt trong ngoặc kép, viết sau dấu hai chấm + Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? - HS nêu - Cho HS luyện viết từ khó - HS viết vào bảng con VD: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay b. Viết bài vào vở. - Đọc cho HS viết - Nghe, viết bài vào vở c. Nhận xét, chữa bài: - Cho HS soát lại bài - HS đổi vở soát lỗi - Nhận xét 2 bài, nêu nhận xét - Nộp vở 3.3 HD làm bài tập: Bài 2. Tìm những tiếng có nghĩa để điền - 2 HS đọc yêu cầu vào các ô trống ? + Làm bài vào vở BT - Gợi ý, hướng dẫn + 1 em lên bảng chữa bài GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng VD : + g : gừ, gỗ, gở, gỡ, gà , ga, + gh : ghi, ghê, ghế, . . . Bài 3. Rút ra nhận xét từ BT trên - Nêu yêu cầu bài - Gọi HS nêu kết quả - HS suy nghĩ nêu nhận xét - Nhận xét, chữa bài. *Trước những chữ : e, ê, i, em chỉ viết gh mà không viết g. * Trước những chữ : u, ư, o, ô, ơ, a, em chỉ viết g mà không viết gh. Bài 4. a. Điền s hay x ? - HS nêu yêu cầu bài 4; lớp làm bài vào vở bài tập, 1 em làm bảng phụ. Nước sôi, xôi gấc, cây xoan, siêng 4. Củng cố: năng - Nhắc lại quy tắc chính tả ( bài tập 3) - 2 HS nhắc lại - Nhận xét giờ học, khen ngợi những HS có bài viết đúng, đẹp 5. Dặn dò: - HS nghe – thực hiện - Dặn HS làm BT4 b 9
  10. Âm nhạc: (Tiết 11) Học hát: Bài Cộc cách tùng cheng Nhạc và lời: Phan Trần Bảng I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhớ tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: sênh, thanh la, mõ, trống. 2. Kĩ năng: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo TTLC. 3. Thái độ: Yêu thích âm nhạc, yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Nhạc cụ: Thanh phách. - Tìm hiểu trò chơi với bài hát Cộc cách tùng cheng. 2. Học sinh: Sách Tập bài hát 2, vở viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: - Mời HS hát bài Chúc mừng sinh nhật. - Cả lớp hát. + Nhận xét. + Nghe nhận xét. 3. Bài mới: 3.1 HĐ 1: Dạy hát bài Cộc cách tùng cheng - Quan sát, nghe, trả lời câu - Giới thiệu bài hát: GV dùng tranh (SGK) đặt câu hỏi. hỏi về nội dung tranh, giới thiệu tên, nội dung, tác giả bài hát. - Hát mẫu 2 lần. - Nghe. - HD đọc lời ca. - Đọc đồng thanh. - Dạy hát từng câu: - Học hát từng câu. + Hát mẫu từng câu, bắt nhịp cho HS hát theo. + Dạy hát theo kiểu nối tiếp, móc xích câu. + Lưu ý HS phát âm rõ ràng, lấy hơi đúng chỗ. - Cho HS hát cả bài 2 - 3 lần. - HS hát ghép cả bài. + Cho HS ôn luyện theo dãy, nhóm. + Thực hiện theo HD. + Nhận xét. + Nghe, sửa sai. 3.2 HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, TTLC - HD hát kết hợp gõ đệm: Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách + Phách: x X x X x - Quan sát, thực hiện theo. + TTLC: x x x x x x x x + Chia HS thực hiện theo tổ, nhóm. + Quan sát, sửa sai cho HS. + Thực hiện theo tổ, nhóm. 3.3 HĐ 3: Trò chơi với bài hát Cộc cách tùng + Nghe nhận xét. cheng - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một loại nhạc cụ gõ. Các nhóm lần lượt hát từng câu - Tích cực tham gia trò chơi. ( theo tên nhạc cụ). Khi hát đến câu “Nghe sêng thanh la mõ trống” thì tất cả cùng hát, 10
  11. - Lắng nghe. rồi nói “ Cộc - cách - tùng – cheng!” - Nhận xét. 4. Củng cố: - Nghe và đoán câu hát - GV gõ tiết tấu câu 3 trong bài hát Cộc cách tùng - Cả lớp thực hiện cheng yêu cầu HS đoán câu hát. - Mời HS hát lại bài một lần kết hợp nhún theo nhịp. 5. Dặn dò: - Nghe và thực hiện - Về nhà học thuộc bài hát và tập gõ đệm theo nhịp, phách, TTLC. Soạn ngày 12/ 11/ 2018 Giảng: Thứ tư ngày 14 /11/ 2018 Tập đọc: (Tiết 33) Cây xoài của ông em I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ. 