Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 4: Thực vật và động vật

docx 38 trang Hải Hòa 07/03/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 4: Thực vật và động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_2_chu_de_4_thuc_vat_va_dong_vat.docx

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 4: Thực vật và động vật

  1. KÌ 2 Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT BÀI 11: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh. - Chỉ và nói được tên thực vật, động vật trên cạn, sống dưới nước. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Đặt và trả lời được câu hỏi để tìm hiểu về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh. 3. Phẩm chất - Biết cách phân loại thực vật và động vật dựa vào môi trường sống của chúng. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án.
  2. - Các hình trong SGK. - Thẻ hình hoặc thẻ tên một số cây và con vật. - Bảng phụ/giấy A2. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiện và Xã hội 2. - Một số loại cây thông dụng ở địa phương như các cây nhỏ đang được trồng trong bầu hoặc chậu đất hoặc dưới nước; một số hình ảnh qua sách, báo, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS nghe nhạc và hát theo lời một bài - HS hát theo GV bắt nhịp. hát có nhắc đến nơi sống của thực vật, động vật, ví dụ bài: Đàn gà trong sân, Chim chích bông. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - HS trả lời: + Bài hát nhắc đến những cây nào? Con vật + Bài hát nhắc đến gà, chim chích nào? bông, cây na, cây bưởi, cây chuối. + Những từ nào trong bài hát nói đến nơi sống + Những từ trong bài hát nói đến nơi của chúng? sống của chúng: trong vườn, trong sân của gia đình. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được nghe một số bài hát có nhắc đến thực vật, động vật và nơi sống của chúng. Vậy các em có biết nơi sống của thực vật, động vật ở những đâu không? Sự phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ khám phá những điều thú vị và bổ ích này trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Môi trường sống của thực vật và động vật.
  3. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật a. Mục tiêu: - Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật và động vật xung quanh. - Biết cách đặt, trả lời câu hỏi và trình bày ý kiến của mình về nơi sống của thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: + Quan sát các Hình 1-6 SGK trang 62, 63, nhận biết tên cây, con vật trong các hình. + Chỉ vào mỗi hình, đặt và trả lời câu hỏi để tìm
  4. hiểu về nơi sống các cây, con vật. - HS làm việc theo cặp. Bước 2: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn HS: Từng HS quan sát các hình SGK trang 62, 63. Một HS đặt câu hỏi dựa - HS trả lời: theo câu hỏi gợi ý trong SGK (Cây bắp cải sống ở đâu?). HS kia trả lời để tìm hiểu về các cây, + Đây là con gì?/Hươu sao sống con vật và nơi sống của chúng. trong rừng phải không? Bước 3: Làm việc cả lớp Đây là con hươu sao/Đúng, hươu sao sống trong rừng. - GV mời đại diện một số cặp HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. + Cây bắp cải sống ở đâu? - GV yêu cầu mỗi cặp HS chỉ vào một tranh, đặt Cây bắp cải được trồng trên cánh và trả lời câu hỏi về tên cây/con vật và nơi sống đồng. của nó. Lần lượt các cặp khác lên đặt và trả lời + Đây là con gì?/Hãy nói về nơi sống câu hỏi cho đủ 6 hình. của chim chào mào? - Các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần Đây là con chim chào mào/Chim trình bày của các bạn. chào mào sống trong rừng, vườn cây. - GV yêu cầu HS ghi kết quả vào vở theo mẫu Chim mẹ và chim non đang ở trong tổ 63 SGK. trên cây. + Nói tên và nơi sống của cây và con vật trong hình/Mô tả nơi sống của chúng? Trong hình có cây hoa súng và cá chép cảnh/Nơi sống của chúng là bể cá hay hồ cá cảnh. Trong hồ có cây hoa súng màu trắng, có nhiều con cá cảnh đang bơi. + Đây là cây gì?/Cây hoa hồng sống trong chậu ngoài bàn công phải không?