2. Kĩ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 3.Thái độ: Giáo dục HS biết quý trọng tình cảm với ông bà và “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hình minh hoạ SGK, bảng phụ ghi câu luyện đọc. HS: Hình minh hoạ SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Bà cháu - 2 HS đọc - Câu chuyện cho em biết điều gì ? - Tình cảm bà cháu quý hơn vàng, quý hơn mọi của cải trên đời. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Quan sát hình, nêu ND. 3.2. HD luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài tóm tắt ND, HD giọng đọc a. Đọc từng câu: - HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc phát âm tiếng khó. 1 HS nêu yêu cầu bài - Bài chia làm mấy đoạn ? - 3 đoạn 11
  12. Đoạn 1: Từ đầu bàn thờ ông Đoạn 2: Tiếp quả loại to Đoạn 3: Còn lại - GV treo bảng phụ HD học sinh đọc - 2HS đọc ngắt nghỉ. - HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ - Đọc đoạn trong nhóm. - HS đọc đoạn trong nhóm. d. Đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm đọc - Cho HS đọc đồng thanh - HS đọc đồng thanh 3.3. Tìm hiểu bài: - 1HS đọc các câu hỏi SGK - HS đọc thầm đoạn bài và trả lời câu hỏi + Ông bạn nhỏ trồng cây xoài ở đâu, - Ông trồng cây xoài ở sân khi bạn khi nào? nhỏ mới tập đi Giảng: lẫm chẫm Câu 1:Tìm những hình ảnh đẹp của - Cuối đông hoa nở trắng cành. Đầu cây xoài cát? hè qua sai lúc lỉu, từng chùm quả to đu đưa theo gió. Giảng: đung đưa (đưa qua đưa lại nhẹ nhàng) - HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi Câu 2: Quả xoài cát có mùi vị, màu - Có mùi thơm dịu dàng vị ngon đậm sắc như thế nào ? đà màu sắc vàng đẹp. Câu 3: Tại sao mẹ chọn quả xoài ngon Để tưởng nhớ ông biết ơn ông trồng nhất bày lên bàn thờ ông ? cây cho con cháu có quả ăn. *Câu 4: - HS trả lời câu hỏi - Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài - Vì xoài cát rất thơm ngon bạn đã ăn cát nhà mình là thứ quả ngon nhất ? từ nhỏ, cây xoài lại gắn với kỉ niệm về ông đã mất. - Nhà em có cây ăn quả nào? Cây đó - HS nêu do ai trồng? Vào mùa quả cây như thế nào? - Ăn quả có lợi gì cho sức khỏe? - HS nêu - Bài văn nói lên điều gì? Nội dung: Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ. 3.4. LuyÖn ®äc l¹i: - 2HS đọc lại cả bài - GV nhận xét, khen ngợi. 4. Củng cố: - Qua bài văn em học tập được điều Nhớ và biết ơn những người mang lại gì? cho mình những điều tốt lành. - Nhận xét tiết học. 12
  13. 5. Dăn dò: - Về nhà đọc lại bài, đọc trước bài Sự - Nghe thực hiện tích cây vú sữa Mĩ Thuật: Đ/c Mười Toán: (Tiết 53) 32 – 8 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 32 - 8, biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8. Biết tìm số hạng của một tổng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính đúng, nhanh, chính xác. 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Que tính, bảng phụ BT3. - HS: Que tính, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bảng trừ: 12 trừ đi một số - 2 HS đọc - GV nhận xét. 3 . Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Giới thiệu phép tính 32 - 8: - HD trên que tính - HS quan sát và nêu + Muốn bớt được 8 que tính các con làm - Nêu cách đổi 1 chục lấy 10 que thế nào? tính rời rồi thao tác. - Vậy còn bao nhiêu que tính ? - Nêu kết quả còn lại 24 que tính. - Có 32 que tính bớt 8 que tính thì ta làm - HS nêu tính gì? - Ghi đầu bài bảng 32 - 8 - Cũng như phép trừ dạng 31 – 5 các em - HS thực hiện nháp, 1 HS lên bảng hãy đặt tính và tính thực hiện - 32 8 24 Vậy: 32 – 8 = 24 - HS nhắc lại cách trừ 3.3.Thực hành: Bài 1: Tính - 1 HS nêu yêu cầu - Yêu cầu cả lớp làm SGK dòng 1, em - Cả lớp làm SGK- HS lên bảng 13
  14. nào làm xong trước làm tiếp dòng 2 chữa bài - Nhận xét, chữa bài. - HS đã làm xong dòng 2 nêu kết quả. - Các phép tính trên thuộc dạng nào? 52 82 22 62 Đây là phép trừ dạng 32 - 8 trừ (có nhớ) - 9 - 4 - 3 - 7 trong phạm vi 100 43 78 19 55 * 32 72 12 52 - 5 - 8 - 9 - 3 27 64 3 49 Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị - 1 HS đọc yêu cầu trừ, số trừ lần lượt là: - Bài toán yêu cầu gì ? - 1 HS nêu - Muốn tính hiệu ta phải làm gì? - Nêu. - Yêu cầu cả lớp làm vào bảng con ý a,b - HS làm vào bảng con em nào làm xong trước làm tiếp ý c a) 72 b) 42 c)*62 - Nhận xét. - 7 - 6 - 8 + Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? 65 36 54 Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết còn bao nhiêu nhãn vở ta - HS trả lời phải làm thế nào ? - Yêu cầu HS tóm tắt - HS nêu miệng tóm tắt Tóm tắt: Có : 22 nhãn vở Cho đi : 9 nhãn vở Còn lại: nhãn vở? - Cho HS làm bài - Thực hiện làm vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ. Bài giải: - GV nhận xét. Hoà còn lại số nhãn vở là: GDHS ý thức giữ vở sạch chữ đẹp 22 – 9 = 13 (nhãn vở) Giải toán có lời văn dạng 32- 8 Đáp số: 13 nhãn vở Bài 4: Tìm x - Cho HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc yêu cầu - Cho HS làm bài vào phiếu học tập. - Làm bài vào phiếu học tập ý a - Nhận xét, chữa bài a. x + 7 = 42 (Ý b không dạy) x = 42 – 7 x = 35 - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế - HS nhắc lại nào? 4. Củng cố: - Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép - HS nêu 14
  15. trừ dạng 32 - 8 5. Dặn dò: - HD làm BT trong VBT - Nghe và thực hiện Tập viết: (Tiết 11) Chữ hoa: I I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo chữ hoa I (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ: Ích (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) cụm từ ứng dụng, Ich nước lợi nhà. (3 lần). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ: Viết đúng chữ hoa I; Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 3. Thái độ: GD tính cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức giữ gìn sách vở sạch, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Mẫu chữ hoa I cỡ nhỡ HS : Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng con chữ: H - Cả lớp viết bảng chữ: H - Nhắc lại cụm từ: Hai sương một nắng - 1 HS đọc - Cả lớp viết: Hai - Nhận xét 3 Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 3.2. HD viết chữ hoa: a. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. - GV giới thiệu chữ mẫu: I - HS quan sát - Chữ I được cấu tạo mấy nét ? - Gồm 2 nét - Nêu cách viết chữ I - Nét 1: nét cong trái rồi lượn ngang. - Nét 2: là nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong. - GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa - HS quan sát nhắc lại cách viết. - Cho HS viết chữ I vào bảng con - HS viết bảng con : I b. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - HS đọc cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà. - Em hiểu nghĩa câu ứng dụng như thế - Đưa ra lời khuyên nên làm những nào ? việc tốt cho đất nước - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng - HS quan sát 15
  16. - Hướng dẫn HS quan sát nhận xét: - HS quan sát nhận xét. - Những chữ nào có độ cao 2,5 li ? - i, h, l - Các chữ còn lại cao mấy li ? - Cao 1 li - Khoảng cách giữa các chữ cái ? - Bằng chữ 0 - Cho HS viết bảng con chữ "Ích" vào bảng - HS viết bảng con con - GV quan sát nhận xét 3.3. Viết bài vào vở: - Nêu yêu cầu viết - HS viết bài vào vở - GV theo dõi giúp đỡ HS 3.4. Nhận xét, chữa bài: - Nhận xét 4 bài, nêu nhận xét để cả lớp - Lắng nghe. rút kinh nghiệm. 4. Củng cố: - Nhận xét chung tiết học. - Nghe 5. Dặn dò: - Về nhà viết tiếp phần bài ở nhà - Nghe và thực hiện Chiều: Thứ tư ngày 14 /11/ 2018 Tiếng Việt: Tiết 1+2 Sách bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng và các đề kiểm tra Tiếng Việt(trang 50,51,52) Toán: Tiết 1 Sách bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng và các đề kiểm tra toán(trang 33) Soạn ngày 13/ 11/ 2018 Giảng: Thứ năm ngày 15 /11 / 2018 Toán (Tiết 54): 52 – 28 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 52 - 28, biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính đúng, nhanh, chính xác. 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Que tính, bảng phụ BT3. - HS: que tính, bảng con BT2. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 16