  5. Đây là cây hoa hồng/Đúng, hoa hồng được trồng trong chậu ngoài ban công. + Cây đước sống ở đâu?/Tôm sú cũng sống ở vùng ngập mặn ven biển phải không? Cây đước sống ở vùng ngập mặn ven biển/Đúng, cây đước và tôm sú đều sống ở vùng ngập mặn ven biển. + Hoàn thành bảng theo mẫu gợi ý trong SGK trang 63: Cây/con vật Nơi sống Con hươu sao Rừng Cây bắp cải Ruộng Chim chào mào Trên cây Cây hoa súng/cá Bể/hồ cá cảnh chép cảnh Cây hoa hồng Chậu cây ngoài ban công Cây đước/tôm sú Vùng ngập mặn ven biển II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Trình bày kết quả sưu tầm một số thông tin, hình ảnh về nơi sống của thực
  6. vật, động vật a. Mục tiêu: - Kể được nơi sống của một số thực vật và động vật ở xung quanh em. - Biết cách trình bày kết quả sưu tầm của mình về nơi sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: - HS lắng nghe gợi ý và thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm theo nhóm. - GV hướng dẫn HS: Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ với các bạn về cây mà mình mang đến, tranh ảnh về cây, con vật mà HS sưu tầm được. - GV bao quát các nhóm và đưa ra một số câu hỏi gợi ý: + Đây là cây gì, con gì? + Kể tên nơi sống của cây hoặc các con vật đó. + Ghi chép kết quả vào giấy A2 theo mẫu. Tên cây, con vật Nơi sống ? ? - HS trình bày kết quả theo bảng GV hướng dẫn. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV hướng dẫn HS khác nhận xét, bổ sung. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời. - GV chốt lại: Mỗi loài thực vật, động vật đều có một nơi sống. Thực vật và động vật có thể sống được ở nhiều nơi khác nhau như trong nhà, ngoài đồng ruộng, trên rừng, dưới ao, hồ, sông, biển.
  7. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Phân loại thực vật theo môi trường sống a. Mục tiêu: Biết cách phân loại các cây theo môi trường sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - HS đọc lời con ong: Môi trường - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời con ong sống của thực vật và động vật là nơi SGK trang 64. sống và tất cả những gì xung quanh - GV yêu cầu HS: chúng; có môi trường sống trên cạn, môi trường sống dưới nước. + Quan sát Hình 1-9 SGK trang 64 và trả - HS lắng nghe, thực hiện. lời câu hỏi: Chỉ và nói tên cây sống trên cạn, cây sống dưới nước. + Hoàn thiện bảng theo mẫu SGK trang 65: + Qua bảng trên, em rút ra được những cây
  8. nào có môi trường sống giống nhau? Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn về bảng kết quả của mình. Các bạn cùng nhóm góp ý, bổ - HS trao đổi, ghi kết quả vào giấy. sung và hoàn thiện. - HS ghi chép kết quả vào giấy A2. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày: - GV giải thích cho HS: + Cây chuối, nhãn, thanh long, ngô, + Có hai loại rau muống, loại rau muống trắng xoài là những cây sống ở môi trường thường được trồng trên cạn, kém chịu ngập trên cạn. Chúng tạo thành nhóm cây nước. Loại rau muống tía thường được thả bè sống trên cạn. trên ao, hồ hoặc có thể sống trên cạn nhưng ưa + Cây rau rút, sen, bèo tây, cây súng đất ẩm. là những cây sống ở môi trường dưới + Có nhiều giống lúa khác nhau như lúa nước. Chúng tạo thành nhóm cây nương, lúa nước, Lúa nương sống trên cạn, là dưới nước. các giống lúa của đồng bào vùng cao, thường được trồng trên nương rẫy ở Tây Nguyên vào mùa mưa. Lúa nương có những đặc điểm như rễ khỏe, ăn sâu vào lòng đất để hút nước, lá dày, thoát ít hơi nước. Lúa nước sống ở ruộng nước, rễ ăn nông, lá mỏng hơn lúa nương. Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm những cây cùng nhóm” a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu cách phân loại thực vật theo môi trường sống. - Nhận biết được hai nhóm: thực vật sống trên cạn, thực vật sống dưới nước. b. Cách tiến hành:
  9. Bước 1: Làm việc nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. - HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. - Chia bộ thẻ tên cây hoặc thẻ hình mà HS và GV đã chuẩn bị cho mỗi nhóm. - Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng trên giấy A2. - HS dán thẻ tên cây/thẻ hình vào bảng sao cho phù hợp . Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận - HS trình bày kết quả: xét, bổ sung. + Thực vật sống trên cạn: cây mãng Bước 4: Củng cố cầu, cây bàng, cây chè, cây chôm - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau trò chơi chôm, cây sầu riêng, cây vải. này, nếu dựa theo môi trường sống của thực + Thực vật sống dưới nước: cây sen, vật, em rút ra có mấy nhóm thực vật? cây bèo tấm. Hoạt động 5: Vẽ cây và nơi sống của nó a. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng hiểu biết của HS về cách phân loại thực vật. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS: Vẽ một cây mà HS yêu - HS vẽ tranh. thích và nơi sống của nó, cho biết cây đó thuộc nhóm cây sống trên cạn hay dưới nước. - GV mời một số HS lên bảng giới thiệu bực vẽ của mình với cả lớp, nêu rõ cây sống ở đâu, - HS trình bày trước lớp. thuộc nhóm cây sống trên cạn hay dưới nước.
  10. TIẾT 3 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho cả lớp chơi trò chơi dân gian Chim bay, cò bay. - GV phổ biến luật chơi: HS đứng thành vòng tròn, một HS làm người điều khiển đứng giữa - HS chơi trò chơi. các bạn. Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời dang hai cánh như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác tương tự và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những con vật không bay được như “trâu bay” hay “thỏ bay” thì HS phải đứng im, ai làm động tác bay theo người điều khiển thì sẽ bị phạt bằng cách nhảy lò cò 5 bước. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 6: Phân loại động vật theo môi trường sống a. Mục tiêu: Biết cách phân loại các con vật theo môi trường sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. quan sát Hình 1-9 SGK trang 66 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên con vật sống trên cạn, con vật sống dưới nước trong hình vẽ.
  11. - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV gợi ý cho HS một số con vật HS có thể không biết: + Con hổ là động vật sống hoang dã trong rừng – là môi trường sống trên cạn. Hổ còn được gọi là “chúa sơn lâm”, là động vật ăn thịt, to khỏe mà nhiều con vật khác khiếp sợ. + Lạc đà là động vật sống trên cạn. Người ta thường sử dụng lạc đà để chở hàng hóa qua sa mạc khô cằn vì lạc đà có thể nhịn khát rất giỏi. Lạc đà được ví như “con tau trên sa mạc”. + Sao biển có cơ thể giống như một ngôi sao 5 cánh, sống ở biển. - HS điền vào bảng. - GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng vảo vở theo mẫu SGK trang 66. Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn về bảng kết quả của mình. Các bạn trong nhóm góp ý, hoàn thiện, bổ sung. - HS ghi chép kết quả vào giấy A2. Bước 3: Làm việc cả lớp - HS trả lời: - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết + Con bò, gà, lạc đà, chó, hổ, lạc đà là quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận những con vật sống ở môi trường trên xét, bổ sung. cạn. Chung tạo thành nhóm động vật - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bảng trên, sống trên cạn. em rút ra những con vật nào sống ở môi trường + Con cá vàng, cua đồng, cá heo, sao sống giống nhau. biển là những con vật sống ở môi
  12. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG trường dưới nước. Chúng tạo thành Hoạt động 7: Trò chơi “Tìm những con vật nhóm động vật sống dưới nước. cùng nhóm” a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu cách phân loại động vật theo môi trường sống. - Nhận biết được hai nhóm động vật: động vật sống trên cạn, động vật sống dưới nước. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - HS thảo luận theo nhóm, thực hiện - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- nhiệm vụ. 6HS. - Chia bộ thẻ tên con vật hoặc thẻ hình mà HS và GV đã chuẩn bị cho mỗi nhóm. - Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng trên giấy A2. HS dán thẻ tên con vật/thẻ hình vào bảng sao cho phù hợp. - GV giới thiệu cho HS: Trong thực tế có một số con vật đặc biệt như con ếch có thể sống cả trên cạn và dưới nước. Ếch đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc sống hoàn toàn dưới nước. Nòng nọc biến đổi rồi trở thành ếch. Ếch sống trên cạn ở nơi ẩm ướt.
  13. - HS trả lời: + Động vật sống trên cạn: con thỏ, con ngựa, chim bồ câu, con voi, con gấu. + Động vật sống dưới nước: con cá Bước 2: Làm việc cả lớp thu, con tôm, con cá chép. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết + Có môi trường sống trên cạn và quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét dưới nước, do đó có thể phân thành bổ sung. hai nhóm động vật: nhóm động vật Bước 3: Củng cố sống ở môi trường trên cạn và nhóm động vật sống ở môi trường dưới - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau trò chơi nước. này, nếu dựa vào môi trường sống của động vật, em rút ra có mấy nhóm động vật? Hoạt động 8: Vẽ một con vật và nơi sống của nó a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu cách phân loại - HS vẽ con vật theo ý thích. động vật theo môi trường sống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: Vẽ một con vật sống trên cạn hoặc dưới nước và nơi sống của chúng vào vở - HS trình bày, giới thiệu về bức vẽ. hoặc giấy A4. - GV mời một số HS lên bảng giới thiệu về bức vẽ của mình với cả lớp, nêu rõ con vật sống ở đâu, thuộc nhóm động vật sống trên cạn hay dưới nước.