  17. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm - 2 HS lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài x + 8 = 16 x + 9 = 21 x = 16 – 8 x = 21 – 9 x = 8 x = 12 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Giới thiệu phép tính 52 - 28: - Yêu cầu lấy 52 que tính. rồi yêu cầu bớt - HS thao tác trên que tính 28 que tính - Nêu cách đổi 1 chục lấy 10 que tính + Muốn bớt được 28 que tính các em làm rời rồi thao tác bớt đi 8 que tính rời và 2 thẻ 1 chục . thế nào? - Vậy còn bao nhiêu que tính ? - Còn lại 24 que tính - Có 52 que tính bớt 28 que tính thì ta làm - HS nêu tính gì? - Ghi đầu bài bảng 52 – 28 - Cũng như phép trừ dạng 51 – 15 các em - HS thực hiện nháp, 1 HS lên bảng hãy đặt tính và tính thực hiện 52 - HS nhắc lại cách trừ - - Trừ từ phải sang trái: 28 + 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 24 bằng 4 viết 4 nhớ 1. Vậy: 52 – 28 = 24 + 2 thêm 1 là 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2. 3.3. Thực hành: Bài 1: Tính - 1 HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm SGK trả lời miệng - HS lần lượt trả lời kết quả - GV + HS nhận xét 62 32 82 92 72 19 16 37 23 28 43 16 45 69 44 Bài 2: Đặt tính rồi tính - Cho HS đọc yêu cầu - Đọc yêu cầu - Cho HS làm bài vào bảng con - HS làm bài vào bảng con. a, 72 b, 82 *c, 92 27 38 55 45 44 37 - Biết số bị trừ và số trừ muốn tìm hiệu - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. ta phải làm thế nào? Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Bài toán cho biết gì ? - Đội 2 có 92 cây, đội 1 ít hơn đội 2, 38 cây. - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi đội 1 có bao nhiêu cây. 17
  18. - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Bài toán về ít hơn - Gọi 1HS tóm tắt Tóm tắt: Đội hai : 92 cây Đội một ít hơn: 38 cây Đội một : cây? - Cho 1HS làm trên bảng phụ, lớp làm - 1HS làm trên bảng phụ, lớp làm bài bài vào vở vào vở Bài giải: Số cây đội một trồng là: 92 - 38 = 54 (cây) - GV nhận xét, chữa bài. Đáp số: 54 cây - Nhà em trồng những loại cây gì? Cây đó có ích lợi gì? - HS nêu - Ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh 4. Củng cố: - Củng cố qua các BT - HS nêu - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS hoàn thành bài tập ở VBT - Nghe thực hiện ___ Luyện từ và câu: (Tiết 11) Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà. 2. Kĩ năng: Sử dụng thành thạo các từ chỉ đồ dùng và công việc trong nhà. 3.Thái độ: Phát triển tư duy ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Hình minh họa SGK HS: Hình minh họa SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Tìm những từ chỉ người trong gia đình, - 2 HS nêu họ hàng của họ ngoại ? - ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, mợ, dì - Tìm những từ chỉ người trong gia đình - ông nội, bà nội, bác, chú, thím, của họ nội. cô 3 Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: 18