  14. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu, nhận biết được một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật. - Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản vì sao cần phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. - Nhận biết được những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật. • So sánh, nhận ra được những việc làm không tốt hoặc tốt đối với môi trường sống của thực vật và động vật. 3. Phẩm chất - Biết cách bảo bệ môi trường sống của thực vật và động vật đồng thời biết chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  15. 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Thẻ hình và thẻ chữ về một số việc làm để bảo vệ môi trường của thực vật và động vật. - Bảng phụ, giấy A2. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiện và Xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 68 - HS trả lời: và trả lời câu hỏi: + Những con cá trong hồ đã chết. + Những con cá + Cá bị chết nhiều như vậy có thể vì trong hồ còn thiếu thức ăn cho cá, nhiệt độ nước sống hay đã quá nóng hoặc quá lạnh, nước trong chết? hồ bị nhiễm độc, + Hãy đoán xem vì sao cá bị chết nhiều như vậy? - GV dẫn dắt vấn đề: Nếu chỉ có một vài con cá chết nổi trên mặt hồ chúng ta có thể không cần
  16. lưu ý. Tuy nhiên, khi cá chết nhiều và đồng loạt thì chắc chắn môi trường sống của cá không đáp ứng được nhu cầu. Để cá sống khỏe mạnh thì môi trường sống của cá phải đảm bảo nước trong hồ sạch, không bị nhiễm các chất độc hại, đủ thức ăn và đủ khỉ trong lành để thở. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào. Chúng ta cùng vào Bài 12: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số hoạt động của con người a. Mục tiêu: - Kể được tên một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật. - Nêu được những hoạt động đó có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với môi trường sống của thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: + Quan sát các hình 1-4 SGK trang 69, nhận xét những việc làm của con người đã gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của thực vật và động vật?
  17. - HS hoàn thành bảng theo mẫu + Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 69. + Hoàn thành bảng theo mẫu sau : - HS chia sẽ kết quả với các bạn. Cả Thay đổi MTS nhóm góp ý, hoàn thiện cho nhau. Hình Việc Giải Tốt lên Xấu làm thích đi - HS trình bày kết quả Bước 2: Làm việc nhóm Thay đổi MTS - GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn về kết quả Hình Việc Giải của mình. Các bạn cùng nhóm góp ý và bổ làm thích Tốt Xấu sung, hoàn thiện. lên đi - Ghi chép kết quả vào giấy A2. Xả rác Rác thải Bước 3: Làm việc cả lớp bừa phân hủy 1 x - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết bãi tạo ra quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xuống nhiều xét, bổ sung. ao, hồ chất độc II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN, VẬN DỤNG hại Hoạt động 2: Kể tên một số việc con người Đi Lấy đi đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thuyền rác thải, thực vật, động vật ở nơi em sinh sống để vớt làm cho a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu về một số việc 2 rác x môi làm của con người đã làm ảnh hưởng đến môi trôi trường
  18. trường sống của thực vật, động vật. nổi sạch sẽ. b. Cách tiến hành: trong ao hồ Bước 1: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS: Mỗi thành viên trong Phá rừng nhóm kể tên một số việc làm của con người làm mất gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thực nơi sống, vât và động vật ở nơi em sống và ghi vào tờ nguồn giấy của mình. Mỗi bạn đọc kết quả của mình Chặt thức ăn của động và xem những việc làm nào trùng nhau. 3 phá x rừng vật sống Bước 2: Làm việc cả lớp bừa trong - GV tổ chức cho HS thành 2 nhóm lớn. Mỗi bãi rừng nhóm cử một nhóm trưởng. Cây - Hai HS xung phong làm trọng tài ghi điểm xanh cho hai đội. cung cấp - Lần lượt mỗi nhóm cử 1 bạn nói tên một việc thức ăn làm của con người làm ảnh hưởng đến môi cho động trường sống, sau đó lần lượt đến các bạn tiếp vật ăn theo. 4 Trồng x thực vật, cây - Cách cho điểm: mỗi một việc làm được tính 1 tạo điểm. Nhóm nào nói lại tên việc đã được nhắc không đến sẽ không được tính điểm. Trong một khí trong khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được lành. nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. - Một số việc làm của con người gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vât và động vật ở nơi em sống: xả rác bừa bãi xuống ao hồ, chặt phá rừng bừa bãi, TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
  19. - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật a. Mục tiêu: - Kể được một số ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật. - Kể được một số nhu cầu cần thiết của thực vật và động vật đối với môi trường sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn HS quan sát các Hình 1-6 SGK trang 70 và trả lời câu hỏi: - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. + Nhận xét về môi trường sống của thực vật, động vật trong các hình. + Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với thực vật và động vật khi sống trong môi trường như vậy? Vì sao? - GV hướng dẫn HS: + Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời, sau đó đổi lại. + HS hoàn thành bảng theo gợi ý sau: - HS hoàn thành bảng theo mẫu đã gợi ý. Hình Nhận xét về môi Dự đoán điều trường sống xảy ra
  20. 1 Bước 2: Làm việc cả lớp - HS trình bày kết quả: - GV mời một số cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc của mình. Mỗi cặp HS có thể Hình Nhận xét về Dự đoán điều trình bày kết quả làm việc với một hình, các môi trường xảy ra HS khác nhận xét, bổ sung. sống - Các nhóm khác lên trình bày kết quả làm việc 1 Rừng bị Nếu không của nhóm mình lần lượt đến hết 6 hình. cháy, chuột tìm được nơi - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: túi mất nơi sống mới phù sốn, đang hợp, chuột túi + Qua các hình đã được quan sát, em nhận chạy trốn vì có thể sẽ chết thấy thực vật, động vật cần môi trường cung cấp những gì để sống? ngạt khói vì ngạt thở, thiếu ăn + Nếu không được cung cấp các nhu cầu kể trên thì thực vật, động vật sẽ ra sao? 2 Nước trong Nếu nước cạn + Vì sao phải bảo vệ môi trường sống của thực ao hồ đang hết, cá sẽ chết vật, động vật? sắp bị cạn. vì ngạt thở. Cá khó thở - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK vì thiếu trang 71 để biết rác thải ở biển không chỉ làm không khí mất đi vẻ đẹp của biển mà còn làm cho động trong nước vật biển bị nhiễm độc hoặc chết nếu ăn phải. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Môi trường 3 Đất ruộng Cây lúa sẽ sống cung cấp nơi ở, thức ăn, nước uống cho lúa khô nứt chết vì không động vật, thực vật. Chúng ta cần bảo vệ môi nẻ vì hạn đủ nước nuôi trường sống của thực vật và động vật. hán cây II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN 4 Hạn hán làm Trâu có thể DỤNG đất khô cằn, chết vì không Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nếu, thì” cỏ không kiếm được mọc được thức ăn a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu về sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật, 5 Nước thải Nước thải động vật. của nhà máy chứa nhiều b. Cách tiến hành: thông qua chất độc hại. xử lí, đổ Khiến động
  21. Bước 1: Làm việc cá nhân thẳng ra ao vật, thực vật - GV yêu cầu HS đặt ra các câu “Nếu thì ” hồ. có thể bị chết theo cấu trúc: 6 Lũ lụt làm Cây bị ngập + Nếu một sự kiện/việc làm/hoạt động nào đó ngập cây cối lâu trong nước tác động đến môi trường sống. nhà cửa sẽ chết, rễ cây + Thì hậu quả hay kết quả của việc làm trên không thở tác động đến môi trường, thực vật, động vật. được. - HS trả lời: + Qua các hình đã được quan sát, em nhận thấy thực vật, động vật cần môi trường cung cấp nước, không khí, + Nếu không được cung cấp các nhu cầu kể trên thì thực vật, động vật có thể chết vì không có thức ăn, nước uống, không khí. Bước 2: Làm việc theo nhóm + Phải bảo vệ môi trường sống của - Chuẩn bị: HS đứng thành vòng tròn, các HS thực vật, động vật vì môi trường sống khác đứng cách nhau một sải tay; mỗi nhóm cung cấp nơi ở, thức ăn, nước uống cầm một quả bóng. cho động vật, thực vật. - Cách chơi: - HS chơi trò chơi: + HS 1 cầm bóng và nói: “Nếu ” vừa tung + Nếu rừng bị đốt làm nương thì thực bóng cho bạn tiếp theo. (Ví dụ: Nếu áo cạn vật bị chết, động vật bị mất nơi sống. nước). + Nếu nước thải đổ thẳng ra sống + HS 2 bắt được quả bóng sẽ phải nói “thì ” suối, thực vật, động vật sống ở sông (Ví dụ: thì cá trong ao sẽ chết). Tiếp theo HS2 suối có thể bị ngộ độc. tiếp tục vừa tung bóng cho bạn khác vừa nói “Nếu ” + Nếu vứt rác xuống ao, hồ thì thực vật, động vật sống ở ao, hồ có thể bị + Ai không bắt được bóng sẽ thua, ai bắt được ngộ độc. bóng nhưng nói câu “thì ” bị chậm thì tất cả cùng đếm 1,2,3 mà không trả lời được cũng sẽ + Nếu xả rác bừa bãi thì môi trường bị thua. sống bị ô nhiễm. Bước 3: Làm việc cả lớp + Nếu trời hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ, cỏ không mọc được thì cây cối - GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: Qua trò