  19. 3.2. Hướng dẫn làm bài: Bài 1: Tìm các đồ vật ẩn trong bức tranh và cho biết mỗi đồ vật dùng để làm gì? - 1 HS đọc yêu cầu - Cho HS quan sát tranh SGK - HS quan sát. - Chia lớp thành các nhóm - HS thảo luận nhóm 2 - Gọi các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày - Trong tranh có đồ vật nào ? - 1 bát hoa to đựng canh. - 1 thìa để xúc thức ăn. - 1 chảo có tay cầm để rán - 1 cái cốc in hoa để uống nước - 1 cái chén to để uống trà - 2 đĩa hoa đựng thức ăn. - 1 ghế tựa để ngồi. - 1 nồi để nấu canh - 1 con dao thái thịt - 1 thớt để thịt thái - GV nhận xét, bổ sung - 1 kiềng để đun nấu Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu và đọc bài Thỏ thẻ. - Làm bài vào VBT, vài HS đọc - Tìm những từ ngữ chỉ những việc mà bài bạn nhỏ muốn làm giúp ông? - Đun nước, rút rạ - Bạn nhỏ muốn ông làm giúp những việc - Xách siêu nước, ôm rạ, dập lửa, gì? thổi khói - Những việc bạn nhỏ muốn làm giúp ông nhiều hơn hay những việc bạn nhờ ông - Việc bạn nhờ ông giúp nhiều giúp nhiều hơn? hơn. - Bạn nhỏ trong bài thơ có nét gì ngộ - HS trả lời nghĩnh, đáng yêu ? - Kể những việc em thường làm ở nhà? - HS liên hệ thực tế 4. Củng cố: - Tìm những từ chỉ đồ vật trong gia đình em. - Liên hệ nêu - Mỗi đồ dùng đều có ích ta cần làm gì để đồ dùng được bền lâu? - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập 1VBT - HS nghe và thực hiện Chính tả(Nghe - viết. Tiết 11): Cây xoài của ông em 19
  20. I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài “Cây xoài của ông em”; làm đúng bài tập 2,3( a/ b). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS. 3.Thái độ: HS có ý thức rèn luyện chữ viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết 2 tiếng bắt đầu bằng g/ hg - HS viết bảng con - Viết hai tiếng bắt đầu bằng s/x - 2HS viết trên bảng - Nhận xét, chữa bài. VD: sông, sẻ, xa, xanh 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn nghe- viết: a. Hướng dẫn chuẩn bị. - GV đọc bài chính tả. - HS nghe - Yêu cầu HS đọc lại bài. - 1HS đọc lại bài. - Tìm những hình ảnh nói về cây xoài rất - Hoa nở trắng cành từng chùm quả đẹp ? đu đưa theo gió đầu hè. - Những chữ nào trong bài cần viết hoa? - HS nêu - Cho HS viết tiếng khó - HS nêu tiếng khó, tập viết bảng b. Viết bài vào vở: con - GV đọc cho HS viết bài. - HS nghe viết bài vào vở. c. Nhận xét - chữa bài: - Đọc cho HS soát lỗi. - HS đổi vở soát lỗi - Nhận xét 4 bài. 3.3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: GV treo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu gì? - Điền g hay gh - Lớp làm vào vở BT - 1 HS làm bảng phụ - Trình bày, nhận xét Lên thác xuống ghềnh Con gà cục tác lá chanh Gạo trắng nước trong Ghi lòng tạc dạ - Nhắc lại quy tắc viết g/gh - Gh viết trước e, ê, i còn g viết trước các âm còn lại. Bài 3: a - 1 HS đọc yêu cầu - Điền x hay s vào chỗ trống. - 1 HS lên bảng - Lớp làm vào vở BT 20
  21. - Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. - Cây xanh thì lá cũng xanh - Cha mẹ hiền lành để đức cho con. - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học. - Ghi nhớ quy tắc viết chính tả g/gh - HS nêu 5. Dặn dò: - Về làm BT 3b và chuẩn bị bài sau - Nghe và thực hiện Thủ công: (Tiết 11) Ôn tập: chủ đề Gấp hình I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được kĩ thuật gấp hình cơ bản đã được học ở chương I 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng gấp hình qua những sản phẩm là những hình gấp đã được học. 3. Thái độ: HS yêu thích gấp hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Các mẫu gấp hình đã học - HS: Giấy thủ công, kéo III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 em thao tác gấp thuyện phẳng đáy có mui. - HS thực hiện 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Ôn tập lại cách gấp các hình: Tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời. - Cho HS quan sát mẫu, gọi học sinh nêu cách - HS nêu các bước gấp: Tên gấp: Tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi lửa, máy bay phản lực, máy rời. bay đuôi rời. - GV + HS nhận xét bổ xung Hoạt động 2: Thực hành gấp - Cho HS thực hành gấp các hình: Tên lửa, - HS thực hành gấp theo máy bay phản lực, máy bay đuôi rời. nhóm đôi - GV quan sát giúp đỡ Hoạt động 3:Trưng bày sản phẩm - Cho HS trưng bày sản phẩm - Các nhóm trưng bày sản phẩm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có sản - HS theo dõi, nhận xét phẩm đẹp. 21