  22. chơi, các em rút ra được điều gì? Vì sao phải không mọc được hoặc bị chết do bảo vệ môi trường sống của thực vật và động không đủ nước nuôi cây, trâu bò vật? không có cỏ để ăn. + Nếu lũ lụt thì cây cối có thể chết vì ngập lâu trong nước. + Nếu phun thuộc trừ sâu ở ruộng lúa, các động vật trong ruộng lúa có thể bị chêt vì ngộ độc. TIẾT 3 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Chơi trò chơi Ghép cặp a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số việc làm bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật và tác dụng của việc làm đó đối với môi trường sống. b. Cách tiến hành: - GV lần lượt treo các Hình a, b, c, d SGK trang - HS quan sát các hình. 72 lên bảng và cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong mỗi hình, con người đã làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giải thích nội dung các hình ở SGK trang 72:
  23. + Thẻ hình a: Thủy trúc sống thành bụi và có bộ rễ dày, có khả năng hấp thụ các chất độc hại, hút mùi khiến cho dòng nước trở nên sạch hơn. Chính nhờ đặc tính này mà người ta thường trồng thủy trúc thành bè trên các sông, hồ giúp làm sạch nước. + Thẻ hình b: Người ta thường trồng thông non ở các khu đồi, đất trống có khí hậu và đất đai phù hợp với cây thông. Sau này những nơi này sẽ trở thành các rừng thông, giúp không khí trong lành, đất không bị xói mòn, thu hút động vật đến sinh sống. + Thẻ hình c: Rừng ngập mặn có ở các vùng đất ngập nước ven biển, là nơi sống của nhiều động vật như cá sấu, chim, hươu, Rất nhiều loài chim di cư phụ thuộc vào rừng ngập mặn như sếu, bồ nông, Vì vậy, việc trồng rừng ngập mặn tạo ra môi trường sống tốt cho nhiều thực vật và thu hút động vật đến sinh sống. + Thẻ hình d: Sau mỗi buổi tham quan, chúng ta nên dọn rác, bỏ rác đúng nơi quy định để giữ sạch môi trường, giữ gìn vệ sinh cho mọi người. Bước 2: Làm việc nhóm - HS lắng nghe, thực hiện. - GV hướng dẫn HS đọc các thẻ chữ và ghép với hình đã quan sát cho phù hợp. - Dán vào giấy A2 các thẻ chữ và thẻ hình phù hợp cạnh nhau. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV gọi một số nhóm lên bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các HS khác - HS trình bày:
  24. nhận xét, bổ sung. Thẻ chữ Thẻ hình - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong thực tế, các em và mọi người xung quanh cần làm gì để 1 a bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? 2 c II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN 3 b DỤNG Hoạt động 6: Thực hành viết khẩu hiệu hoặc 4 d vẽ tranh của bản thân và chia sẻ với mọi - HS trả lời: Trong thực tế, em và mọi người xung quanh người xung quanh cần làm để bảo vệ a. Mục tiêu: Củng cố nhận biết các việc làm môi trường sống của thực vật và động bảo vệ môi trường của bản thân và chia sẻ với vậ: tham gia vệ sinh, giữ sạch môi mọi người xung quanh. trường; trông nhiều cây xanh; b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát các tranh vẽ và - HS quan sát tranh. các khẩu hiệu bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. - HS lựa chọn và vẽ khẩu hiệu cho - HS tự tìm tòi và lựa chọn chủ đề cho tranh mình. vẽ/khẩu hiệu của mình. - HS trình bày. - HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình. - GV mời một số HS giới thiệu tranh vẽ của lớp mình.
  25. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 13: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên. - Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Quan sát, đặt và trả lời được câu hỏi về môi trường sống của thực vật và động vật ngoài thiên nhiên. • Tìm hiểu, điều tra và mô tả được một số thực vật và động vật xung quanh. • Biết cách ghi chép khi quan sát và trình bày kết quả tham quan. 3. Phẩm chất - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. - Có ý thức gữ an toàn khi tiếp xúc với các cây và con vật ngoài thiên nhiên. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên
  26. - Giáo án. - Phiếu điều tra, các đồ dùng cần mang theo. - Giấy A0, A2. - Phiếu tự đánh giá. b. Đối với học sinh - SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (Tiết 1) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chuẩn bị đi tìm hiểu, điều tra a. Mục tiêu: - Nêu được một số đồ dùng cần mang khi đi tìm hiểu, điều tra môi trường sống của thực vật, động vật. - Biết được một số cách để thu thập thông tin khi đi tìm hiểu, điều tra thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - HS quan sát tranh.