  22. 4. Củng cố: - Nghe. - GV nhắc lại cách gấp các hình: Tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời. 5. Dặn dò: - Nghe thực hiện - Dặn HS chuẩn bị giấy giờ sau ôn tập gấp hình tiếp Đọc thư viện: Đọc to nghe chung Soạn ngày 14/ 11/ 2018 Giảng: Thứ sáu ngày 16 / 11 / 2018 Thể dục: Đ/c Hoàng dạy ___ Toán: (Tiết 55) Luyện tập I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:Thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số; biết cách thực hiện phép trừ dạng 52 – 28; biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 28; biết tìm số hạng của một tổng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính đúng, nhanh, chính xác. 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Bảng phụ BT4. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính: 62 - 19; 72 - 15. - HS làm bảng con - Nhận xét, chữa bài - 62 72 - - 19 _ 15 43 57 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: - GT và ghi tên bài 3.2 Hướng dẫn làm bài tập: - HS đọc yêu cầu Bài 1: Tính nhẩm 22
  23. - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả. - HS nhẩm theo cặp sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Bài yêu cầu gì ? - HS trả lời - Hướng dẫn HS làm 2 phép tính cột - HS làm bài theo nhóm 1,2 em nào làm xong trước làm thêm - Đại diện nhóm trình bày phép tính cột 3 ý a a) 62 72 * 32 - - - - Ý b tương tự 27 15 8 - - Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? 35 57 24 Bài 3: Tìm x - 1 HS yêu cầu bài tập - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. thế nào ? - HS làm bài vào bảng con - Yêu cầu cả lớp làm ý a,b vào vở em a) x + 18 = 52 b) x + 24 = 62 nào làm xong trước làm thêm ý c x = 52 – 18 x = 62 - 24 - Nhận xét, chữa bài. x = 34 x = 38 - 1HS nêu miệng ý c *c) 27 + x = 82 x = 82 – 27 x = 55 Bài 4: - 1 HS đọc đề bài. - HD HS làm BT4 (kết hợp HD làm BT5) - Vừa gà vừa thỏ có bao nhiêu con ? - Có 42 con - trong đó thỏ có bao nhiêu con ? - Có 18 con thỏ. - Muốn biết có bao nhiêu con gà ta làm - HS nêu cách thực hiện thế nào ? - HDHS tóm tắt. - HS tóm tắt - Yêu cầu HS làm BT4, em nào xong Gà và thỏ: 42 con nhanh làm tiếp BT5 Thỏ : 18 con Gà : con? - 1HS làm bài trên bảng phụ còn lại làm bài vào vở - Nhận xét, chữa bài. Bài giải: Số gà có là: 42 – 18 = 24 Đáp số: 24 con gà *Bài 5: - GV cho HS nêu miệng - HS nêu miệng: Khoanh vào ý D. 4. Củng cố: - Củng cố qua BT - Nêu. - Nhận xét tiết học. - Nghe 5. Dặn dò: - Hướng dẫn làm BT 1,2,3,4,*5 trong - Nghe thực hiện VBT 23
  24. Tập làm văn: (Tiết 11) Chia buồn, an ủi I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết nói lời chia buồn, an ủi ; biết cách viết bưu thiếp thăm hỏi. 2. Kĩ năng: Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể; viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão. * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông. Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Tự nhận thức về bản thân. 3. Thái độ: HS biết yêu quý, quan tâm đến ông bà, cha mẹ, II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Hình minh họa SGK HS: Hình minh họa SGK, nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn văn ngắn kể về ông, bà người - 2 HS đọc. thân. 