  27. - GV yêu cầu HS quan sát hình các đồ dùng SGK trang 74 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị những gì khi đi tìm hiểu, điều tra về thực vật và động vật xung quanh? - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS trong mỗi nhóm cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: + Những đồ dùng nào cần mang khi đi tham quan? - HS trả lời: + Vai trò của những đồ dùng đó là gì? + Những đồ dùng cần mang khi đi Bước 3: Làm việc cả lớp tham quan: ba lô, sổ ghi chép, bình - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết nước, mũ, kính lúp, găng tay quả làm việc của nhóm. + Vai trò của những đồ dùng đó: bảo - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để bảo vệ vệ bản thân, sức khỏe (găng tay, mũ, môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta bình nước), đựng các vật dụng cần nên đựng nước và đồ ăn bằng vật dụng gì? thiết (ba lô), quan sát và ghi chép các - GV lưu ý HS đọc bảng “Hãy cẩn thận” SGK hiện tượng tự nhiên quan sát được trang 76. (kính lúp, sổ ghi chép). Hoạt động 2: Đưa ra một số cách và nội + Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác dung để thu thập thông tin về môi trường thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và sống của thực vật, động vật đồ ăn bằng cách: không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, dùng tối đa các đồ a. Mục tiêu: có thể tái sử dụng như chai, lọ, hộp - Kể được những cách thu thập thông tin về nhựa đựng thức ăn, giấy gói hoặc lá thực vật, động vật và môi trường sống của gói thức ăn, chúng. - Nêu được nội dung đi tìm hiểu, điều tra môi trường sống của thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.
  28. Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS trong mỗi nhóm cùng quan sát Hình 1, Hình 2 SGK trang 74, 75 và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong hình đã sử dụng cách nào để thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng? + Dựa vào mẫu Phiếu điều tra, hãy cho biết em cần tìm hiểu, điều tra những gì? - HS trình bày kết quả làm việc: Bước 2: Làm việc cả lớp + Cách thu thập thông tin về thực vật, Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của động vật và môi trường sống của nhóm: chúng: quan sát thực tế (sử dụng kính - Cách thu thập thông tin về thực vật, động vật lúp, ), phỏng vấn người thân, phỏng và môi trường sống của chúng? vấn người dân ở địa phương đó, phỏng vấn thầy cố giáo để thu thập thông - Em cần tìm hiểu, điều tra những gì? tin). - Em cần lưu ý gì khi đi tham quan? - Em cần tìm hiểu, điều tra về cây Bước 3: Củng cố cối/con vật; các thực vật, động vật - GV hướng dẫn HS: xung quanh chúng; môi trường sống của chúng. + Cách quan sát ngoài thiên nhiên: quan sát cây, con vật và môi trường sống. - Em cần lưu ý khi đi tham quan:
  29. + Cách ghi chép trong Phiếu quan sát: Ghi + Khi đi tham quan, đi theo nhóm và nhanh những điều quan sát được theo mẫu lắng nghe hướng dẫn của thầy, cô. phiếu và những điều chú ý mà em thích vào cột + Lưu ý giữ an toàn cho bản thân: “Nhận xét” của phiếu. không hái hoa, bẻ cành lá; không sờ - GV lưu ý HS: vào bất cứ con vật nào. + Tuân thủ theo nội quy, hướng dẫn của GV, - HS lắng nghe, tiếp thu/ nhóm trưởng. + Chú ý quan sát, chia sẻ, trao đổi với các bạn khi phát hiện ra những điều thú vị hoặc em chưa biết để cùng nhau tìm ra câu trả lời và chia sẻ những hiểu biết của mình với các bạn trong nhóm cũng như học hỏi được từ các bạn. + HS đựng nước vào bình nhựa, đồ ăn đựng trong hộp, hạn chế sử dụng nước uống đóng chai và đựng thức ăn bằng túi ni lông. + Cẩn thận khi tiếp xúc với các cây cối và con vật: không hái hoa, bẻ cành, lá, không sờ hay trêu chọc bất cứ con vật nào. TIẾT 2 – 3 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (tiết 2-3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Đi tìm hiểu, điều tra a. Mục tiêu: - Thực hành quan sát, tìm hiểu, điều tra thực
  30. vật, động vật và môi trường sống của chúng. - Biết cách tìm hiểu, điều tra, ghi chép theo mẫu phiếu. - Thực hiện nội quy khi tìm hiểu, điều tra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Chia nhóm - GV hướng dẫn HS chia thành từng nhóm, - HS tập hợp thành các nhóm. mỗi nhóm 4-6 HS, bầu nhóm trưởng, nhóm phó, giao nhiệm vụ cho từng thành viên. - GV hướng dẫn HS thực hiện nội quy theo - HS lắng nghe, thực hiện. nhóm. - GV hướng dẫn HS cách quan sát xung quanh: + Quan sát, nói tên cây, con vật sống trên cạn, mô tả môi trường sống của chúng. + Quan sát, nói tên cây, con vật sống dưới nước, mô tả môi trường sống của chúng. + Lưu ý HS quan sát những con vật có thể rất nhỏ ở dưới đám cỏ (con kiến, con cuốn chiếu, ), đến những con vật nép mình trong các tán lá cây (như bọ ngựa, bọ cánh cứng, ). Bước 2: Tổ chức tham quan - GV theo dõi các nhóm và điều chỉnh các - HS lắng nghe, tiếp thu.