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Cho HS quan sát hình minh họa SGK. - Nói với ông, bà 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm của mình. - GV nhắc HS nói lời thăm hỏi sức khoẻ - Nhiều HS tiếp nối nhau nói. ông, bà, ân cần, thể hiện sự quan tâm và VD: Ông ơi, ông mệt thế nào ạ tình cảm thương yêu. - Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ. *GDKNS:Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong Cháu lấy sữa cho bà uống nhé. giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Bài 2: Nêu miệng - 1 HS đọc yêu cầu - Nói lời an ủi của em với ông bà a. Khi cây hoa do ông trồng bị chết? - Ông đừng tiếc, ngày mai cháu với ông sẽ trồng một cây khác. b. Khi kính đeo mắt của bà bị vỡ ? - Bà đừng tiếc, bà nhé ! Bố cháu * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông. sẽ mua tặng bà chiếc kính khác. Bài 3: Viết - 1 HS đọc yêu cầu - Viết thư ngắn – như viết bưu thiếp thăm - HS tập viết bưu thiếp vào nháp hỏi ông bà khi nghe tin quê em bị bão. - HS trình bày nội dung vừa viết 24
  25. * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông. - GV nhận xét 4. Củng cố: - Củng cố nội dung các bài tập - Theo dõi - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: - Về nhà làm BT trong VBT - Nghe và thực hiện Tự nhiên xã hội: (Tiết 11) Gia đình I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Kể được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình. Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà. 2. Kĩ năng: Rèn thói quen tham gia làm tốt các công việc trong gia đình. * GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức vị trí của mình trong gia đình. Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác: Đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công việc trong gia đình, lựa chọn công việc phù hợp với lứa tuổi. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. 3.Thái độ: Giáo dục HS biết quý trọng tình cảm gia đình và tự giác tham gia làm việc nhà. II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Hình minh họa SGK HS: Hình minh họa SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn địnhb tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao không được chạy nhảy khi ăn no? - HS trả lời - Nhận xét, bổ sung 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm nhỏ Bước 1: Làm việc cá nhân - Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 - HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 24. SGK. HS trả lời câu hỏi - Gia đình Mai có những ai ? - Gia đình Mai có: ông bà, bố mẹ, em trai của Mai. 25
  26. - Ông bạn Mai đang làm gì ? - Ông bạn Mai đang tưới hoa - Ai đang đi đón bé ở trường mầm non ? - Bà đi đón em bé. - Đang sửa quạt. - Bố của Mai đang làm gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp Kết luận: Gia đình Mai gồm: Ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai. - Các bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức khoẻ khả năng của mình. Mọi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt * GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác: Đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công việc trong gia đình, lựa chọn công việc phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động 2: Nói về những công việc thường ngày của những người trong gia đình mình. Bước 1: Yêu cầu các nhóm nói về công việc - Các nhóm thực hiện. của từng người trong gia đình lúc nghỉ ngơi. Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày - Vào những ngày nghỉ dịp tết em thường - Được đi chơi thăm ông, bà, được bố mẹ cho đi đâu ? họ hàng Kết luận: Mỗi người đều có một gia đình, tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc. GDKNS:Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác , lựa chọn công việc phù hợp với lứa tuổi. 4. củng cố: - Gia đình em gồm những ai, tình cảm của - HS tự liên hệ mọi người trong gia đình như thế nào? Em đã làm gì để giúp gia đình? - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà làm lại bài tập VBT - Nghe và thực hiện Sinh ho¹t: NhËn xÐt tuÇn 11 I. MỤC TIÊU: 26