  31. nhóm qua các nhóm trưởng và các nhóm phó. - GV nhắc nhở HS: + Giữ an toàn khi tiếp xúc với các cây cối và con vật; giữ gìn vệ sinh khi đi tìm hiểu, điều tra. + Đội mũ, nón. + Vứt rác đúng nơi quy định, TIẾT 4 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (tiết 4). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 4: Báo cáo kết quả a. Mục tiêu: - Biết làm báo cáo khi đi tìm hiểu, điều tra. - Trình bày kết quả báo cáo. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã quan - HS ghi kết quả vào báo cáo. sát thấy những gì? - GV yêu cầu HS ghi kết quả của mình vào báo cáo và hoàn thiện báo cáo theo mẫu Phiếu điều tra. Bước 2: Làm việc nhóm
  32. - GV yêu cầu HS: - HS lắng nghe, thực hiện. + Mỗi nhóm báo cáo về kết quả điều tra thực vậ, động vật sống ở môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. + Mỗi nhóm hoàn thành báo cáo vào giấy khổ A2 theo mẫu Phiếu điều tra và trình bày thêm hình ảnh, sơ đồ, theo sự sáng tạo của từng nhóm. GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện báo cáo theo mẫu, HS có thể sáng tạo, trình bày báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương những nhóm có sáng tạo đặc biệt. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn. - HS trình bày kết quả. - GV chọn ra nhóm làm tốt, tuyên dương, tổng kể buổi thực hành.
  33. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật: môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống. - Những việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vât, động vật. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Đóng vai xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. 3. Phẩm chất - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Phiếu tự đánh giá. b. Đối với học sinh - SGK.
  34. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật động vật theo môi trường sống a. Mục tiêu: - Hệ thông được nội dung đã học về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống. - Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu mỗi HS hoàn thành Phiếu học tập - HS hoàn thành Phiếu học tập theo sơ về chủ đề Thực vật và động vật theo sơ đồ Môi đồ. trường sống của Thực vật và động vật SGK trang 79.
  35. Bước 2: Làm việc nhóm - HS trao đổi, thảo luận theo nhóm. - GV yêu cầu từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79. - Các HS khác lắng nghe và đặt thêm câu hỏi. Bước 3: Làm việc cả lớp - HS trình bày. - GV cử hướng dẫn HS: Mỗi nhóm cử một HS giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79. - Các HS khác nhận xét, góp ý. Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm môi trường sông cho cây và con vật” a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về môi trường sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. - GV chia bộ ảnh các cây và các con vật cho mỗi nhóm. - HS quan sát hình, nhận ảnh các con vật, cây cối.
  36. - Mỗi nhóm có 2 tờ giấy A4, trên mỗi tờ giấy ghi tên môi trường sống trên cạn, môi trường sống dưới nước. - HS thảo luận theo nhóm, ghi đáp án Bước 2: Làm việc nhóm vào giấy A4. - GV yêu cầu HS đặt tranh/ảnh các cây, con vật vào tờ giấy ghi tên môi trường sống cho phù hợp. Bước 3: Làm việc cả lớp - HS trình bày: - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết + Môi trường sống trên cạn: con lợn, quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận cây hoa hồng, cây cà rốt, con hươu, xét, bổ sung. con trâu, cây phượng. + Con cá ngựa, con cá mực, con ốc, con ghẹ. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  37. Hoạt động 3: Xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. a. Mục tiêu: Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS: + Nhóm lẻ: Từng cá nhân quan sát Hình 1 - HS quan sát hình, thảo luận tình SGK trang 80, nhóm huống theo nhóm. thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 1: Một bạn HS trên đường đi học về gặp một bác đang vứt rác xuống ao, nếu là bạn trong hình thì em nên làm gì? + Nhóm chẵn: Từng cá nhân quan sát Hình 2 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí và đóng vai thể hiện - HS trình bày: cách xử lí. Tình huống + Nhóm lẻ - Tình huống 1: em sẽ 2: Bố hỏi mẹ và con gái: “Mình có nên phun khuyên bác không nên vứt rác bừa bãi thuốc diệt cỏ không nhỉ?”. Nếu là bạn gái như vậy, nên vứt đúng nơi quy định. Vì trong hình, em sẽ trả lời thế nào? như vứt bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi Bước 3: Làm việc cả lớp trường sống xung quanh, ảnh hưởng - GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên sức khỏe mọi người. bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. + Nhóm chẵn - Tình huống 2: em sẽ - HS khác và GV nhận xét, hoàn thiện cách xử góp ý với bối mẹ không nên phun lí tình huống của từng nhóm. thuốc diệt cỏ. Vì như vậy sẽ rất độc hại đồng thời làm ô nhiễm môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường đất.