  27. - Giúp học sinh nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập của lớp trong tuần. - Biết tìm ra nguyên nhân của các mặt hạn chế để có hướng phấn đấu trong tuần sau. II. NỘI DUNG: A.Kiểm điểm các mặt hoạt động của lớp trong tuần 11 1. Kiến thức, kĩ năng: Các em đều có ý thức học thuộc bài, làm bài tập trước khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài nhưng vẫn còn 1 số em chưa làm bài tập: Dũng. Kĩ năng đọc của em Như có sự tiến bộ. Em Nhược chưa có sự tiến bộ (nguyên nhân do lười học). 2. Năng lực: Đa số các em biết thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh, tự chuẩn bị được đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Biết chấp hành nội quy lớp học. Thực hiện nghiêm túc 15 phút đầu, có cố gắng tự hoàn thành công việc, biết bố trí thời gian tự học, mạnh dạn trong giáo tiếp. 3. Phẩm chất: - Phần đa các em chăm học, chăm làm tích cực tham gia các hoạt động giáo dục. Đi học đều, đúng giờ. Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Biết kính trọng người lớn. Biết tự bảo vệ môi trường và vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 4. Giáo dục lối sống: Làm thiệp chúc mừng bố mẹ nhân ngày tết. B. Phương hướng tuần 12 - Thực hiện tốt nền nếp học - Làm bài đầy đủ ở VBT, chuẩn bị đồ dùng trước khi đến lớp vệ sinh sạch sẽ gọn gàng. - Phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện. 27
  28. Đạo đức (Tiết 11) Thực hành kỹ năng giữa học kì I. I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 10 và biết thực hiện những kĩ năng năng đó vào cuộc sống hàng ngày. 2 Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân biết các hành vi đúng sai qua các bài đã học. 3, Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong các hành vi đạo đức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Vở bài tập đạo đức - HS: Vở bài tập đạo đức III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức. - Hát. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nêu lại bài học tiết trước. - 1 HS nêu. - GVNX. 3. Bài mới 3.1. GT bài 3.2. Phát triển bài Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. - Nêu ích lợi của việc học tập và sinh - Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp hoạt đúng giờ ? chúng ta học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn. - Em đã học tập, sinh hoạt đúng giờ - HS tự liên hệ. chưa? - Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ? - Giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến. - Em đã vận dụng việc nhận lỗi và sửa - HS tự liên hệ. lỗi trong cuộc sống hàng ngày như thế nào ? - Sống gọn gàng ngăn nắp có ích lợi gì - nhà cửa luôn sạch đẹp. - Ở nhà em đã làm gì để giúp đỡ cha - HS nêu ý kiến (tự liên hệ). 28
  29. mẹ? - Nhận xét khen ngợi. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ - Đưa ra một số tình huống. - HS thảo luận N2. a) Chỉ cần xin lỗi những người quen biết. b) Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi, không cần sửa. c) Người nhận lỗi là người dũng cảm. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - G/v nhận xét khen ngợi. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung 4. Củng cố - GV hệ thống nội dung bài - HS nghe. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò - Về học bài thực hiện những điều đã - HS nhận nhiệm vụ. học. Chuẩn bị bài sau. Thể dục: Đ/C Thoan soạn giảng. 29